Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa

9
31998

Trên blog này trong một số entry  có rải rác về công thức thành công. Đó là một người nếu chọn được công việc là giao của 1. Cái mình yêu thích 2. Cái mình làm giỏi và 3. Công việc mang lại giá trị cao thì sẽ thành công. Cách thức này là theo chiến lược con Nhím của quyển Từ tốt tới vĩ đại áp dụng cho các công ty.

Tuy nhiên trong lịch sử thì cha ông ta cũng đã đúc rút được bí quyết thành công của một người hay một tổ chức đó là “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nếu hội tụ được cả 3 yếu tố này thì sẽ làm nên nghiệp lớn.

Thực tế là chúng ta cũng thấy đầy người thực sự giỏi nhưng không làm được trò trống gì mà cũng rất nhiều người không thực sự xuất sắc lại làm nên nghiệp lớn. Nếu như thành công của một người chỉ bắt nguồn từ bản thân năng lực của người đó thì chắc hẳn đã có một công thức sẵn để cho những ai muốn thành công mà kiên trì có thể học theo.

Nhìn lại giai đoạn qua chúng ta cũng thấy rõ điều này và có thể đúc rút như sau:

1. Thiên thời:

Thiên thời là sinh ra đúng thời. Năm 1986 VN bắt đầu mở cửa rồi phát triển nhanh chóng từ 1990 tới 1998. Giai đoạn phát triển này có rất nhiều việc làm, cơ hội và tiền. Những người thành công ở giai đoạn này chủ yếu là những người đi xuất khẩu lao động nước ngoài trở về và ở độ tuổi khoảng 35.

Tuổi 35 có nghĩa là sinh khoảng 1955; tới năm 1973 họ được 18 tuổi thì đất nước đã sắp tới hồi độc lập đang trong giai đoạn chính phủ ưu tiên cho đào tạo nhân lực nhằm phát triển trong thời bình. Giai đoạn này thanh niên được cử đi học tập nước ngoài hoặc là đào tạo trong nước mà ít bị gọi ra chiến trường.

Giai đoạn 1998 có khủng hoảng nhưng Việt Nam không bị hề hấn gì nhiều nên mặc dù kinh tế có thụt lùi một ít thì cũng vẫn tiếp tục ngóc đầu dậy tới 2008. Một người ra trường năm 2008 (sinh 1986) tới hiện nay 2013 (1991) rõ ràng là không hợp thời vì kinh tế đang đi xuống họ không thể cạnh tranh với lớp đàn anh trước đó.

Tuy nhiên do chu kỳ kinh tế đi lên ở dài hạn nhưng lại tăng giảm ở ngắn hạn nên không phải toàn bộ lứa tuổi sinh trước 1986 đều thành công mà phải phụ thuộc vào lứa tuổi đó ra trường có đúng vào thời điểm đi lên không.

Ta có thể tự quyết định từ lúc sinh ra nhưng không thể quyết được giai đoạn trước đó vì vậy thiên thời nằm ngoài tầm với của chúng ta.

2. Địa Lợi

Sinh ra gặp thời nhưng cũng còn phải chọn đúng vị trí mà đứng.

800px-Vietnam_economy_structure

Nhìn biểu đồ cho thấy giai đoạn này nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng tăng rất nhanh vì vậy nếu ai làm trong ngành xây dựng thì hợp. Ngược lại ngành nông, lâm thủy sản lại đi xuống vì vậy ai làm trong ngành này thì cũng không hợp.

Một người kém cỏi nhưng nếu đúng ngành xây dựng thì sẽ thành công hơn một người giỏi làm việc trong ngành nông lâm.

Trong cùng một ngành đang tăng trưởng không phải công ty nào cũng thành công. Nếu bạn làm việc ở một công ty trên đà phát triển nó cũng khác với bạn làm việc ở một công ty trên đà đi xuống.

Trong mỗi giai đoạn luôn có một tài sản nào đó được thổi bong bóng. Nếu bạn làm trong ngành đang kinh doanh tài sản được thổi đó thì bạn sẽ ổn; nhưng nếu không kịp nhảy sang nhóm khác khi quả bóng vỡ thì bạn sẽ nổ theo cùng quả bóng. Các ví dụ về những người làm trong ngành chứng khoán, địa ốc thời gian qua rất rõ ràng.

