Tư duy logic (P3: Thoát khỏi mơ hồ)

10
11626

Khi nhắc tới “con mèo” bạn biết rõ nó là con gì vì bạn đã nhìn thấy nó rất nhiều lần, cả thực tế lẫn qua trung gian. Giờ nếu như bạn chưa bao giờ nhìn thấy con mèo, một người chỉ con mèo và nói với bạn đó là một giống chó. Bạn gán cụm từ “con chó” với một hình ảnh trong đầu về con vật đó. Lần sau ai đó hỏi bạn con đó là con gì, bạn sẽ nói đó là “con chó”.

Nếu như ai đó bảo con đó không phải là “con chó” bạn sẽ tranh cãi cho bằng được vì bạn “biết rõ ràng” đó là con chó.

tu duy logic - nhan thuc

Trong đầu chúng ta luôn tồn tại một cặp tương xứng giữa một cụm từ và một sự vật, sự kiện. Nhắc tới con mèo ta hình dung ra con mèo, nhắc tới con chó ta hình dung ra con chó, nhắc tới con rồng ta hình dung ra con rồng. Bạn chưa bao giờ nhìn thấy con rồng nhưng bạn đã từng nhìn ảnh một con rồng và người ta dùng danh từ “con rồng” để ám chỉ con vật đó.

Điều gì diễn ra nếu như bạn gán sai? vì rõ ràng là không phải cái gì bạn cũng trực tiếp trải nghiệm, rất nhiều thứ bạn biết được từ trung gian. Người châu âu sẽ cãi nhau với người châu á rằng con rồng (Dragon) trông như con khủng long và có cánh; người châu á sẽ cãi rằng nó phải giống như con rắn có sừng mới đúng.

Khi nhắc tới từ “Quản trị” trong đầu tôi hiện ra khái niệm về nó nhưng chưa chắc khái niệm của tôi đúng vì tôi cũng chỉ đọc nó ở một cuốn sách mà cuốn sách đó được viết bởi một người, có nghĩa nó rất chủ quan.

tu duy logic - nhan thuc the gioi

Điều rút ra ở đây là bạn đừng gắn chặt hiểu biết của bạn với một cái gì, rằng nó là chân lý. Xét về nguyên tắc, một vật là chính nó mà không phải là thứ khác. Một con mèo là một con mèo, con mèo không thể là con chó; có nghĩa là chân lý thì có một nhưng chủ quan thì có nhiều. Chủ quan mà bạn tiếp nhận chưa chắc đã đúng vì vậy phải hết sức cởi mở để tiến dần tới chân lý.

Con người luôn muốn tiến tới chân lý vì họ biết rằng cái mình đang có không phải là chân lý. Giống như các bài viết trên blog này, đó không phải là chân lý, tôi chỉ đang cố gắng tiến tới chân lý mà thôi. Mặc dù mong muốn như vậy tôi có thể đang xa rời chân lý mà không biết vì nếu biết tôi đã không làm.

Một thực tại khách quan đáng nhẽ là A thì bạn hiểu là B; hoặc bạn không có bất cứ khái niệm nào thì đó là sự mơ hồ. Càng nhiều thứ hiểu mơ hồ thì bạn càng xa rời chân lý, mọi thứ cứ mập mờ, giữa trắng và đen, giữa đúng và sai, giữa có và không có, giữa phải và trái, giữa những thứ nên làm và những thứ không nên làm. Càng mơ hồ ta càng bị các chủ thể khác chi phối.

Mơ hồ giống như việc ta đi trong bóng đêm, ta không thể quan sát bất cứ cái gì vì vậy ta dễ dàng vấp phải đồ vật; việc đi về hướng nào cũng như nhau vì mọi hướng là giống nhau. Thoát khỏi mơ hồ ta sẽ nhìn thấy rõ điểm muốn tới, nhìn rõ đồ đạc xung quanh để không bị vấp ngã.

 

Chúng ta tiếp nhận thông tin ngay cả chúng ta không muốn

Ở ví dụ đầu entry này một người chỉ cho bạn con mèo và bảo bạn đó là một giống chó.  Vì chưa bao giờ nhìn thấy con mèo nhưng bạn cũng không thể tin ngay được vì trong đầu bạn các giống chó hình như đều có một đặc điểm là lông cứng, mõm dài, trông cứng cáp. Con vật trước mắt bạn lông mềm và ẻo lả.

Bạn đưa thông tin này vào não với một suy nghĩ rằng điều này chưa chắc đã đúng. Tuy nhiên trí nhớ của bạn chỉ phân biệt Đúng và Sai; sau một thời gian nó chỉ còn nhớ mỗi một câu đó là Con vật có hình dạng như vậy là một giống chó.

