Tư duy logic (P4: Kỹ thuật tạo liên kết)

3
15490
4.8/5 - (33 votes)

Bản chất logic bao gồm nhiều mắt xích mà trong đó ta quan tâm tới hai điểm sau:

– Mắt xích đó phải đúng vì nếu sai thì sai tất cả các ý liên quan tới nó.

– Các mắt xích gần nhau phải liên kết với nhau, mắt xích xa nhau liên kết với nhau bởi các mắt xích trung gian.

Đễ dễ hiểu chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể:

Giả sử như ta có mắt xích đầu tiên là Tắc đường tại đường Trường Chinh. Tạm liệt kê các nguyên nhân gây ra Tắc đường và các hậu quả của nó tạo ra các mắt xích phía trước và phía sau.

tu duy logic - p4 nguyen nhan tac duong

Đường Trường Chinh tắc do nhiều nguyên nhân, giả sử ta tìm được 4 nguyên nhân chính ở trên.Ta lấy “Cơ sở hạ tầng giao thông kém” làm mắt xích tiếp theo để phát triển các nguyên nhân và kết quả của nó.

tu duy logic - nguyen nhan ha tang gt kem

Trừ khi bạn và người bạn muốn trình bày đều là chuyên gia trong ngành giao thông còn lại nhiệm vụ đầu tiên là bạn sẽ phải làm rõ các khái niệm xuất hiện trong sơ đồ trên nếu không sẽ mỗi người hiểu một kiểu.

– Thế nào là “tắc đường”? Thế nào là “tai nạn giao thông”? Thế nào là “tiêu tốn xăng xe”? Thế nào là “người điều khiển giao thông”….

Một cái xe máy vấp phải viên sỏi ngã ra đường không xây xát gì đã gọi là tai nạn giao thông chưa?. Dòng xe vẫn di chuyển mặc dù vô cùng chậm thì đã gọi là “Tắc đường” chưa?

Như entry trước ta có đề cập tới là cùng một sự vật, hiện tượng A nhưng dưới góc nhìn chủ quan mỗi người nó có thể ra những thứ khác hẳn nhau. Vì vậy đây là lỗi đầu tiên mà ta hay mắc, chúng ta cãi nhau đúng sai ở một khái niệm mà cả hai bên đều không thống nhất, hay nói khác không thống nhất một cách hiểu.

 

Các mệnh đề sau là đúng hay sai:

“Cơ sở hạ tầng kém là nguyên nhân của tắc đường”

Sai. Vì cơ sở hạ tầng kém không phải là nguyên nhân duy nhất của tắc đường trong trường hợp này. Phát biểu đúng phải là “Cơ sở hạ tầng kém là một trong các nguyên nhân của tắc đường”.

tu duy logic - so dong tong the

“Không có tiền đầu tư là một trong các nguyên nhân của Tắc đường”

“Không có tiền đầu tư” là nguyên nhân của nguyên nhân của “Tắc đường”, nó không cùng cấp với “Ý thức của người tham gia giao thông kém”.

Các ý càng xa nhau càng liên kết yếu. Ví dụ mệnh đề sau rất vô lý “không có tiền đầu tư có thể gây ra tiêu tốn xăng xe”.

Đây là lỗi thường gặp trong quá trình tư duy. Ta không tìm đúng mắt xích ngay phía trước nó khiến cho các nguyên nhân không cùng cấp với nhau tạo ra sự lủng củng.

“Nguyên nhân của tắc đường là do một lượng xe lớn không thể di chuyển được”

Sai. Đây là lỗi ngược lại so với lỗi phía trên vì ta chỉ trình bày lại khái niệm tắc đường giống kiểu A là A. Lỗi này cũng là lỗi rất thường gặp khi ta chỉ ra nguyên nhân không đúng là nguyên nhân.

” Cơ sở hạ tầng kém có thể gây ra tai nạn giao thông mặt khác tai nạn giao thông lại gây ra tắc đường” có sự lủng củng trong logic ở đây.

Đây là tình huống rất thường gặp. Về nguyên tắc các ý trong cùng cấp phải độc lập với nhau ví dụ ” Cơ sở hạ tầng kém” và ” Ý thức người tham gia giao thống kém” là hai nguyên nhân độc lập, ta không thấy có sự chồng lấn nào về ý ở đây.

Tuy nhiên ta sẽ phải chấp nhận một sự chồng lấn tương đối giữa các ý; nếu trùng nhiều thì gộp vào thành một ý. Ta đang tìm giải pháp cho vấn đề “Tắc đường” nên sẽ không quan tâm tới các kết quả khác của nguyên nhân “Cơ sở hạ tầng kém”

 Làm sao để tìm ra các mắt xích?

Ta tìm các mắt xích thông qua việc trả lời các câu hỏi 5W1H : Why, What, Where, Who, When, How

tu duy logic - tac duong

 

 

 Tổng kết nguyên tắc tạo liên kết:

tu duy logic - tong ket quan he logic

Nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức là cụm từ rất thường gặp. Đây là công việc nhằm giúp cho đối tượng cần tác động hiểu được chân lý nhờ đó họ mới có hành xử đúng.

Nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ rừng là giúp người dân thấy được ích lợi của rừng, nhờ vậy họ sẽ không phá hoại rừng vì những lợi ích trước mắt sau đó sẽ phải trả giá cao hơn trong tương lai.

