Thuật ngụy biện P2 (tính logic)

0
5950

Trong Thuật ngụy biện P1 ta đã nghiên cứu về định nghĩa của ngụy biện, về hai phương pháp thường xuyên dùng tới là 1.Giả định và 2. Cung cấp thiếu thông tin. Trong entry này nghiên cứu về ngụy biện theo cách logic, hầu hết các hình thức ngụy biện đều xuất phát từ logic vì vậy nắm bắt được việc sử dụng logic là ta đã nắm gần hết phương thức ngụy biện.

3. Sử dụng kẽ hở trong logic ( Quan hệ đối lập)

Công thức: A sai vậy phủ định của A là đúng. Giả sử như A = A1 + A2 +.. Ai+..An và B=B1 + B2 + ….Bi + ..Bm

Trong thực tế nghiên cứu khoa học rất nhiều tình huống ta phải chứng minh  A thông qua việc phân tích đối lập của A là không tồn tại

Doi lap

Tuy nhiên ta có thể phát biểu theo kiểu phủ định của A là B1 hoặc một vài B nhỏ mà không phải toàn bộ trong khi người nghe không hiểu rõ hết các phủ định của A.

Ví dụ :

– Trong cuộc họp: Tôi không phản đối ý kiến của anh.

Câu trên có nghĩa là người đó đồng ý với ý kiến à? Không phải, tôi chỉ không phản đối chứ tôi không đồng ý, sau này có vấn đề gì thì tôi có thể giải thích rằng lúc đó tôi có ý kiến khác tốt hơn nhưng người ta chỉ bảo tôi là có ý kiến gì với ý kiến kia thôi nên tôi đã không trình bày ý kiến của mình. Câu phát biểu đúng phải là câu khẳng định “tôi phản đối” thì câu này rõ ràng là “không đồng ý” và “Tôi đồng ý” thì rõ là “Tôi không phản đối”.

– Tôi không thích làm việc

Không thích làm việc thì không có nghĩa là thích vui chơi cả ngày.

– Tôi không làm chuyện đó

Tôi đã không làm chuyện đó nhưng có thể tôi đã làm chuyện khác còn tệ hơn nhưng vì anh không hỏi tôi có làm chuyện gì khác không nên tôi không trả lời.

– Chàng trai phát biểu ” Anh chưa từng yêu ai khác ngoài em”

Câu này tưởng mạch lạc nhưng không rõ ràng vì có thể là anh cũng có bạn gái nhưng anh cho rằng đó không phải là yêu, đối với em anh mới thấy rằng thế nào là tình yêu thực sự.

– Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe vậy không hút thuốc lá là có lợi cho sức khỏe.

Câu trên rất logic nhưng không đúng vì để có lợi cho sức khoẻ thì cần nhiều thứ khác nữa ngoài việc không hút thuốc. Đúng hơn phải là không hút thuốc là là không có hại cho sức khỏe.

– Tôi không phải là dạng đàn ông suốt ngày say xỉn, tôi là một người chồng tử tế.

– Nước mắm chứa 3- MCPD là chất có hại cho sức khỏe, nước mắm Chinsu không chứa 3-MCPD vậy không có hại cho sức khỏe (hiểu ngầm theo quảng cáo).

Rất logic nhưng chưa đúng vì  3-MCPD chỉ là một trong những chất có hại, không có 3-MCPD thì có thể có chất khác có hại hơn.

– TH true Milk là sữa sạch trong một thị trường không nhãn hàng nào đả động tới vấn đề này -> Khách hàng có thể hiểu rằng các sữa khác là sữa không sạch.

– Người yêu nước là người không sử dụng các sản phẩm xuất xứ trung quốc. (Nhưng  việc một người nào đó dùng sản phẩm trung quốc thì không thể khẳng định là anh ta không yêu nước được)

4. Sử dụng kẽ hở trong logic (Quan hệ giữa hai tập A và B)

A và B là hai tập hợp có thể 1.Nằm trọn trong nhau 2. Giao nhau và 3.Độc lập

Sử dụng lập luận do A nằm trong B nên A mang các thuộc tính của B. Hoặc A không nằm trong B nên A không mang thuộc tính của B

quan he

Ví  dụ:

Để chứng minh A:Tôi là một người tốt thì cần phải chứng minh B1:Tôi hay giúp đỡ người khác B2: tôi không hại ai,….Chừng nào chứng minh được hết các B thì mới có thể chứng minh được A.

– Những người thành công là những người có tính tự kỷ luật cao, tôi là người có tính tự kỷ luật vì vậy tôi sẽ thành công.

Vấn đề là người thành công còn cần phải nhiều đức tính khác nữa.

