Triết học phật giáo (P5: Sống với vô ngã)

14
8080

Có 3 tiêu chí để xét một giáo lý, một diễn giải,.. là chánh pháp hay không đó là  Khổ, Vô thường và Vô ngã; thường được gọi là Tam pháp ấn. 6 cõi luân hồi đều có những cái khổ riêng, muốn thoát khổ phải thoát khỏi vòng luân hồi để đạt tới niết bàn, thành phật. Vì vậy mục tiêu mà đạo phật hướng tới đó là diệt khổ.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra khổ đó ham muốn sở hữu và cái tôi quá lớn. Vô thường bảo rằng mọi thứ đều có sinh có diệt, đều biến đổi vì vâỵ đừng ham muốn sở hữu cái gì. Càng không ham muốn sở hữu bạn càng cảm thấy thoải mái.

Ví dụ nếu bạn sở hữu một cái xe sang rất đẹp bạn sẽ lo nghĩ về nó, liệu để ngoài đường có bị mất không, có bị người ta lấy không? Chỉ cần xe bị xước một tí là bạn tiếc vài ngày. Càng có nhiều tài sản bạn càng lo nó bị người ta lấy đi, ăn không ngon ngủ không yên.

11193297-010

Để diệt cái tôi quá lớn, đạo phật bảo rằng ta không có Bản ngã. Cái tôi mà ta có chỉ là ngũ uẩn bao gồm các giác quan ta cảm nhận, các ý niệm phát sinh căn cứ vào các thông tin từ giác quan.

Quả thật có phải là điều khiến chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang tồn tại là những thứ chúng ta đang chạm vào  (xúc giác), cái chúng ta nhìn thấy (thị giác), những âm thanh chúng ta nghe thấy (thính giác), những mùi vị (khứu giác, vị giác),..

Giả sử như chúng ta mất hết các giác quan thì chúng ta thậm chí còn không xác định được là chúng ta có một thân xác. Lúc đó thứ còn lại là tâm thức, những luồng suy nghĩ sinh rồi mất liên tục. Giả sử như tâm thức cũng mất đi thì chúng ta không còn thấy sự tồn tại của mình nữa.

Chỉ mất một vài ngày là toàn bộ các tế bào cơ thể ta đã được thay thế bằng các tế bào mới. Nhưng tại sao chúng ta vẫn cảm thấy tính liên tục của thời gian; chúng ta phải là một cái gì đó khác chứ không phải là thân xác vật lý này cùng với tâm thức của nó. Thân xác này chỉ là nơi trú ngụ của một thứ huyền diệu hơn, đó là Linh hồn.

Ta không có bản ngã, ta Vô ngã. Nếu ai đó chửi ta thì ta cũng không lấy đó làm tức giận, nếu ai đó khen ta thì ta cũng không lấy đó làm tự mãn. Người nào bản ngã càng lớn thì người đó càng khổ, chỉ cần người ta gặp mình không chào đã thấy bất mãn, chỉ cần người ta nhìn mình mình đã suy diễn là nó khinh mình, bất cứ ai làm trái ý ta cũng đều làm ta tức giận. Người nào càng giàu, chức vụ càng cao thường bản ngã càng lớn. Nhưng khi những người đó đạt tới một cấp nào đó thì họ sẽ cảm nhận được vô thường và vô ngã, lúc đó họ cảm nhận được nguyên lý chúng sinh bình đẳng và cư xử với mọi người đều với thái độ tôn trọng không phân biệt cấp bậc, giàu ngèo.

Tuy nhiên thế nó chửi mình mà mình không giận thì có đáng mặt anh hùng không? Thực ra việc diệt trừ ngã để giúp cho chúng ta không rơi vào trạng thái cảm xúc bị kích thích, khi vào trạng thái này ta thường suy diễn, khuếch đại làm trầm trọng thêm vấn đề. Khi đó hành động của ta thiếu lý trí và mắc nhiều sai lầm. Ở trạng thái tâm tĩnh lặng ta sẽ có những suy nghĩ, lời nói, hành động có lý trí hơn rất nhiều.

