Tiền là gì? (P3)

6
6825

7. Đảm bảo cho tiền giấy
Như entry trước ta thấy là khi người ta phát minh ra tiền giấy thì người ta phải có một thứ gì đó giá trị để đảm bảo cho tiền giấy đó. Đảm bảo bằng vàng thì là bản vị vàng, đảm bảo bảo bằng bạc thì là bản vị bạc….Nếu tiền giấy không có thứ gì đảm bảo thì rồi sẽ có lúc nó chỉ là mớ giấy vụn và người dân sẽ bị tước toàn bộ công cụ trong tay để đảm bảo cho tài sản của họ.

Một đồng tiền có phạm vi trong quốc gia phát hành nhưng đôi khi có thể sử dụng ở các quốc gia khác khi người dân tin tưởng rằng đồng tiền đó được đảm bảo chắc chắn, không bao giờ bị giảm giá trị. Lấy ví dụ như ở Việt Nam, ta có thể dùng tiền mặt đô la Mỹ ở khắp các cửa hàng nhưng dùng đồng bạt thái thì lại không dùng được. Đồng tiền có phạm vi toàn cầu như đô la Mỹ cũng là có lý do của nó.

Chúng ta có trường hợp thế này khi hai nước A và B buôn bán với nhau thì họ dùng tiền gì để trao đổi? Nước A sẽ không thể dùng đồng tiền A để mua hàng của B và ngược lại. Trường hợp A dùng tiền của B để mua hàng của B và B dùng tiền của A để mua hàng của A cũng sẽ khó thực hiện được vì cán cân thương mại giữa hai nước A và B ít khi mà bằng nhau chằn chặt được.

Hai nước A và B sẽ phải lựa chọn đồng tiền chung để hai bên trao đổi và đô la Mỹ chính là đồng tiền được lựa chọn. Đồng đô la Mỹ được lựa chọn để các nước nhập khẩu dầu mua dầu từ các nước xuất khẩu. Ta sẽ đặt câu hỏi là Tại sao các nước nhập khẩu dầu lại chấp nhận đồng đô la Mỹ mà không phải là đồng tiền khác hay thậm chí là Vàng trong khi các nước nhập khẩu đa phần là không thích Mỹ? Nguyên nhân là do các ông chủ ở Mỹ đã phải có cả quá trình để khiến đồng đô la Mỹ được lựa chọn mua dầu. Như vậy đồng đô la Mỹ đã được đảm bảo bằng dầu mỏ, gọi là “Bản vị dầu”. Một đồng tiền có thể dùng để mua dầu thì đương nhiên nó được đảm bảo rất chắc chắn rồi.

8. Ai điều khiển được tiền người đó nắm kinh tế và chính trị.

Trong kinh doanh từ lâu ta đã hiểu là cứ ai nắm độc quyền một món hàng hóa nào đó là có thể kiếm lợi rất nhiều từ đó. Các doanh nghiệp luôn cố gắng hướng tới độc quyền, khi chính phủ chống độc quyền thì người ta thành lập các hiệp hội, các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích như là một tập đoàn vậy, cùng nhau tăng giá, cùng nhau làm khan hiếm giả tạo, túm lại cùng nhau điều khiển thị trường.

Tiền  cũng vậy. Ta thấy là trong toàn bộ hàng hóa thì tiền là thứ hàng hóa mạnh mẽ nhất. Nó có thể khiến một quốc gia phát triển cũng có thể khiến một quốc gia suy thoái. Vì vậy ai quản lý được tiền người đó có tất cả.

Nước ta từng ví tiền là máu của nền kinh tế, các ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế và ngân hàng trung ương là trái tim của nền kinh tế. Vì vậy các ngân hàng chính là nơi nắm quyền về tiền, và thống đốc ngân hàng là người có thực quyền mà ai cũng phải sợ.

Một đặc điểm của ngân hàng là nó không thể kiếm lời nhiều nếu như xã hội cứ phát triển bình bình chẳng có phát triển nóng cũng như là suy thoái. Nền kinh tế càng khủng hoảng, càng suy thoái thì ngân hàng càng kiếm được lợi nhiều. Vì vậy năm nay cho dù là năm khó khăn nhất của nước ta, hơn cả năm 1998, ấy vậy mà ngân hàng vẫn có lợi nhuận khủng khiếp. Vì đặc điểm này mà các cuộc khủng hoảng hay chiến tranh trên thế giới đều xuất phát từ những ông trùm ngân hàng.