Mặc dù kinh tế có lúc lên lúc xuống, ngành kinh doanh cũng trồi sụt nhưng có những ngành thì không bao giờ đi lên mà chỉ bình bình rồi đi xuống. Sẽ là sai lầm lớn nếu đâm đầu vào các ngành đó và hy vọng là một lúc nào đó nó sẽ lên.

Địa lợi còn là theo đúng nghĩa đen về việc bạn sinh ra và lớn lên ở đâu. Nếu bạn sinh ra ở thành thị thì cơ hội của bạn sẽ lớn hơn là sinh ra ở nông thôn, …Cùng một con người bạn nhưng sinh ra ở TP HCM chắc chắn sẽ khác hẳn với sinh ra ở một huyện vùng sâu vùng xa nào đó.

3. Nhân Hòa:

Nhân hòa bao gồm bản thân người đó và những người có liên quan tới họ về mặt họ hàng, đồng môn, đồng nghiệp, khách hàng,….

Nhân hòa xếp cuối bảng nhưng không phải là yếu tố kém quan trọng nhất. Hai yếu tố kia mặc dù quan trọng nhưng hầu hết lại nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người trong khi Nhân Hòa là yếu tố hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát.

Xét về yếu tố bản thân người đó thì thành công tập hợp vào một số người có những phẩm chất cốt lõi bao gồm:

– Trí tuệ và tính chủ động trong nâng cao trí tuệ.

– Uy tín với mình, với mọi người.

– Có tính tự kỷ luật: tự quản lý được mình mới có thể quản lý người khác.

– Dũng cảm theo kiểu dám nghĩ dám làm.

Thông thường thì những người này có xu hướng kết bạn với những người có phẩm chất tương tự họ và vì vậy sẽ đạt cả yếu tố hòa hợp với những người xung quanh. Thế nên nếu đặt toàn bộ các vị lãnh đạo lên bảng mà so sánh thì ta sẽ thấy họ đều có những phẩm chất chung như vậy.

Những người không có nhân hòa mà thành công thì là do Thiên thời và Địa lợi; nhưng thiên thời và địa lợi lại khách quan và thay đổi nên thường sẽ khó bền lâu.

Ngoài việc phụ thuộc vào việc ra trường đúng vào chu kỳ kinh tế tăng trưởng và chọn đúng ngành mà học thì môi trường xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng. Giai đoạn 1994 đổ về nay con cái của những người đã chịu khổ trong thời kỳ chiến tranh và bao cấp thường được chìều chuộng. Nếu thời điểm từ 6 tuổi trở đi là thời điểm hình thành nhân cách thì có nghĩa là lứa  tuổi đó thuộc nhóm sinh từ 1990.

42

Các ông bố bà mẹ có con sinh 1990 hết lòng vì con cái, muốn con không khổ như mình thành ra lại làm hại con. Một thế hệ không hề phải trải qua giai đoạn khó khăn, không phải lo nghĩ về tiền bạc, ăn sung mặc sướng ra trường đúng vào thời điểm chu kỳ kinh tế đi xuống (2008 tới nay) gặp khó khăn hơn cả lứa sinh 1986 tới 1990. Tất nhiên cũng có những người sinh trong giai đoạn này tận dụng được cơ hội học tập tốt hơn để vươn lên nhưng là thiểu số vì ta đang bàn tới điểm chung của một thế hệ.

Khi kinh tế đi lên từ 2016, lúc đó họ đã 26 tuổi sẽ không cạnh tranh được với lứa tuổi mới ra trường là 1994 đổ lại. Như vậy nhóm sinh từ 1990 tới 1994 cơ bản là cực kỳ không hợp thời và vì vậy xác xuất thành công thấp.

Sinh ra vào giai đoạn nào trong năm cũng quyết định tới thành công. Một đứa bé sinh ra vào lúc mà tâm trạng của người mẹ lúc mang thai tốt thì đương nhiên là tốt hơn trong trường hợp ngược lại. Tâm trạng của người mẹ thì phụ thuộc vào khí hậu, công việc..,  Một đứa bé sinh ra vào tháng 12 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn một đứa bé sinh ra vào tháng 1 của cùng năm đó vì nó sẽ trưởng thành sinh lý hơn 12 tháng so với bạn của nó.