Khi đứng trước một vấn đề ví dụ như học hỏi, thảo luận thường ta sẽ đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngờ, đánh giá; cái tôi càng cao thì giống như cốc nước đầy chẳng học hỏi được gì, chẳng nghe được gì. Giảm cái tôi xuống sẽ giúp cốc nước vơi đi để bạn có thể tiếp thu học hỏi và làm việc nhóm chất lượng hơn.

dauuukhoo

Để thoát khỏi vòng luân hồi, chúng sinh đầu tiên phải có nhận thức về Khổ, Vô thường và Vô ngã. Khi không có nhận thức đó thì cũng không có mong muốn giải thoát, đó gọi là vô minh. Khi bắt đầu có nhận thức rằng cuộc sống này là khổ, cõi nào cũng khổ thì chúng sinh bắt đầu tu tập để thoát khỏi luân hồi. Quá trình tu tập kéo dài trong nhiều kiếp mà trong đó kiếp người là kiếp thuận lợi nhất cho việc tu tập.

Mặc dù triết lý thoát khổ không quá khó hiểu nhưng để áp dụng nó thật quả là không dễ dàng gì. Tất cả nhu cầu của con người đều xoay quang Vật chất và Tinh thần. Từ bỏ ham muốn sở hữu là từ bỏ nhu cầu vật chất; từ bỏ bản ngã là từ bỏ nhu cầu tinh thần.

Các câu hỏi siêu hình

1. Nếu đã không có ngã thì chủ thể tạo nghiệp và chủ thể thọ nghiệp là khác nhau?

2. Nếu có linh hồn chuyển qua các kiếp thì linh hồn chẳng phải ngã là gì? Và linh hồn có thường không, có nghĩa là nó có bị diệt không?

3. Niết bàn nơi mà chúng sinh cố gắng tu tập để tới đó có phải là một cõi cụ thể không?hữu hình hay vô hình?

4. Nếu mọi thứ đều vô thường thì thế giới này có thường không? có nghĩa là tới lúc nào đó nó có bị diệt không?

5. Thế giới là hữu hạn hay vô hạn?

Comments

comments

14 COMMENTS

  1. 1 Vô ngã nó là cả hai ví dụ vừa là sắc vừa là không, hai chủ thể ngủ uẩn liên hệ nhân quả theo duyên khởi sinh diệt.
    2 Không có linh hồn bất diệt, nó chỉ là tưởng mất đi khi sắc mất (theo PGNT) hoặc chỉ nương theo duyên khởi để biến đổi (theo PGĐT). Nó cũng vô thường.

    • Niết bàn xuất phát từ triết lý của PGĐT nó được xem như một nơi đặc biệt vì thoát khỏi vô thường, vô ngã, khổ. Triết lý PGNT không có khái niệm này mà chỉ dừng lại ở việc tu tập để giải thoát khỏi vô thường, vô ngã và khổ. Từ đây ta thấy có sự lý giải dẫn đến triết lý về Vô ngã khác nhau của 2 nhánh Phật giáo.

    • 4 Thế giới hay bất cứ sự việc nào cũng Vô thường, thế giới của chúng ta cũng vậy. Hãy lạc quan và chuẩn bị tinh thần để ứng phó các sự việc xảy ra theo quy luật nhân quả vd: thiên tai sẽ khắc nghiệt hơn nếu trái đất ấm lên, ..
      5 Triết lý đạo Phật không đề cập đến sự hữu hạn hay vô hạn của thế giới mà chỉ hướng đến việc giải thoát khỏi sự đau khổ. Các lý luận sau này dựa trên triết lý của đạo Phật luận bàn có hằng hà vô số thế giới (thế giới vô hạn) hay vô thủy vô chung (lúc vô hạn lúc giới hạn không đầu không cuối, là vòng lặp mãi mãi ) cũng có cái hay và lý lẽ biện chứng khoa học nhưng không giúp nhiều cho việc tu tập đạo Phật

    • Nếu đã phân biệt PGNT và PGĐT thì nên dùng đúng từ theo kinh gốc Pali và kinh Đại Thừa của Trung Hoa.
      Theo kinh tang Pali: Tam pháp ấn gồm Vô thường – Dukkha (vì chữ Khổ không diễn giải đủ ý nghĩa của chữ Dukkha – và Phi Ngã
      Theo Kinh Đại Thừa Trung Hoa là: Vô thường – Vô Ngã (Phủ định sự tồn tại của Ngã là không hợp lý – vì Ngã nó tồn tại dù ta có muốn hay không – đó là 1 sự thật không thể phủ nhận) – Khổ
      Các kinh điển do các Phật tử – Nhà nghiên cứu Triết học Phật giáo Châu Âu họ dịch từ Ngũ bộ Kinh – Tiếng Pali theo quan điểm giữ nguyên ngữ nghĩa gốc, không bị ảnh hưởng của nền Văn hóa và chính trị tác động.
      Anh dungsiso và các bạn có thể tham khảo Ngũ bộ kinh Nikayas của Phật giáo Nguyên thủy đã được các Phật tử dịch ra tiếng Việt.
      Vài lời không thể nói hết ý. Sai sót nếu có xin được bỏ qua.

