Tư duy logic (P10: Nền tảng của lập trình ngôn ngữ tư duy)

5
8822

Trong entry phần 9 chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Ta là ai ? “. Câu hỏi của entry này là “Làm sao bạn biết bạn đã tồn tại trong quá khứ và trong hiện tại?”

Làm sao bạn biết rằng bạn đã sống vào ngày hôm qua? Câu hỏi nghe rất kỳ cục nhưng mà nếu ai đó hỏi bạn bất ngờ bạn sẽ khó trả lời vì nó quá hiển nhiên đối với bạn. Câu trả lời đó là ký ức của ta về ngày hôm qua giúp ta biết rằng ta tồn tại vào ngày hôm qua.

Nhưng ký ức của một tháng trước bạn không hề nhớ,  tại sao bạn vẫn biết mình có sống vào một tháng trước? Vì bạn có ký ức của thời điểm trước đó. Nếu như bạn tồn tại tại điểm A trong quá khứ cho tới hiện tại B thì rõ ràng bạn có sống trong khoảng A tới B cho dù bạn không còn nhớ gì cả.

Dựa vào ngày tháng năm sinh của bạn, bạn biết rằng giữa thời điểm đó cho tới bây giờ bạn có tồn tại cho dù ký ức của bạn quãng đời vừa qua chỉ là các chấm nhỏ.

tu duy logic - p10 ton tai

Theo bạn có kiếp trước không? Cho dù câu trả lời là có hay không thì nó chẳng có chút ý nghĩa nào cả. Lý do là nếu như ta không có một tí ký ức nào của kiếp trước thì rõ là ta nhận thức rằng ta không tồn tại ở kiếp trước. Nếu có kiếp sau mà kiếp sau bạn không nhớ gì về kiếp này thì đó là một người hoàn toàn khác rồi, đó không phải là bạn.

Bây giờ hãy thử tưởng tượng trong quá khứ bạn có một khoảng thời gian từ điểm A tới điểm B vô cùng tồi tệ. Có phép màu nào đó khiến bạn quên quãng thời gian AB đi thì bạn sẽ không biết mình đã có khoảng thời gian tồi tệ đó, dường như mọi thứ đều tốt đẹp.

Ngược lại bạn có thể tưởng tượng ra rằng trong quá khứ bạn đã có một tháng nghỉ dưỡng trên đảo Mandives xinh đẹp. Bạn hình thành trải nghiệm thật chân thật: mắt bạn đã nhìn thấy mầu xanh của biển, không gian tĩnh lặng với tiếng gió xì xào, nước biển thật trong vắt, từng làn gió mát mơn man trên da bạn. Bạn chạy trên cát, nằm trên võng; thậm chí buổi tối ngày thứ hai bạn còn nặn xuống biển bắt cá mập.

Maldives Island by luxuryplaces (7)

Lặp đi lặp lại rồi một lúc nào đó bạn cho là đúng là mình đã từng có một tháng ở Mandives thật. Mỗi lần nghĩ về kỳ nghỉ này bạn lại thấy thư giãn, thấy mình đã biết hưởng thụ cuộc sống.

Nghe rất kỳ cục nhưng có phải là giờ đây mỗi lần nghĩ một trải nghiệm nào đó trong quá khứ bạn lại thấy như là mình đang sống ở đó. Hồi tưởng một lúc bạn có cảm xúc vui hay buồn tương ứng. Bạn có thể tự sáng tác quá khứ của bạn.

Bạn có thể biến quá khứ đầy đau thương của bạn thành một quá khứ huy hoàng.

 

Điều gì hình thành nên ta ?

1.Ta có ký ức về trải nghiệm trong quá khứ và

2.Tập hợp tính cách ta trong hiện tại và tất nhiên là

3. Thể xác của ta ở hiện tại nữa.

Nếu bây giờ 2 yếu tố đầu thay thế thành 2 yếu tố hoàn toàn mới thì ta có còn là ta nữa không? Đó là điều đã xảy ra ở phim Jessabelle, thể xác không thay đổi nhưng trải nghiệm + tính cách thay đổi vì vậy trở thành một người hoàn toàn khác.

entry đầu tiên của chủ đề hoàn thiện tính cách, chúng ta biết rằng tính cách bản chất là phản ứng của ta trước khách quan bên ngoài. Các phản ứng mang tính lặp đi lặp lại giống nhau với những hoàn cảnh giống nhau (thói quen).

Tính cách hình thành từ bẩm sinh nhưng cũng có nhiều tính cách hình thành từ trải nghiệm sống nào đó trong quá khứ. Giả sử một tính cách là X được hình thành từ trải nghiệm Y trong quá khứ. Nếu như ta thay Y bằng một trải nghiệm Y’ thì tính cách X sẽ thay đổi.