Nếu xét một trường hợp cụ thể là nhóm sinh 1979. Nhóm này ra trường vào 2002; giai đoạn này có một số đặc điểm sau:

– Công nghệ thông tin bắt đầu phát triển mạnh từ 1998 và vì vậy họ khó cạnh tranh được với nhóm sinh 1975 là thời điểm 1998 ra trường.

– Viettel phát triển mạnh mẽ từ 1994 tới 2004; đặc biệt vào giai đoạn từ 2001 đổ về. Giai đoạn tăng trưởng nóng Viettel đương nhiên cần nhiều nhân lực; tạo nhiều cơ hội cho lứa 1979.

– Kinh tế thế giới và VN vừa khôi phục không lâu sau khủng hoảng 1998. Các ngành nói chung từ đất đai, ngân hàng, tiêu dùng,…. đều tăng trường. Vì vậy cũng khá thuận lợi trong việc tìm cho mình một việc làm.

– Họ sống qua một phần thời bao cấp đủ lâu để hiểu thế nào là khó khăn. Nhờ vậy họ biết quý trọng hơn những cái có được sau thời kỳ mở cửa.

– Năm 2008 có nghĩa là sau những 6 năm kể từ ngày ra trường thì kinh tế mới đi xuống. Lúc này thì những người sinh 1979 cơ bản là cũng đã có được một vị trí nhất định. Tuy nhiên không may là giai đoạn này đúng vào thời kỳ phát triển nhất của sự nghiệp con người vì vậy họ sẽ gặp nhiều khó khăn vì khi kinh tế phục hồi thì họ cũng đã bước chân vào ngưỡng tuổi 40; không cạnh tranh được với thế hệ sinh từ 1980 tới 1986.

– Chúng ta cũng không quên từ 2001 tới 2008 là thời gian mà chúng ta bội chi liên tục ngày càng tăng, nợ công từ không có trở thành mức báo động. Đây là là thời điểm mà ai có đà thì sẽ tích lũy được rất nhiều của cải. Bạn mua cái gì vào năm 2001 thì tới năm 2008 bạn cũng có số tiền gấp vài lần từ cổ phiếu, vàng, ngoại tệ tới nhà đất.

Tôi nghĩ thế hệ sinh sau 1986 tới 1994 có một số vấn đề rất hay gặp phải như sau:

– Suy nghĩ lệch lạc về thị trường lao động: do được bao bọc bởi thế hệ bố mẹ nên vào các trường đại học thường là do bố mẹ quyết định và cho tới khi sắp ra trường cũng không rõ mình sẽ làm nghề gì khi ra trường. Nếu biết nghĩ thì ngay tại thời điểm đang học họ đã phải chịu khó xác định mình sẽ làm gì và xem mô tả công việc tại vị trí đó cũng như những đòi hỏi tại vị trí đó để mà chuẩn bị. Thông tin tuyển dụng có nhan nhản trên các trang tuyển dụng, không hề khó tiếp cận.

– Từ 1998 đổ lại đây mô hình tăng trưởng kinh tế đi theo hướng phát triển nhờ tiêu dùng trong đó càng tiêu dùng nhiều thì càng thúc đẩy kinh tế. Nó trùng với giai đoạn hình thành nhân cách của thế hệ 86 tới 94 vì vậy họ có xu hướng hưởng thụ chứ không phải là hy sinh.

4563_Net-a-Porter_medium

– Từ 1998 đổ lại đây cũng là giai đoạn bùng nổ thông tin. Trước đó kiếm được một cuốn sách để học cũng là quý; nay thì nhan nhản cả sách in lẫn ebook. Bên cạnh thông tin có ích thì vô vàn những thông tin vô ích. Vì vậy hình thành lên một lớp người thiếu khả năng tập trung vào bất cứ cái gì.

– Bố mẹ của giai đoạn này như đã nói ở trên là những người sinh năm 1965 họ sống quá lâu trong khó khăn và muốn con mình được no đủ vì vậy chiều chuộng con cái hết lòng. Cộng với việc thế hệ này thường không có cơ hội để học quá trung học nên cũng khó khăn trong việc dạy con.

Nói chung những người sinh trong giai đoạn này thực sự không đúng thời và trở nên lạc lõng không cạnh tranh được với thế hệ trước 1986 và cũng không cạnh tranh được với thế hệ sau 1994.