Hàng ngày bạn đọc không biết bao nhiêu tin tức. Đừng tưởng rằng đọc chỉ với mục đích giải trí, nó sẽ định hình lên nhận thức của bạn. Bạn xem quảng cáo và cam đoan rằng mình chỉ xem cho biết mà không bao giờ mua. Nhưng trong đầu bạn đã định hình rằng một khó khăn nào đó đã được giải quyết rất tốt bởi một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Khi gặp khó khăn đó bạn sẽ mua sản phẩm/dịch vụ đó.

Trí não ta sẽ lấp đầy những khoảng trống

Nếu như bạn nhận thức rằng A là B thì trí não ta sẽ tìm mọi cách chứng minh rằng A là B mà bỏ qua các dữ kiện khác.

Nếu bạn có nhận thức rằng A là một sản phẩm tốt thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy những điểm tốt của A. Khi mới yêu bạn sẽ chỉ nhìn thấy mặt tốt của người yêu, ngay cả điểm xấu bạn cũng cho là tốt.

 

Bạn đang nhận thức thế giới như thế nào?

Khi nhắc tới Người Việt Nam bạn có nhận thức như thế nào?

Nhận thức 1: Người Việt nam có tính cẩu thả, hay chen lấn khi xếp hàng, vô tâm, keo kiệt, độc ác.

Nhận thức 2: Người Việt Nam là những người cần cù lao động, hay giúp đỡ người xung quan, thân thiện, ham học hỏi.

Khi nhắc tới Người giàu, bạn có nhận thức như thế nào?

Nhận thức 1: Người giàu là những người rất keo kiệt, hợm hĩnh, thích khoe của, luôn muốn trèo lên đầu người khác, họ làm giàu bằng những hành động bất chính.

Nhận thức 2: Người giàu là những người đã tạo dựng lên tài sản rất lớn bằng sự chăm chỉ và sáng tạo, họ tạo công ăn việc làm cho người xung quanh, họ giúp đất nước giàu hơn.

 

Nhận thức nào cũng có lý cả vì đúng hay sai phải được đặt trong một tình huống cụ thể. Nhận thức nào là tích cực sẽ giúp bạn tiến lên, nhận thức nào là tiêu cực sẽ kéo bạn xuống. Bạn đừng mong trở thành người giàu nếu như bạn có nhận thức tiêu cực về người giàu.

Nhận thức sẽ kéo theo hành động. Nếu bạn có nhận thức tích cực về người Việt Nam bạn sẽ hành xử tích cực. Nếu bạn nhận thức tiêu cực về người Việt Nam bạn sẽ hành xử tiêu cực vì bạn là một cá thể trong tập hợp đó.

Tại sao bạn nhận thức như vậy? có phải là bạn nghe người ta nói. Bạn sẽ bảo là Tôi vào viện toàn bị bác sĩ vòi tiền vì vậy ngành y tế rất tồi tệ, tôi có trải nghiệm thực tế để có nhận thức này. Nhưng một số ít trải nghiệm của bạn có đại diện được cho cả ngành y tế không? Cho dù bạn có trải nghiệm thì nhận thức đó cũng chưa chắc đã đúng.

 

4 quy luật của logic hình thức để ta tránh bị mâu thuẫn logic

1. A đồng nhất với A  trong khách quan: A không phải là A chẳng qua là do qua góc nhìn chủ quan của chủ thể.

2. A không thể vừa là A vừa là phủ định của A: ” Học sinh A lớp tôi học giỏi toàn diện tất cả các môn, tuy nhiên có môn ngoại ngữ thì lại kém nhất lớp” hay ” Bạn rất xuất sắc tuy nhiên hầu hết trường hợp bạn lại không xuất sắc”

3. A là chân thực hoặc không chân thực, không có trạng thái ở giữa. “Ý của bạn vừa đúng vừa sai”.

4. A chỉ chân thực khi có đầy đủ căn cứ xác định A là chân lý

Bức ảnh dưới chụp về  cảnh giảng đường đại học môn Vật lý đại cương:

Bạn thấy thế nào:

– Thực trạng giáo dục thật tồi tệ.

– Sinh viên không thích học vật lý cơ bản, nền tảng của khoa học kỹ thuật. Đất nước ta sẽ đi về đâu đây?

– Giáo viên kém nên không truyền được cảm hứng cho học sinh.

– Lớp học còn nhiều chỗ trống chứng tỏ rất nhiều sinh viên trốn tiết chơi điện tử, hút chích. Những người chủ của đất nước tương lai thật chán, VN ta hết cơ hội rồi chẳng bao giờ có thể bằng…Lào.

– Đây là thực trạng chung của người dân VN, mọi người đều chán nản, uể oải.