Việc thay Y thành Y’ hoàn toàn có thể làm được chỉ bằng việc nghĩ lặp đi lặp lại. Việc này cũng giống như là thay đổi lịch sử. Ta có thể thay đổi lịch sử thông qua việc thay đổi sách lịch sử. Mọi người sẽ có ký ức về lịch sử khác hoàn toàn so với thực tế. Đó là lý do các nước phản đối khi Nhật thay đổi sách lịch sử của họ về thế chiến thứ II.

Câu hỏi tiếp theo: Làm sao bạn nhận ra mình trong một bức ảnh chụp nhiều người? Bạn nhận thức về khuôn mặt và cơ thể mình thông qua gương và thông qua ảnh chụp, video.

Giờ đây nếu như có một cái gương nào đó cho hình ảnh trong gương khác hẳn bạn. Thêm điều kiện nữa là bạn không có ký ức nào về khuôn mặt, cơ thể của bạn trong quá khứ. Sau khoảng một vài lần soi gương bạn có nhận thức về khuôn mặt bạn khác hẳn với thực tế. Giờ đây bạn sẽ không thể nhận ra mình trong các bức ảnh chụp trong quá khứ nữa.

Nếu một người bị cấm soi gương, xem ảnh, video của mình trong khoảng thời gian đủ dài thì họ sẽ quên khuôn mặt, hình dáng của chính họ.

Nếu một người quên nhận thức về thể xác, quên trải nghiệm trong quá khứ thì họ có còn là họ nữa không ?

Bạn có thể xóa mụn trên mặt chỉ bằng cách kiếm một cái gương mà cái gương đó tự động xóa mụn. 🙂

 

Dông dài như vậy để bạn thấy rằng sự tồn tại của ta rất tương đối. Nó chính là cơ sở của Ngôn ngữ lập trình tư duy. Bạn có thể học cư xử và suy nghĩ như một người thành đạt. Điều này dần dần trở thành trải nghiệm trong quá khứ của bạn. Trải nghiệm sinh ra tính cách. Tính cách dẫn tới hành động. Và hành động dẫn tới thành công.

 

Trong tương lai người ta có thể tạo ra một cái máy nào đó khiến thay đổi ký ức của con người. Chắc là vậy.

Thực ra câu hỏi “Ta bao gồm những gì?” rất phức tạp. Chúng ta khác con vật ở khả năng tự ý thức. Chúng ta ý thức được mỗi hành động của chúng ta. Con vật thì không tự ý thức được, hành động của chúng là theo bản năng hình thành từ nguyên tắc tự đào thải trong suốt quá trình tiến hóa giống loài.

Suy nghĩ của chúng ta hình thành từ các phản ứng hóa học giữa các neuron thần kinh. Nhưng khi chúng ta mô phỏng đúng những gì diễn ra trong bộ não thì ta không tạo được một trí tuệ nhân tạo nào cả.  Làm sao trong hàng tỷ tỷ loài trên trái đất chỉ có duy nhất vượn người có thể trở thành một sinh vật có ý thức? Liệu nếu con người diệt vong bởi một thảm họa thì một tỷ năm sau loài nào sẽ trở thành sinh vật có ý thức? Liệu loài đó vẫn có hình dạng như chúng ta ngày nay?

Nếu chúng ta mất hoàn toàn dữ liệu ở thời điểm hiện tại trở về trước thì chúng ta vẫn cứ cảm nhận được sự tồn tại của mình vì thời gian trôi đi liên tục. Bất cứ một hành động nào của bạn ngay lập tức nó sẽ trở thành quá khứ và bạn thấy sự tồn tại của mình từ lúc bạn quên tất tần tật tới lúc bạn nghĩ về sự tồn tại của mình.

Comments

comments

5 COMMENTS

  1. Tự nhiên làm mình nghĩ tới một câu hỏi khi đọc chương này. Có rất nhiều câu hỏi triết học mà khoa học vẫn không thể giải thích hoặc giải thích không triệt để được từ sự xh của vũ trụ cho tới sự xh của con người. Hay thậm chí câu hỏi đặt ra là thế giới này có phải là giả lập hay không? Hay cũng là sản phẩm của cái gì (ai) đó?
    Câu hỏi mình nghĩ khi đọc là: Giả định theo đạo phật thì số kiếp là luân hồi sẽ có tiền kiếp hậu kiếp, vậy thì linh hồn sẽ được luân chuyển qua kiếp này sang kiếp khác? Vậy cái gì tạo ra linh hồn? Linh hồn có trước hay thể xác có trước?.. Nếu giả định ban đầu là sai thì tất nhiên tất cả các câu hỏi sau đó cũng sai. Chắc giờ cũng khó để chứng minh giả định ban đầu nên nó chỉ là giả định

  2. Dear Anh Dũng,

    Tôi thực sự thich thu voi nhung bai viet cua anh. Hy vong mot ngay nao do co co hoi gap go, tro chuyen.

    Truong An

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here