Cơ hội của thế hệ này:

Từ 86 tới 94 là một khoảng thời gian dài, mặc dù có những khó khăn về mặt thiên thời, địa lợi, nhân hòa nhưng trong khó khăn có thể nhìn rõ cơ hội. Chúng ta thấy thực ra thế hệ này có những hoàn cảnh thuận lợi nhưng thay vì biến nó thành công cụ để vươn lên phía trước thì họ lại bị nó làm cho yếu đi. Vì vậy những người nào ý thức được tình hình và biết hành động đúng thì lại dễ thành công.

Nhà tuyển dụng không thể không tuyển từ 86 tới 94 và vì vậy người biết vượt lên sẽ dễ dàng thể hiện mình vượt lên hẳn những người cùng trang lứa.

Đối với thế hệ sinh sau 1994:

Thế hệ này được sinh bởi bố mẹ được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số 1976, khi mà những người lính trở về quê hương đoàn tụ với gia đình. Các ông bố bà mẹ của thế hệ này không sống quá lâu trong khó khăn để mà chiều chuộng con một cách quá đáng và cũng đủ học vấn để dạy con mình sao cho đúng.

Group of five happy children jumping outdoors.

Thế hệ 1994 ra trường vào sau năm 2016; lại đúng vào thời kỳ kinh tế bắt đầu hồi phục. Như vậy thế hệ này hội tụ được cả ba yêu tố thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Thế hệ này mới chắc chắn là sẽ giúp Việt Nam thay đổi.

Rủi ro của thế hệ này:

Một người trung bình ở thế hệ này có thể dễ dàng cạnh tranh với thế hệ 86-94 nhưng lại không thể cạnh tranh được với chính thế hệ của mình, những người đều có hoàn cảnh thuận lợi.

 

Đối với thế hệ sinh 82 tới 85: ( từ 31 tới 28 tuổi)

Hồi xưa hay truyền nhau câu tới 25 tuổi mà chưa thành sự nghiệp kể ra muộn. Câu đó đúng với hồi xưa chứ ngày nay, thời đại tri thức tình hình đã khác. Nếu biết bồi đắp thì càng có tuổi thì càng chín chắn. Người nào có năng lực vượt lên những người khác thì người đó sẽ thành công bất kể tuổi già hay trẻ.

Mỗi độ tuổi lại phù hợp với việc tiếp thu những tri thức nhất định và phù hợp với những công việc nhất định. Từ 18 tới 22 là giai đoạn tích lũy kiến thức; từ 22 tới 25 tuổi là giai đoạn lăn lộn va chạm với công việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm; từ 26 tới 29 là giai đoạn bắt đầu có xu hướng suy nghĩ sâu sắc hơn, làm việc có độ sâu hơn là giai đoạn gia tăng năng lực bản thân. Từ 30 tới 38 là giai đoạn phù hợp cho các nỗ lực thăng tiến trong sự nghiệp. Từ 39 đổ đi là giai đoạn thích ổn định, ngại thay đổi.

 

Lứa tuổi 82-85 không thực sự có nhiều lợi thế so với thế hệ trước đó nhưng lại có lợi thế so với thế hệ liền kề sau nó. Vì vậy họ sẽ khá thuận lợi trong giai đoạn 2016 tới 2020 lúc mà họ không còn phải cạnh tranh với thế hệ già cỗi đang thích ổn định trước đó trong khi thế hệ 8 năm liền kề đang yếu. Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn kinh tế phục hồi và cũng là giai đoạn họ đang ở độ tuổi chín về nghề nghiệp.

 

Với tình hình nợ công cao, hiệu quả đầu tư thấp, DNNN được ưu ái thì cũng khó nói trước được thời điểm nào kinh tế bắt đầu phục hồi. Và khi phục hồi thì liệu nó còn lên được như giai đoạn trước 2008 không. Vì vậy chiến lược sinh tồn là tốt nhất coi tình hình hiện tại sẽ là phổ biến và hoàn toàn bình thường; nhiệm vụ là thích nghi chứ không phải sống bằng hy vọng một ngày nào đó sẽ tốt lên.