Giờ thì ta đã hiểu là tại sao người ta thích thành lập ngân hàng đến thế. Một nước Việt Nam bé như cái hạt gạo trên bản đồ ấy thế mà có hơn 100 ngân hàng. Các ngân hàng lớn lại thích liên minh với nhau thành G15 rồi G5 ấy là vì họ muốn tập hợp nguồn lực để điều phối nền kinh tế.

Ở tầm thế giới ta sẽ thấy nước Mỹ mà đứng đằng sau là Cục dữ trữ liên bang Mỹ, và cục dự trữ liên bang lại không thuộc chính phủ mà hội đồng quản trị là một nhóm các ông trùm ngân hàng. Cục dự trữ liên bang quản lý đồng đô la Mỹ, đồng đô la Mỹ lại là đồng tiền chung của thế giới, vậy thì ai điều khiển kinh tế, chính trị thế giới?

Bên cạnh đó ta có Ngân hàng thế giới World bank, qũy tiền tề quốc tế. Ai đứng đằng sau những định chế tài chính này? nói tới tầm thế giới thì mệt lắm.

Để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, liên minh châu âu tạo ra đồng tiền của riêng họ là đồng Euro. Đồng euro ban đầu có giá trị ngang và thấp hơn một chút so với đồng đô la Mỹ, nhưng dần dần nó lại mất giá trị, giờ 1 euro đổi được 27.000 VNĐ, 1 USD đổi được 21.000. Có nghĩa là đồng euro đang bị mất giá trị trước đô la Mỹ. Lý do cốt yếu ở đây là niềm tin của người dân vào đồng euro được đảm bảo bằng uy tín của liên minh châu âu, đồng đô la Mỹ được đảm bảo bằng uy tín của chính phủ Mỹ. Liên minh châu âu đang trên bờ vực tan dã thì còn ai dám tích trữ euro nữa. Nước Mỹ mới phải nâng trần nợ công, nhưng dù sao nó cũng là nơi tập trung trí tuệ và tài sản của cả thế giới, trái phiếu của chính phủ Mỹ vẫn còn là nơi trú ẩn của những nước, tổ chức, cá nhân muốn bảo toàn tài sản.

Thu hẹp lại trong một công ty ai quản lý tiền người đó nắm quyền cao nhất. Mọi người cứ thử ngẫm mà xem. Thế nên nếu để ý một tý ta sẽ thấy trong cơ quan nhà nước hay các doanh nghiệp thì Giám đốc thường là phụ trách phòng tài chính, còn phó giám đốc lại phụ trách các mảng chuyên môn của đơn vị.

9. Bảo toàn tài sản

Quay trở lại chủ đề về tiền. Những người giàu luôn cố gắng để bảo toàn tài sản của họ. Và có thể phân những nguời có tài sản này làm hai loại. Loại 1: Bỗng dưng giầu và loại 2. Chủ đích làm giàu.

Loại 1 là những người được đền bù đất đai, thừa kế tài sản từ gia đình, chẳng may trúng sổ xố hay trúng mánh nào đó. Những người này thường không đủ kiến thức để giữ tiền và tạo ra tiền từ tiền. Loại 1 này rất đễ bị xâu xé, chẳng mấy mà lại về tay trắng.

Loại 2 là những người có chủ đích làm giàu. Họ có thể làm nên từ bàn tay trắng hoặc bản thân gia đình cũng có tiền để lại nhưng họ có quyết tâm làm tài sản sinh sôi nảy nở. Loại 2 lấy tiền từ loại 1. Loại 1 kinh doanh vào thị trường cổ phiếu thì mua cao bán thấp, đầu tư vào vàng thì mua tại đỉnh bán tại đáy, kinh doanh đất thì đóng băng, cho vay nặng lãi thì bị người ta lừa. Tiền đổ từ loại 1 vào loại 2 bằng cách này hay cách khác.

Tất cả xuất phát từ ham muốn của người dân là được bảo toàn tài sản, mà nhất là tài sản lại được tạo ra từ mồ hôi nước mắt thì càng muốn được bảo toàn. Về bản chất thì để bảo toàn tài sản người dân có thể chọn bất cứ cái gì mà tốc độ tăng giá lớn hơn tốc độ lạm phát. Kim loại không nhất thiết là vàng mà có thể là đồng, nhôm, chì

. Cái khó của người dân chúng ta là ở trong bàn cờ do người khác đánh, họ đánh như thế nào mình cũng không biết. Nên khôn ngoan nhất là đừng có dại chạy theo số đông, các ông trùm tài chính luôn vặt lông bọn chạy theo số đông.

