Tài chính và Tiền tệ (P3: Cung cầu tiền)

44
92411

Khi một doanh nghiệp cần vay vốn, DN có thể vay ở các Trung gian tài chính (Ngân hàng thương mại) hoặc là huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua Trái phiếu, Cổ phiếu. DN thường huy động vốn vay ngắn hạn < 1 năm ở Trung gian tài chính và huy động vốn vay trung, dài hạn ở thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam thì hơi khác, thị trường chứng khoán mới chỉ mức sơ khai (Thị trường cận biên) nên các DN thường vay tiền cả ngắn, trung và dài hạn từ ngân hàng; chỉ có các doanh nghiệp lớn có niêm yết trên sàn chứng khoán mới phát hành cổ phiếu để có vốn.

Ngân hàng thương mại ngoài chức năng cho vay, thực hiện các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh thì còn là công cụ để ngân hàng nhà nước điều tiết cung tiền trong nền kinh tế.

Trong entry đầu tiên về Tài chính – Tiền tệ chúng ta biết rằng một trong các chức năng của tiền là làm phương tiện thanh toán. Lượng tiền phải ngang với lượng hàng hóa vật chất. Lượng tiền cần thiết đó gọi là cầu tiền.

Cầu tiền: Cầu tiền tỷ lệ nghịch với lãi suất vì vậy là đường thẳng dốc xuống. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu tiền:

– Thu nhập thực tế theo Năng lực sản xuất: khi năng lực sản xuất tăng thì sản lượng hàng hóa sản xuất ra tăng vì vậy sẽ cần một lượng tiền tăng tương ứng để cân bằng. Ví dụ như có 100.000 đồng tiền mặt, có 10 cái bút bi giá 10.000 đ. Nếu như có 20 cái bút bi trong khi vẫn có 100.000 đ thì vì khan hiếm tiền nên sẽ không trao đổi được 10 cái bút tăng thêm hoặc giá bút sẽ giảm đi còn 5000 đ. (Giá trị đồng tiền tăng lên)

– Mức giá cả tăng: Trước đây mua 1 cân gạo hết 10 đồng; nay mua một cân gạo hết 12 đồng vì vậy sẽ cần phải bổ sung thêm 2 đồng -> với cùng một lượng hàng hóa như cũ nhưng người ta phải nắm giữ nhiều tiền hơn. ham cau tien

Cung Tiền: Do chỉ có ngân hàng trung ương có chức năng này nên cung tiền là một số cố định không phụ thuộc vào lãi suất. Cách thức NHTW cung tiền nghiên cứu tại bài Hệ thống ngân hàng.

ham cung tien

Mô hình cung cầu tiền mo hinh cung cau tien

Mô hình cho thấy khi chính phủ tăng cung tiền thì sẽ khiến cho lãi suất giảm xuống mà giảm cung tiền thì sẽ khiến lãi suất tăng lên. Về lý thuyết thì cầu tiền và cung tiền luôn trở về trạng thái lãi suất cân bằng là I*. Nhưng thực tế là còn nhiều yếu tố về mặt tâm lý khác tác động lên mô hình này.

Tiến trình tăng cung tiền tác động tới lãi suất:

– Hiệu ứng tính thanh khoản: Đầu tiên khi chính phủ tăng cung tiền thông qua việc chi tiêu nhiều hơn hoặc thực hiện các chính sách tiền tệ nới lỏng thì sẽ làm lãi suất giảm.

– Hiệu ứng thu nhập: Khi lượng tiền cung ứng tăng lên người dân có thu nhập cao hơn vì vậy họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn khiến cho lãi suất giảm xuống tiếp.

– Hiệu ứng mức giá: Khi lượng tiền tăng lên thì do dư thừa tiền hơn so với hàng hóa vật chất nên giá cả hàng hóa tăng lên khiến cho lãi suất bắt đầu tăng trở lại.

– Hiệu ứng lạm phát: khi giá cả có chiều hướng tăng khiến người dân lo lắng rằng trong tương lai lạm phát sẽ còn tăng nữa nên người ta không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà chuyển sang mua vàng, nhà đất. Để thu hút vốn phục vụ cho nhu cầu vốn các ngân hàng phải tăng lãi suất để người tiêu dùng lại gửi tiền vào ngân hàng.

anh huong cua cung tien

Ta thấy khi chính phủ cung một lượng tiền thì hiệu ứng thanh khoản, hiệu ứng thu nhập làm lãi suất giảm còn lại hiệu ứng lạm phát và hiệu ứng mức giá làm lãi suất tăng. Tuy nhiên do lượng giảm, tăng và tốc độ tăng giảm khác nhau nên sinh ra ba trường hợp khác nhau a, b, c.