– Khi muốn hút thuốc tôi ra ngoài văn phòng để không làm ảnh hưởng tới người khác vì vậy tôi là một người biết quan tâm tới người khác.

– Người biết tự trọng là người không gây ồn trong thư viện, tôi ngồi rất im lặng trong thư viện vì vậy tôi là người rất tự trọng

– Sản phẩm của tôi xuất xứ từ Nhật nên rất chất lượng.

Đây là ngụy biện theo kiểu tam đoạn luận. Câu trên có thể tách ra làm 3 đoạn sau:

1. Sản phẩm của tôi xuất xứ từ Nhật

2. Các sản phẩm từ Nhật đều rất chất lượng

3.Vì vậy sản phẩm của tôi rất chất lượng

Ngụy biện này trắng trợn hơn:

1. Sản phẩm của tôi rất chất lượng

2. Các sản phẩm chất lượng đều xuất xứ từ Nhật bản

3.Vì vậy sản phẩm của tôi xuất xứ từ Nhật bản

– Rất nhiều việc trước đây tôi giao anh, anh đã làm không tốt vì vậy cho dù không cần xem xét thì tôi cho rằng việc anh vừa làm cũng không tốt.

Chúng ta có thể tạo thêm nhiều mắt logic hơn vì càng dài thì càng khiến cho người đối diện bị mất phương hướng; anh ta sẽ rời bỏ xa dần điểm khởi đầu ban đầu.

– Công an TP HCM đề xuất cấm kinh doanh rượu bia sau 22h và chỉ cho phép bán tại một số khu vực nhất định, có sự giám sát của địa phương, nhằm làm giảm nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Nguyên nhân uống rượu bia sau 22h chuyển thành kết quả tai nạn là bao nhiêu? có xứng đáng với tổn thất trong chi phí quản lý, tự do của người dân,…? Thậm chí trong 16 vụ tai nạn xảy ra từ đầu năm thì bên cạnh nguyên nhân rượu bia thì còn có sự kết hợp của các nguyên nhân khác nữa, giả sử như đầu năm ta cấm thì liệu 16 vụ tai nạn này có xảy ra không? Trong trường hợp này để đạt mục tiêu cấm thì người ta đưa ra một nguyên nhân nhỏ trong rất nhiều các nguyên nhân khác.

Để cho cuộc sống này được vận hành êm ái, mọi người hiểu nhau thì xã hội xây dựng lên một bộ các tiên đề mặc nhiên là đúng để từ đó chứng minh các vấn đề khác thông qua logic. Trong Vật lý ta mặc nhiên thừa nhận tốc độ của ánh sáng, tính bảo toàn năng lượng, các loại hạt vật chất, tương tự với hóa, sinh. Giả sử như vài trăm năm nữa người ta chứng minh rằng tốc độ ánh sáng không phải là 300.000 km/s, người ta có thể di chuyển vượt qua tốc độ ánh sáng,…..thì rất nhiều nguyên lý xây dựng trên nền tảng đó sẽ bị sụp đổ.

Trong cuộc sống một số các quy tắc cũng mặc nhiên được thừa nhận là đúng để từ đó suy luận ra các vấn đề khác bằng logic. Các quy tắc theo kiểu ngầm hiểu nên mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Trong giao tiếp người ta có thể căn vào sự mập mờ trong quy tắc để suy luận logic nhằm bảo vệ cho các ý tưởng của người ta. Ví dụ:

1. Người có hiếu phải sống cùng cha mẹ, chăm sóc cho họ

2. Cô ta và bố mẹ không sống cùng nhau

3. Vì vậy cô ta không phải là người có hiếu

Quy tắc 1 trên lại không phải giống nhau trong các nền văn hóa khác nhau nhưng nó lại đang là căn cứ quan trọng đẻ bảo vệ lập luận 3.

Trong cuộc sống ngày nay có một số quy tắc đảo lộn, ví dụ:

1. Công an giao thông là người bảo vệ an toàn của người dân trong khi tham gia giao thông

2. Một người mù muốn qua đường

3. Công an phải giúp người đó qua đường

Thế nhưng ngày nay chúng ta lại rất là xúc động, báo chí giật tít đùng đùng, anh em facebook like và comment nhiệt tình về hành động giúp người của anh ta. Trong khi đó một người dân bình thường giúp một người mù qua đường lại cho đó là rất bình thường trong khi thực tế lại không bình thường tí nào.

Trên facebook thỉnh thoảng lại có tin tức được cung cấp thiếu nhằm đạt được mục tiêu của người viết, thế nhưng anh em facebook cũng cứ mù quáng rên rỉ, ỉ ôi. Từ cái lớn như việc cứu bất động sản của chính phủ tới cái việc bé như một cô nào đó không cho bố vào nhà ngủ,….

<to be continue>

Những bài viết liên quan

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here