        • Hi anh Dũng,
          Em là người không đạo. Em cũng như anh, thích tím hiểu nhiều vấn đề qua sách vở, bài viết. Thú thật trong các vấn đề thì em đặc biệt quan tâm tới các di sản Lý luận của Phật giáo Nguyên Thủy – được dich từ Kinh tang Pali (được truyền khẩu lại 500 năm sau khi Phật nhập diệt – bộ Kinh này sau 500 năm, mặc dù không biết đã sai biệt bao nhiêu phần so với những gì khi Phật còn sống đã truyền đạt nhưng chắc cũng không sai lêch nhiều so với bộ kinh tạng A hàm của Phật giáo đại thừa và các bộ kinh dịch hoặc sáng tác thêm của Phật giáo đại thừa Trung Quốc).
          Căn cứ các bài viết của anh về Phật học thì em đoán anh đọc hoặc tìm hiểu từ Kinh điển của Phật giáo đại thừa Trung Quốc du nhập qua VN ta trong 1000 năm đô hộ.
          Lời dạy của Phật quá cô đọng nên một số vấn đề có nhiều cách hiểu, mà hiện tại Phật không còn nên thế hệ sau này không biết hỏi ai để kiểm chứng.
          Hiểu sai sẽ dẫn tới thực hành sai, như trong Kinh Dụ ngôn người bắt rắn – Đức Phật đã nói
          “Hiểu rõ chánh pháp, suy tư chánh pháp, thực tập chánh pháp, ứng dụng chánh pháp vào trong cuộc sống. Nếu các đệ tử có chỗ không hiểu câu kinh kệ nào thì tại nơi đây hãy hỏi Như Lai hoặc người giỏi pháp, ta sẽ giảng giải một cách thấu đáo.”
          Giơ người đã không còn, hiểu đúng hay hiểu sai phải do tuệ của mỗi người.
          Anh Dũng có thời gian thì tìm hiểu thêm để xem lai các entry mình đã viết về Cơ bản Phật học giữa Nguyên Thủy và Đại Thừa Trung Hoa như thế nào nhé.

          Vài dòng tâm tư.

          • Hi em;
            Anh tìm hiểu chủ yếu để biết những thứ cơ bản thôi. Anh nghĩ muốn hiểu sâu đòi hỏi nhiều thời gian và tâm tư mà chắc chỉ những người theo đạo phật mới có thể đủ kiên nhẫn nghiên cứu được.
            cảm ơn em đã comment
            VD

  2. bài viết a hay quá!
    nhưng a VD có thể chỉ ra các cách để tu tập khi đang ở kiếp người, giữa chốn xô bồ, đầy ham muốn này được không?!
    nếu tâm hướng phật, muốn hướng tới cõi niết bàn nơi Phật. nhưng bản thân vẫn muốn làm kinh tế, nhu cầu muốn có 1 cs viên miễn như bao người khác thì sao anh?!
    thanks a Việt Dũng

    • Dear em;
      anh chỉ quan tâm tới lĩnh vực này chứ thực sự không phải là người của phật giáo hay có ý định tu tập. Thế giới càng hiện đại thì càng có nhiều nhu cầu để con người hướng tới và vì vậy nếu muốn tu tập chỉ có cách lên đỉnh núi heo hút, ở TP không làm được, chỉ có thể điều chỉnh hành vi hướng thiện mà thôi.
      thanks.

      • Theo em thì chính quá trình chú ý điều chỉnh hành vi theo đúng tinh thần Phật giáo trong cuộc sống đời thường cũng đã là một con đường tu ạ. Khi quá trình đó tích đủ về lượng sẽ có sự chuyển biến về chất, hay chuyển tâm, con người sẽ bước chân lên con đường tìm Đạo thực sự.
        Cảm ơn anh về tất cả những chia sẻ bổ ích.

Leave a Reply to Độc giả Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here