Lãi suất:

Ta thấy cung cầu tiền hay cung cầu vốn thì đều gặp nhau ở mức lãi suất mà cả hai bên đều thỏa mãn. Giả sử chúng ta là người có tiền và dự định cung tiền thông qua việc gửi tiền vào ngân hàng thì chúng ta hoặc là chấp nhận hoặc là không với mức lãi suất ấn định của ngân hàng. Để cho chúng ta đồng ý gửi tiền vào ngân hàng mà không mua vàng, nhà đất thì ngân hàng sẽ tự động điều chỉnh lãi suất tăng hay giảm tùy theo mức độ cầu tiền ở phía cho vay và chính sách tiền tệ của ngân hàng.

Lãi suất đơn là lãi suất được nhận vào đầu hoặc cuối kỳ: Ví dụ nếu ta gửi 10 đ vào ngân hàng với thời hạn 1 năm có mức lãi suất là 10% thì khi đến kỳ rút ta sẽ được 10 đ + 10%*10 = 11 đồng.

lai don

Trong thực tế ngay tháng đầu tiên thì ta đã được một khoản tiền là a= 10 + 10*10/12; và tháng kế tiếp sẽ phải tính trên con số a này. Với thời hạn nhỏ thì số tiền này không nhiều vì vậy có thể bỏ qua được; nhưng với thời gian dài hơn thì sẽ phải có hình thức lãi khác gọi là lãi kép (lãi suất lũy tiến)

Lãi kép có công thức tính:

lai kep

Thông thường thì lãi đơn áp dụng cho < 1 năm và lãi kép áp dụng cho > 1 năm.

Nhưng vì sức mua đồng tiền của ngày hôm nay và 1 năm tới là khác nhau do vấn đề lạm phát nên ta có khái niệm lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế là mức độ gia tăng của sức mua được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát

lai suat danh nghia

trong đó ∏ là lạm phát dự kiến. Đây là công thức Fisher, công thức cho rằng nếu như cung tiền tăng 1% sẽ làm lạm phát tăng 1% và làm lãi suất tăng 1%.

Để tính giá trị theo thời gian của tiền ta có:

gia tri thuc

Ví dụ nếu như hỏi 100 đồng 1 năm nữa sẽ có giá trị bao nhiêu ở hiện tại biết lãi suất bằng 10%?

C=100/(1+0,1)= 90,9 đồng; -> 100 đồng 1 năm tới sẽ tương ứng với 90,9 đ ở hiện tại nếu quy ra sức mua.

Nếu như một trái phiếu có thời hạn 1 năm có mệnh giá 100 đ, giá bán hiện tại là 90,9đ thì có nghĩa là nó tương đương với việc gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 10%/năm. nếu giá bán hiện tại là 85 đ thì trái phiếu đó đang được hưởng lãi suất là:

i= (100 -85)/85= 17,6%.; lãi suất này được gọi là lãi suất hiệu quả

Trong trường hợp ta gửi 100 đ vào NH trong 1 năm với lãi suất 10%; nếu ta nhận lãi sau thì ta được 110 đ; nhưng nếu ta nhận lãi trước thì lãi suất thực của khoản cho vay này là : (100-90)/90=11,1%

Vì vậy thông thường thì lãi suất của lãi trả sau bao giờ cũng cao hơn lãi suất của lãi trả trước; còn nếu bằng nhau thì nên chọn lãi trả trước.

Ghi nhớ

– Cung cầu vốn thể hiện mối quan hệ Cung – Cầu giữa người cần vốn để đầu tư và người gửi tiết kiệm thông qua Thị trường chứng khoán hoặc Trung gian tài chính.

– Cung cầu tiền thể hiện mối tương quan giữa lượng tiền – Lãi suất – Lạm phát. Các hiệu ứng khi tăng cung tiền là Thanh khoản -Thu nhập – – Mức giá – Lạm phát

– Quy tắc 70 là quy tắc để tính nhanh lãi suất kép: nếu như một con số nào đó tăng trưởng x% mỗi năm thì sau 70/x năm nó sẽ tăng gấp đôi. Ví dụ nếu như bạn gửi 100.000.000 đ vào ngân hàng với lãi suất 5%/ năm thì sau 14 năm số tiền này sẽ tăng gấp đôi. Nếu như bạn gửi trong 140 năm thì số tiền này = 2^{10} * 100.000.000 đ = 1024 * 1tr= 1,024 tỷ.

(Quy tắc 69, quy tắc 70 thì đều là tên gọi khác của nguyên tắc này thể hiện lấy 69 và 72 chia thay vì 70. 72 thường dùng với lãi suất ngân hàng; GDP thường dùng quy tắc 70 hoặc 69)

Áp dụng thực tế 16/12/2014

Để giúp có cái nhìn thực tế mối quan hệ cung cầu tiền và vốn, chúng ta nghiên cứu tình hình cụ thể của nước Nga hiện nay:

Năm 2014 Nga sát nhập Crưm lấy từ Ukraine với cách thức là bỏ phiếu của dân chúng. Đây rõ ràng là một sự xâm chiếm và các quốc gia không ai muốn có một tiền lệ như vậy cả.