Comments

comments

9 COMMENTS

  1. Năm 2019 nhìn lại bài viết này của anh quả thật có nhiều điểm khá chính xác. Em sinh năm 90, ra trường đúng thời điểm nền kinh tế đi xuống rất xấu là năm 2012, do vậy tỷ lệ thất nghiệp rất cao. Em may mắn có được công việc nhưng mức lương cũng chỉ đủ sống, tới những năm 2016 khi kinh tế khởi sắc, BĐS lên giá rất cao thì lại không có tích luỹ để mua được, chỉ có các anh chị đã đi làm từ nhiều năm trước đó (khoảng năm 87 đổ về trước thì có khả năng mua), như vậy đúng lúc này những lứa sinh năm 88 đổ đi lại ít tài sản được tích luỹ, giá BĐS lên cao gấp 3 lần khiến thời gian tích luỹ càng ngày càng dài hơn, giá vàng thì nhích nhẹ từ những năm 2014-2019.
    Lứa đàn em sinh năm 94 thì lại rất thuận lợi, do ra trường đúng năm 2016 là khi kinh tế phục hồi, họ dễ dàng tìm kiếm được việc với mức lương tốt, mức thu nhập thì hiện nay cao hơn cả những lứa sinh năm 90 đổ về (do họ có cơ hội được tiếp cận tiếng anh và tri thức nhiều hơn). Lúc này do thu nhập cao, họ dễ dàng tích luỹ để đến chu kỳ đi xuống của nền kinh tế họ có thể mua vào tài sản. Tuy nhiên có nhược điểm là thế hệ này lại rất thích dùng tiền mua trải nghiệm, vật chất (thích đi du lịch, mua sắm đồ hiệu mà ít tích luỹ), do đó chỉ các bạn có khả năng quản lý tài chính tốt sẽ có cơ hội trở nên giàu có trong tương lai.
    Quay lại nhìn bài viết này của anh từ những năm 2013 mới thấy phân tích cũng khá sát thực tế hiện nay. Cảm ơn anh vì bài viết hay!

  2. chao anh
    Em sinh năm 90 .nhưng từ bé học voi 91,den tuoi di linh em di lính,nhưng giơ lai học voi 93,nhưng do mot so lý do em van ra truong ,toi thang 6 nay em moi thi tot nghiep.vay anh cho em hoi em cothuan loi va khó khăn gi o thien thoi địa lợi