Nâng cao nhận thức của lái xe về an toàn giao thông, nâng cao nhận thức của bác sỹ về y đức, nâng cao nhận thức của nhân viên về tầm quan trọng của khách hàng, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.

Nâng cao nhận thức là gốc của nhiều vấn đề và cũng là phương thức khó khăn nhất. Bắt người ta thực hiện theo một lộ trình theo kiểu hành chính thì dễ nhưng kém hiệu quả. Bắt người ta tự hiểu để tự giác thực hiện thì rất khó nhưng lại hiệu quả lâu dài.

 

Cẩn thận với cách dùng từ

Trong giao tiếp chúng ta cần chú ý một số điểm về dùng từ sau:

1. Đối tượng của khái niệm không phải là toàn bộ ( không phải toàn bộ ngoại diên của khái niệm):

Một số, một vài, một ít, hầu hết, phần lớn, tất cả, rất nhiều, rất ít, toàn bộ, thỉnh thoảng, đôi khi,…

Ví dụ: “Một số chai nước mắm của nhãn hàng A qua kiểm dịch đã có một vài chai không đảm bảo chất lượng”

Câu này có xu hướng dẫn người đọc tới kết luận là toàn bộ hàng mang nhãn A đều không đảm bảo chất lượng.

Điểm khó khăn ở đây là không thể chứng minh được nếu không có thống kê vì vậy người viết có thể dùng từ thoải mái để định hướng người đọc tới ý muốn của anh ta.

Nếu tôi phát biểu rằng ” Hầu hết người Hà Nội đều không có thói quen xếp hàng”. Câu khẳng định này có đúng không? Muốn biết đúng hay sai thì phải thống kê toàn bộ dân Hà Nội, và phải làm rõ “hầu hết” ở đây chính xác là bao nhiêu người hay bao nhiêu %.

Từ đặc biệt trong thể loại này là từ “Các”. “Các” có nghĩa là bao nhiêu? có vẻ như là ngoại diên đầy đủ của khái niệm (Chu diên) nhưng mà cũng không hẳn.

Ví dụ:

“Các gia đình Hồng Kông mâu thuẫn nhau vì cuộc biểu tình”

Trong mệnh đề trên nếu “Các” hàm ý là toàn bộ ngoại diên của khái niệm “Gia đình hồng kông” thì chắc chắn là sai.

Nói chung chịu khó để ý ta sẽ thấy cách này được sử dụng rất phổ biến:

“Người dân chật vật xếp hàng tiêm vacxin dịch vụ” là tên một bài viết trên báo vnexpress. Từ “Người dân” ở đây rõ ràng không phải là toàn bộ chu diên của khái niệm “người dân”.

“Con trai của trùm ma túy sa lưới”; Do khái niệm “Trùm ma túy” không được định danh rõ nên tiêu đề trở nên mập mờ. Phải chăng tất cả con trai của tất cả trùm ma túy đều bị sa lưới?

 

2. Phủ định của phủ định:

Đây là lỗi trong logic làm cho người đọc bị rối.

Ví dụ:

– Không ai trong chúng ta là không có tình yêu quê hương đất nước

– Tôi cho rằng anh không phải là người không giỏi

– Mục tiêu của chúng ta sẽ không thể không đạt được.

 

3. Phủ định kép

– Nếu anh không đi chơi thì tôi cũng sẽ không đi chơi.

– Nếu như xe máy đó không có mặt ở đó thì tôi đã không đâm vào.

– Nếu trời không mưa thì tôi đã không đến trễ.

– Nếu Thị trường nhà đất không đóng băng thì tôi đã không bị chậm tiến độ xây dựng.

 

Câu này có ý đổ lỗi cho một sự kiện đã xảy ra. Thực tế rằng cho dù sự kiện đó có xảy ra thì chưa chắc vế sau đã xảy ra. Người nói không muốn khẳng định chắc chắn rằng nếu vế trước xảy ra thì vế sau sẽ xảy ra.

4. Sử dụng khái niệm thay thế

“NATO muốn làm lành với Nga
Tân tổng thư ký NATO hôm qua cho biết khối này muốn có mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga.”

Cùng một khái niệm khách quan nhưng mỗi ngôn ngữ thể hiện khác nhau. Ví dụ “con mèo” trong tiếng Việt gọi là “Con mèo”, Tiếng anh gọi là “Cat”. Nếu người dịch dịch “Cat” thành “con chó” và nếu người đọc không biết tiếng anh hoặc không được tiếp cận trực tiếp với từ “Cat” thì sẽ hiểu sai khái niệm.

Ngoài ra cùng một ngôn ngữ nhưng với cùng một sự vật/ hiện tượng lại có nhiều cách diễn đạt. Khái niệm “làm lành” có tương đương với “Có mối quan hệ mang tính xây dựng” không? Hay ngoại diên của hai khái niệm này có trùng nhau không ? Trong trường hợp này thường ta sẽ muốn tiếp cận từ tiếng anh gốc để không bị hiểu sai, chính vì vậy việc đọc một sách tiếng anh bao giờ cũng chuẩn hơn là đọc một cuốn sách dịch.

Comments

comments

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here