Các quốc gia trên thế giới hầu hết là tập hợp nhiều vùng đất có văn hóa rất khác nhau và thường là những vùng tự trị trước đó, vì một lý do nào đó mà kết hợp lại thành một đất nước. Nếu như các vùng này thấy rằng Crưm có thể làm được thì sẽ kích thích họ làm tương tự. Đó là còn chưa bàn tới việc nước khác xúi giục, mua chuộc để vùng lãnh thổ đó bỏ phiếu đi theo.

Trung quốc đáng nhẽ nên là nước phản đối nhiều nhất bởi vùng đất tự trị Tân Cương cũng có thể làm như Crưm, nhưng thời điểm đó TQ không lên tiếng phản đối, có lẽ để đổi lại sự ủng hộ của Nga tại Biển Đông.

Kể từ khi Nga sát nhập Crưm, các nước châu âu liên tiếp ra các lệnh trừng phạt về kinh tế, hạn chế đi lại một số quan chức. Điều này dẫn tới những ảnh hưởng sau về mặt tiền:

– Các nhà đầu tư lo ngại vì vậy họ không đầu tư vào Nga nữa, rút vốn ra khỏi Nga: Năm nay có 134 tỷ usd đã rút khỏi Nga, năm tới 2015 dự kiến là 80 tỷ.

– Một số hàng hóa Nga bị cấm xuất khẩu vì vậy chỉ tiêu thụ trong nước.

– Hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào Nga kém cạnh tranh hơn do đồng rúp mất giá nhưng người dân vẫn không thể ngừng hoàn toàn được. Phải cần đô la mỹ để mua hàng nước ngoài -> đô càng thiếu hụt.

– Cùng thời điểm này giá dầu giảm tới gần 40% chạm mức 60usd/ thùng (trước >100 usd/thùng). Dầu mỏ, khí đốt là nguồn xuất khẩu chiếm tới một nửa thu ngân sách của Nga chưa kể tiền thu về là USD.

– Người dân mất niềm tin vào đồng rúp nên chuyển sang tài sản khác để lưu trữ (USD, nhà đất, vàng,…)

Trên thị trường, lượng USD suy giảm trong khi nội tệ rúp không đổi khiến cho đồng rúp mất giá trước USD. Ngân hàng Tw Nga phải bơm ra dự trữ ngoại tệ hoặc là tăng lãi suất để giảm lượng tiền rúp trong lưu thông.

Sáng nay 16/12 Nga tăng lãi suất huy động từ 10,5% lên 17%, điều này sẽ kéo theo hệ quả sau:

– Người dân sẽ thích gửi tiền rúp hơn là chi tiêu -> lượng tiền rúp trong lưu thông giảm -> lạm phát giảm.

– Người dân thay vì tích trữ usd thì bán usd để lấy rúp gửi ngân hàng -> đồng rúp đỡ mất giá hơn.

Tất nhiên điều này sẽ kéo theo hệ quá kép. Thứ nhất là khiến tổng chi tiêu (tổng cầu) suy giảm -> nhu cầu hàng hóa suy giảm -> sản xuất đình đốn. Thứ hai là khiến cho chi phí sử dụng vốn cao -> DN ngại đầu tư, mở rộng sản xuất. Hai ảnh hưởng kép này sẽ khiến Nga không thể tăng GDP như mong muốn cho cả năm nay và năm sau.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/nga-tang-lai-suat-gap-doi-truoc-nguy-co-khung-hoang-tien-te-3121057.html

Comments

comments

44 COMMENTS

  1. Cho em hỏi với ạ Tác động của việc cung ứng tiền dư thưa và thiếu hụt trong nền kinh tế. Lấy ví dụ minh họa. Em là người nước ngoài hy vọng anh/chị sẽ giúp đỡ ạ.

    • Dear em;
      Tiền là một loại hàng hóa tuân theo quy luật cung cầu. Cung tiền dư thừa có nghĩa là nó vượt quá nhu cầu thực sự cần dẫn tới lạm phát (mức giá tăng). Cung tiền thiếu hụt làm cho sản xuất kinh doanh bị đình đốn có thể dẫn tới giảm phát.

      Ví dụ chính phủ điều chỉnh cung tiền thông qua trần lãi suất. Khi lãi suất giảm thì thì kích thích doanh nghiệp vay vốn sản xuất xuất kinh doanh nhưng cũng kích thích người dân rút tiền ra tiêu sài, chuyển sang kênh đầu tư khác (vàng, chứng khoán, nhà đất). Sản xuất kinh doanh thì có độ trễ không thể bù kịp tốc độ tiêu dùng dẫn tới giá cả tăng, lạm phát tăng. Khi lãi suất tăng thì kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn với lãi suất cao hơn nên họ thu hẹp sản xuất KD.