  3. một bài viết gợi lên nhiều suy nghĩ về cuộc đời, về số phận của mỗi người. Liệu rằng “nhân định thắng thiên?”.
    Cũng rất trùng hợp là em sinh vào đúng năm 1994. Theo anh phân tích là thế hệ chắc chắn giúp Việt Nam thay đổi. Và em tin điều đó, Việt Nam sẽ thay đổi nhưng theo chiều hướng tươi sáng lên hay đen tối đi thì em không chắc :).
    Cũng vì sự trùng hợp này, cùng với cuốn sách: “Những kẻ xuất chúng”(Malcolm GladWell) có nội dung rất tương tự với entry này, cũng là các mốc thời gian, cũng là điều kiện của tuổi thơ, cũng là ngày tháng năm sinh mà cụ thể là đứa nào sinh sớm hơn thì thường có lợi thế hơn trong cùng độ tuổi.
    Em xin chia sẻ câu chuyện của mình, để củng cố thêm luận điểm về vấn đề này:
    Sinh ngày 14/06/1994, bố mẹ tôi khi ấy đã 35 và 25, họ sinh nắm ( 1969 và 1959, vào thời điểm 1986, họ khoảng 27 và 17 tuổi). Họ trải qua thời kỳ đói khổ, họ rất hay kể về tuổi thơ đói khổ, cũng vì vậy họ rất bao bọc tôi, và điều này thật tai hại, nó làm tôi sinh ra tính ỷ lại, sự ích kỷ, và suy nghĩ non nớt.
    Ở trên là xét về khía cạnh gia đình, tôi sẽ phân tích tiếp khía cạnh xã hội, môi trường sống:
    Nhà tôi ở một thị trấn nhỏ thuộc vùng trung du và miền núi, bố mẹ tôi may mắn được làm công nhân nhà máy Đường (khá là phát triển, đường chúng tôi thuộc loại ngon nhất VN), tuy điều kiện không được như sinh ra tại thành phố nhưng gia cảnh của tôi cũng may mắn khi kinh tế khá ổn định, gia đình tôi cũng không phải làm nghê nông nên tôi được ăn học rất đường hoàng. Vì vậy mà về mặt kiến thức tôi có lợi thế.
    Về mặt tuổi tác, tôi sinh vào tháng 6, nếu so với mặt bằng lớp không có lợi thế gì về nhận thức( những đứa sinh tháng 1,2,3 thường khôn hơn trong suốt quãng thời gian đi học của bọn nó, đó là lợi thế về mặt nhận thức). Tuy nhiên, xung quanh nhà tôi, thế hệ bạn bè từ 1994 đổ xuống rất nhiều, tôi có thể cảm nhận được suy nghĩ lệch lạc của đám người này, và khi đó tôi coi đó là thần tượng và những bậc anh cả khôn ngoan mà tôi không thể với đến. Tôi không bao giờ vượt qua họ và tôi kém cả họ, giờ đây khi họ đã lớn, phần lớn đều thất bại ở độ tuổi 23-30. Chính họ tạo nên môi trường khá tồi tệ cho tôi, cùng với áp lực từ phía gia đình, lại không được hưởng lợi thế khi sinh sớm, những gì tôi có thể mô tả về giá trị của mình trong suốt quãng thời gian trưởng thành là một con người khá nổi bật, nhưng theo một chiều hướng rất tồi tệ. Thứ nhất, kiến thức tôi khá là tốt ( luôn xếp top trong lớp), tuy nhiên đi cùng đó là sự non nớt và suy nghĩ lệch lạc đã biến tôi trở thành một kẻ thất bại. Mọi người biết đến tôi vì sự lạc lõng của chính tôi. Và ngay chính tôi cũng lạc lõng về chính mình trong suốt quãng thời gian trưởng thành.
    Để khi cánh cửa ĐH mở ra, sau những năm tháng sống trong môi trường đó, tôi như một cánh én vùng lên để cố gắng thoát khỏi những gì chật hẹp đã trải qua. Cũng chính là tôi rơi xuống với đôi cánh non nớt. Một con én mất phương hướng và yếu ớt. Phải làm sao để đối mặt với cuộc sống, làm sao để hòa mình vào dòng xã hội, đang đi lên với bao cơ hội và cần sự năng động, sáng tạo, và kiến thức?
    Trên đây là câu chuyện của tôi. Và cũng chính là câu chuyện điển hình của rất nhiều người khác trong thế hệ 95,94, 93, 92. Có thể nhận thấy, rất nhiều trong số họ còn thiếu về cả mặt thái độ, kỹ năng và kiến thức cần thiết. Trong khi đó yếu tố thành công đến từ sự lợi thế có sẵn rất nhiều, đó là sự chuẩn bị trước, vậy trong ngắn hạn, những người này không thể làm nên được điều gì, và khó có thể thành công.
    Tuy vậy, thế hệ 94 vẫn như là một điều gì đó đánh dấu sự chuyển đổi của hệ tư tưởng và tương lai của ĐN!
    Cảm ơn đã đọc :)!

    • Dear em;

      Anh đã đọc chia sẻ của em, phải nói là rất dài và nhiều day dứt.

      Entry này anh viết hòan toàn vào trải nghiệm của bản thân trong 36 năm qua. 36 năm cùng lắm chỉ là nửa đời người nên đưa ra các nhận xét về các thời kỳ, các thế hệ quả có hơi liều. Cuốn “Những kẻ xuất chúng” anh chưa đọc nên nếu có một vài ý trùng thì anh đã cảm thấy yên tâm hơn.

      Anh nghĩ rằng mỗi thế hệ ở mỗi thời kỳ sẽ có những khó khăn và những lợi thế khác nhau. Áp kinh nghiệm của thế hệ này cho thế hệ khác sẽ không phù hợp. Chỉ có một số thứ cốt lõi sẽ không bao giờ thay đổi cho dù ở bất cứ thời kỳ nào. Chính vì vậy có những cuốn sách viết từ đầu thế kỷ tới nay người ta vẫn tái bản, vẫn có ích cho mọi người.