Comments

comments

6 COMMENTS

  1. Em cảm thấy rất lý thú với kiến thức anh viêt.
    Em là dân kĩ thuật nên hiểu biết kinh tế không hệ thống. Blog của anh có rất nhiều entry. Anh có thể cho em một trình tự kiến thức để em có thẻ liền mạch học hỏi được không ạ?
    Thắc mắc thứ hai là học qua blog anh thì có thể bỏ qua giáo trình kinh tế ở trường kinh tế được không?
    Rất mong phản hổi của anh!

    • hi em;

      Các chủ đề cũng tương đối độc lập em ạ nên em đọc cái nào cũng được. Bản thân trong mỗi chủ đề em cũng không nhất thiết phải đọc đúng trình tự từ phần đầu tiên tuy nhiên có thể đọc chen ngang sẽ có những khái niệm mà em chưa biết. Đọc phải xuất phát từ nhu cầu là hiệu quả nhất, em đang quan tâm tới cái gì thì đọc về chủ đề đó. Cơ bản thì nên đọc chủ đề Kinh tế học. Chủ đề này vói những người mới bắt đầu cũng không phải dễ hiểu.

      Các chủ đề kinh tế trong entry này hầu hết từ quá trình anh học các môn bổ sung ở trường KTQD cộng đọc giáo trình. Nếu nhu cầu của em chỉ là kiến thức mức cơ bản thì là đủ rồi; nếu muốn nâng cao chuyên sâu thì thế này là chưa đủ.

      thank em.

  2. “giờ 1 euro đổi được 27.000 VNĐ, 1 USD đổi được 21.000. Có nghĩa là đồng euro đang bị mất giá trị trước đô la Mỹ.”
    Em nghĩ cách giải thích phía dưới câu này thì hợp lý. Cơ mà cái số liệu này thấy sao sao. Em nghĩ rằng đồng euro =27/21(dola) >1 thì euro có giá hơn chứ. Bạn em thì nó lại giải thích:
    Nếu đem 1 đồng VN ra thị trường ngoại hối đổi thành 2 loại tiền euro và dola thì ta có kết quả 1/27<1/21 chứng tỏ đổi dola ra mua được nhiều thứ hơn. có giá trị hơn.
    Thầy vui lòng cắt nghĩa để em hiểu chỗ này được không ạ.

    • Em gọi anh là anh là được rồi.
      Mình làm rõ các khái niệm:
      – Nếu lấy tiền đồng làm trung gian so sánh thì đồng tiền nào đổi được nhiều VND hơn thì đồng tiền đó mạnh hơn (có giá trị hơn). Ví dụ Tỷ giá VND/USD tăng từ 20.000 đ thành 21.000 đ có nghĩa là việt nam đồng mất giá (yếu đi), còn USD mạnh lên so với VND.
      – Muốn biết euro có mất giá trị trước usd hay không, cách nhanh nhất là so sánh trực tiếp với nhau. Ví dụ trước đây 1 euro đổi được 1,5 usd, nay chỉ được 1,4 usd thì có nghĩa là euro đã mất giá trước usd.
      – Giả sử lấy trung gian VND thì ta quy đổi hết ra VND xem thời điểm quá khứ và thời điểm bây giờ, cái nào đổi được nhiều VND hơn thì cái đó đang tăng giá so với cái kia.
      – Nếu em có 1 đồng thì em đổi ra đồng tiền nào cũng mua được lượng hàng như nhau thôi.
      🙂

      • Như vậy, ngay entry của a..phần đó a viết không dành cho đối tượng như em rồi, đồi hỏi phải có 1 lượng kiến thức hiểu biết nhất định. Hix

        • Entri về tiền này anh viết từ 2012 do đọc cuốn Chiến Tranh tiền tệ. Em có thể đọc cuốn này hoặc đọc các entry về Tài chính tiền tệ mà anh viết năm 2014 sẽ dễ hiểu hơn nhiều. Xem ở trong phần mục lục các bài viết theo thời gian.

Leave a Reply to thi Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here