– Lý do tại sao năng suất lao động của VN chỉ bằng 1/15 Singapore.

Thực ra đây chỉ là bức ảnh đăng trên vnexpress về việc thí sinh thi vào trường đại học y đang tranh thủ nghỉ ngơi giữa hai môn thi.

Comments

comments

10 COMMENTS

  1. Khi nhìn nhận một sự việc, đầu óc con người phần lớn đều nhìn nhận mang tính chất chủ quan như trên. Ví dụ 1 cái cốc chứa nước, người lạc quan cho rằng, à cái cốc còn nước uống, người bi quan cho rằng, hình như cái cốc đã bị ai uống mất 1 phần nước, người lạc quan và lý tính cho rằng, ồ cái cốc còn khoảng 40% nước, người bi quan và lý tính cho rằng ôi, cái cốc đã bị uống mất 60% nước. Còn tôi nghĩ là Dũng sẽ nhìn nhận, cái cốc này không thủng và cái cốc còn chứa một lượng nước nhất định, có thể ai đó đã cho nước vào đó để làm gì đó. 😀

  2. Anh ơi, trong bài anh có dẫn là
    “A là chân thực hoặc không chân thực, không có trạng thái ở giữa.”

    quy luật này nó có hữu ích trong tình yêu không anh?

    • Dear em;
      em hỏi vui quá. lấy ví dụ như việc làm sao biết được anh A có yêu chị B hay không?

      Chị B đánh giá anh A có yêu mình hay không thông qua chủ quan. Cô ý quan sát cách đối xử của anh ta với mình để phán đoán.
      Đứng ở góc độ anh A là khách quan so với cô B. Việc Anh A có yêu cô B hay không thì anh A là người nắm rõ nhất. Nhưng không phải là nắm chính xác nhất, có khi anh ta chỉ ngộ nhận. Nhìn thấy nốt ruồi xinh xinh và suốt ngày tơ tưởng tới nó rồi nghĩ rằng mình đang nhung nhớ và hình như đã yêu.

      Thực tế thì việc anh A có yêu cô B hay không chỉ có “có” hoặc “không” đó là chân lý. Nhận thức của anh A và cô B có thể đã là chân lý hoặc không. Cả anh A và cô B đều có thể đang ngộ nhận.

      he he 😛
      V.D

      • Câu hỏi đặt ra: Làm sao để cô B tiến tới được chân lý, biết chính xác được rằng anh A có yêu mình hay không? Chỉ có cách là cô ý phải phân tích với cái đầu lý trí cùng cảm nhận mang tính cảm xúc. Cô ý liên tục tìm tòi thì sẽ tiến dần tới chân lý. Ngược lại nếu cô ý kết luận ngay rằng anh A yêu cô ý và không để ý phân tích tới hành vi của anh ý nữa thì có thể may mắn cô ý đã đúng và cũng có thể cô ý đã sai; xác suất đúng chắc ít hơn sai.

  3. Anh ơi, dựa vào đâu mà anh đã viết là “Trí não ta sẽ lấp đầy những khoảng trống

    Nếu như bạn nhận thức rằng A là B thì trí não ta sẽ tìm mọi cách chứng minh rằng A là B mà bỏ qua các dữ kiện khác.

    Nếu bạn có nhận thức rằng A là một sản phẩm tốt thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy những điểm tốt của A. Khi mới yêu bạn sẽ chỉ nhìn thấy mặt tốt của người yêu, ngay cả điểm xấu bạn cũng cho là tốt “

    • Dear em;
      Khi chúng ta quay video một hình ảnh thì về thực tế là có vô số khung hình nhưng camera chỉ ghi 24 khung hình là đủ. Mắt ta nhìn đoạn video đó chỉ nhìn 24 khung hình/giây là cảm thấy mượt mà như thực. Mắt đã tự lấp đầy những khoảng trống (vô số khung – 24 khung). Nếu có một khung hình nào đó xen giữa thì ta cũng không thể cảm nhận được.
      Tương tự với việc khác khi chúng ta tin rằng một cái gì đó là tốt thì ta sẽ chỉ tập trung nhìn thấy điểm tốt (mặc dù rằng điểm xấu vẫn có). Ngược lại khi tin rằng một cái gì đó là xấu thì chỉ tập trung nhìn vào điểm xấu.
      Anh nghĩ rằng em có thể tự mình cảm nhận được thôi.
      anh V.D

  4. Anh đã đọc “Chiến quốc tung hoành-Thế cục quỷ cốc tử “chưa? Nếu anh đã đọc rồi Anh viết một vài bài viết về cảm nhận của Anh được không? Nó rất là hay, ẩn chứa nhiều tư tưởng đồng điệu với anh

Leave a Reply to Yên Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here