      Lựa chọn cho mình một con đường đi rồi đi trên con đường đó là rất gian lan. Làm sao có thể cặm cụi đi trên con đường của mình một cách chậm chạp trong khi ngoài kia các tin tức về thu nhập trăm tỷ, những thành công chớp nhoáng vẫn cứ rào rào. Có ai đủ kiên nhẫn hy sinh một vài năm cho một dự án nào đó, ai đủ sức cống hiến liên tục nhiều năm cho tới khi có ngày có quả?Ai bình tâm tay trắng đi lên bên cạnh những cậu ấm sinh ra đã giàu. Cuộc sống con người không ngắn nhưng vì chúng ta tự băm nhỏ các khoảng thời gian đó, muốn mọi thứ thất dễ dàng, muốn mình cũng được như người khác, muốn hưởng thụ những món ăn ngon ở những quán đắt tiền, muốn đi xem rạp hàng tuần thay vì xem trên internet, muốn có những chuyến đi nghỉ dài ngày, muốn có xe ô tô,….
      Nhu cầu thì ngày càng nhiều mà sức bỏ ra thì muốn ngày một ít. Công nghệ phát triển đang thay thế dần những công việc mang tính lặp đi lặp lại một cách từ từ. Nếu đi viện bảo tàng thì giờ người ta không cần hướng dẫn viên nữa, mỗi người được phát một thiết bị có tai nghe, tới chỗ nào thì thiết bị đó tự nhận biết và hướng dẫn, hoặc mỗi cổ vật được đánh một số, bấm số trên thiết bị sẽ có hướng dẫn. Rồi tới lúc google sẽ dịch chuẩn xác, không có công việc văn phòng nào được làm bằng con người nữa.

      Cuộc sống sẽ ngày càng bế tắc với phần đông dân chúng. Chỉ có những người ở thượng tầng xã hội mới là người hướng lợi. Thật khó mà tin rằng 100 năm nữa thế giới này chưa loạn.

      Thanks.

      • Em đọc lại đoạn viết của mình cũng thấy có đôi chút không chặt chẽ, một vấn đề mà tác giả dùng cả một quyển sách dầy cộp còn chưa thể hiện hết được, thì em nghĩ chuyện nêu ra kết luận chuẩn xác là điều rất khó.
        Về suy nghĩ của anh, khi ban đầu đọc em thấy sự tiêu cực, nhưng khi đọc kỹ lại lần một, lần hai, em lại có suy nghĩ khác. Nó thực sự khá thú vị. Với em như vậy là đủ :D.

      • Chào anh, em đọc qua phân tích của anh và thấy anh là người có hiểu biết. E rất mong muốn nhận lời khuyên từ anh. Năm nay e 21 tuổi, trong khi nhiều người đồng trang lứa đang mải mê với những món hàng hiệu hay những cuộc vui ko bến thì em lại thuộc loại người chẳng ham gì lắm tới của cải vật chất… vậy liệu em có thành công trên con đường kinh doanh không mặc dù em chỉ có hứng thú với nó thôi( em coi kinh doanh là thú vui)

        • Dear em;
          Về lý thuyết thì khi ta thiếu cái gì đó ta mới phát sinh nhu cầu với nó. Ví dụ như khi đang no ta không có nhu cầu ăn; nhưng khi đói thì nhu cầu muốn ăn xuất hiện.
          Việc em không ham vật chất có thể xuất phát từ việc em cảm thấy đã đủ (no rồi ko có nhu cầu ăn thêm). Lúc này em làm việc với nhu cầu ở bậc cao hơn trong tháp maslow là muốn người khác tôn trọng, làm vì đam mê,.
          Làm vì thú vui, nếu được thì em nên xác định rõ hơn là nhằm thỏa mãn nhu cầu gì thông qua tháp maslow. Giống như chơi một trò chơi; ban đầu mình thấy vui, sau đó mình sẽ chán; thú vui thì không bền vững. Mà kinh doanh muốn thành công lại đòi hỏi rất kiên trì; nói chung anh thấy đã kinh doanh thì không vui được; vất vả lắm.
          VD

  4. Em sinh năm 1985, tuổi ta là đủ 30, tuổi tây thì thiếu 1. Như vậy tính theo tuổi tây là còn mấy tháng nữa bước qua băm (ba) – năm bản lề để luyện nội công và chuẩn bị phát triển (30 – 40). Em thích phân tích này của anh.

Leave a Reply to Anonymous Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here