Thuật ngụy biện (P3)

3
4989

Trong 2 entry trước ta đã nắm được 4 cách thức để ngụy biện. Chúng ta cũng nên biết thêm rằng đôi khi chúng ta sử dụng ngụy biện với chính mình nhằm cảm thấy thỏai mái trước những việc làm mà ta biết rằng sai. Ví dụ sáng khi mở mắt ra ta muốn ngủ nướng thêm một tí nữa, sau khi lục lọi tâm trí ta sẽ phát biểu vài câu ngụy biện để yên tâm ngủ tiếp như “Nếu mình dậy sớm đi làm sớm có thể gặp tắc đường và cuối cùng vẫn không đến sớm hơn là bao” hoặc chuối hơn “Nếu đột nhiên hôm nay mình dậy sớm thì thể nào cũng không có lợi cho sức khỏe vì mình có bao giờ dậy sớm đâu”

Mặt khác, giao tiếp hàng ngày là sự xung đột các mô thức. Mỗi người trong chúng ta có một mô thức khác nhau, mô thức này là tập hợp các niềm tin và giá trị mà chúng ta tự hình thành lên (dù chủ ý hay không biết). Mô thức của anh và tôi càng giống nhau chúng ta giao tiếp và làm việc cùng nhau càng dễ dàng hơn.

Để bảo vệ được mô thức của mình chúng ta sử dụng ngụy biện mà không biết để làm cho chúng ta trở nên thoái mái với mô thức của mình. Đôi khi người ngoài thấy rằng mô thức của ta rất không ổn nhưng bản thân ta thì thấy vẫn rất ổn, cũng chính vì chúng ta đã biện minh cho mô thức đó hàng ngày.

Hiểu về ngụy biện sẽ giúp chúng ta mềm dẻo trong mô thức vì mô thức sẽ gò bó sự phát triển của chúng ta, các niềm tin phải luôn được hình thành và thay đổi tùy thuộc vào môi trường và hoàn cảnh. Chỉ nên có một tập các niềm tin cốt lõi là bất biến mà thôi.

Hãy tiếp tục với ngụy biên cách thứ 5

5. Sử dụng câu khẳng định “thì, là”

Công thức : A là B

Trong giao tiếp hàng ngày câu có sử dụng dạng động từ to be này là rất phổ biến. Ví dụ phát biểu:

-Anh ta là người rất giỏi.

Câu này phát biểu không rõ ràng vì có thể người nói khẳng định anh ta rất giỏi để từ đó suy ra rằng anh ta đã quyêt định một việc gì đó đúng đắn (nhờ anh ta rất giỏi)

Câu khẳng định này phải được làm rõ ra:

– Anh ta rất giỏi chơi điện tử

đã rõ lĩnh vực gì nhưng vẫn chưa đủ vì điện từ thì có nhiều trò.

– Anh ta rất giỏi trò chơi trò đế chế.

đã rõ trò chơi nhưng vẫn chưa đủ vì giỏi đây cũng là mang tính tương đối vì do tôi phát biểu, có thể đối với người khác thì anh ta chỉ là bình thường.

– Tôi thấy rằng anh ta rất giỏi chơi đế chế.

đã rõ hơn nhưng vẫn cần làm rõ hơn nữa vì có phải lúc nào anh ta cũng chơi giỏi đâu :

– Hôm qua tôi chơi trò chơi đế chế với anh ý, tôi thấy rằng anh ta chơi rất giỏi. hoặc – Hồi đại học, tôi với anh ta thường xuyên chơi đế chế và tôi thấy rằng anh ta chơi rất giỏi ( có thể bây giờ không còn giỏi nữa)

Như vậy khi dùng câu khẳng định người nói phải xác định rõ ràng phạm vi, chủ thể, ở đâu, khi nào nếu không có vẻ như anh ta đang cố ý hoặc có thể vô ý sử dụng ngụy biện

– Đảng ta lãnh đạo rất tài tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ( nhưng chưa chắc đã lãnh đạo tài tình trong giai đoạn hòa bình)

– Anh ta ta là người trung thực nên tôi cho rằng những điều anh ta vừa nói là đúng.

Cần phát biểu là : Đối với tôi, trong 2 năm làm việc với anh ý, tôi thấy rằng anh ta là người rất trung thực trong công việc nên tôi cho rằng điều anh ta vừa nói liên quan tới công việc là đúng.

– Cô ấy là người rất giỏi chuyên môn, tôi cho rằng anh có thể giao phó trọng trách đó cho cô ý.

Cần phát biểu là: Cô ấy là một nhân viên bán hàng giỏi, tôi cho rằng anh có thể giao khách hàng quan trọng đó cho cô ý.

Vì vậy bất cứ khi nào chúng ta sử dụng câu khẳng định dùng “thì, là” thì chúng ta phải phát biểu đến đầu đến đũa.

DSC_2783

6. Đưa ra một tập các lựa chọn để người kia chọn

Công thức: Có hai phương án A và B cho anh lựa chọn.

Anh có hai cách để đi tới Hải phòng đó là bằng xe máy hoặc xe khách.

Thức tế ngoài hai phương tiện này ra chúng ta còn nhiều phương thức khác như đi bộ, xe đạp, taxi, trực thăng,…Nhưng khi ta đưa ra chỉ hai lựa chọn thì người đối diện có xu hướng chọn 1 trong hai, cái mà anh ta thấy ổn hơn cái kia và quên mất rằng ngoài hai lựa chọn đó anh ta còn nhiều lựa chọn khác.

– Hoặc là con ăn đòn hoặc là con ngồi vào bàn học

– Triều tiên hoặc là dừng chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hoặc là sẽ bị thêm các lệnh trừng phạt.

Khi chúng ta đưa ra giới hạn lựa chọn là chúng ta đã loại bỏ toàn bộ các hội để tiếp cận các lựa chọn khác, những lựa chọn tối ưu hơn.

<to be continue>

Comments

comments

3 COMMENTS

  1. Hi Anh,
    Trong entry này anh có đề cập ngụy biển để thoải mái hơn, cần nhận thức rõ để chúng ta mềm dẻo trong mô thức vì mô thức sẽ gò bó sự phát triển của chúng ta. Hiện tại hẳn em cũng như nhiều người khác ngụy biện không học tiếng anh vì học nó không thoải mái tí nào.. Làm sao để làm “mềm dẻo” cái mô thức đó… Em chưa thẩm thấu được từ entry này

    • Dear em;

      Mỗi người có một mô thức nhất định bao gồm 2 nhóm. Nhóm mô thức không thay đổi và nhóm biến đổi. Một người càng cởi mở, khả năng học hỏi cần tốt thì mô thức không thay đổi của anh ta càng ít. Một người càng bảo thủ thì mô thức biến đổi càng ít.

      Không có mô thức nào đúng cho mọi thời kỳ, mọi hoàn cảnh.Vì vậy cốt lõi là khả năng tự đánh giá bản thân để mà biết cái gì mình đúng cái gì mình sai. Sau đó lại có quyết tâm thay đổi. Cơ bản là phức tạp em ạ.
      anh V.D

Leave a Reply to dungiso Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here