  2. Cho em hỏi với ạ
    Câu hỏi: Tác động của việc cung ứng tiền dư thừa và thiếu hụt đối với nền kinh tế. Lấy ví dụ minh họa.
    Giúp em với ạ

  3. Dạ cho em hỏi: Nếu Ngân Hàng TW muốn duy trì mức lãi suất ban đầu thì Ngân Hàng TW phải làm gì? Các công cụ mà Ngân Hàng TW sử dung rong TH này là gi?

  4. những yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cầu, tổng cung tiền có liên quan đến lạm phát
    nguyên nhân, hậu quả của lạm phát
    vd ở 1 nước cụ thể

    • Dear em;

      – Sông ngòi giúp thoát và cung cấp nước.

      – Sông ngòi giúp vận chuyển con người và hàng hóa

      – Cung cấp thủy sản cho con người. Con người cũng có thể nuôi trồng thủy sản trên sông ngòi bằng các bè cá.

      Các nền văn minh trên thế giới đều xuất hiện xung quanh các con sống lớn. Sông giúp cung cấp cá, cung cấp phù sa và nước cho nông nghiệp, cung cấp nước uống cho con người và gia xúc, giúp vận chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác với giá rẻ.

  5. ah chị ơi giải giúp e câu này với
    câu hỏi
    Có hai nước, Nước Tương và Nước Mắm. Ở Nước Tương, công chúng nắm giữ 40% M1
    dưới dạng tiền mặt, và tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1 0%. Hãy ước tính cung tiền sẽ tăng bao
    nhiêu khi tiền gửi bằng tiền mặt tăng 1.000 tỷ bằng cách hoàn tất bảng sau.
    Cùng lúc đó, ở Nước Mắm, toàn bộ giá trị khoản vay được ký gửi trong hệ thống ngân
    hàng và công chúng không giữ khoản vay dưới dạng tiền mặt. Hãy tính số nhân tiền của
    Nước Tương và Nước Mắm. Điều này nói lên điều gì về mối quan hệ giữa mong muốn
    giữ tiền mặt của công chúng và số nhân tiền tệ?
    (Đơn vị: tỷ đồng)
    Đợt Tiền gửi Dự trữ bắt buộc Dự trữ vượt mức Cho vay Giữ bằng tiền mặt
    1 1.000 100 900 900 ?
    2 ? ? ? ? ?
    3 ? ? ? ? ?
    4 ? ? ? ? ?
    5 ? ? ? ? ?
    Tổng ? ? ? ? ?

  6. anh chị giúp em trả lời câu hỏi này nha?
    Một nước có thặng dư tài khoản vãng lai là 10 tỷ nhưng lai thâm hụt trong tài khoản vốn 6 tỷ
    a. Cán cân thanh toán của nước đó có thặng dư hay thâm hụt? Dự trữ của nước này tăng lên hay giảm xuống?
    b. NHTW đang mua vào hay bán ra đồng ngoại tệ (trong tọa độ tỷ giá hối đoái cố định) hãy giải thích

    • Dear em;
      Câu hỏi của em phải post trong entry phân tích về Bảng cán cân thanh toán mới đúng https://chienluocsong.com/ty-gia-hoi-doai-p4-cua-ktvm/
      Thặng dư tài khoản vãng lai là 10 tỷ. Tài khoản vãng lai là 1.Xuất nhập khẩu hàng hóa, 2.Xuất nhập khẩu dịch vụ, 3.Chuyển giao, 4.Các khoản thu nhập nhờ đầu tư.
      Thâm hụt tài khoản vốn là 6 tỷ. Tài khoản vốn là 1.FDI:đầu tư trực tiếp vào VN, 2.Các khoản VN đi vay trung và dài hạn, 3. Các khoản vay ngắn hạn, 4.Các khoản đầu tư theo danh mục FPI

      Ví dụ cho dễ hiểu
      – Tổng giá trị xuất khẩu – Tổng giá trị nhập khẩu = 10 tỷ
      – Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài – Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào trong = – 6 tỷ
      a.Cán cân thanh toán nước đó thặng dư 4 tỷ. dự trữ ngoại hối nước này tăng lên 4 tỷ.
      b. NHTW đang mua vào ngoại tệ vì DN XK thu về usd nhưng chi phí của DN lại theo VNĐ, họ cần đổi usd ra VNĐ để chi trả cho nguyên vật liệu, nhà xưởng, nhân công,..đó là trong tình huống tỷ giá hối đoái cố định.

      Trong trường hợp tỷ giá hối đoái thả nổi thì do nguồn cung tiền usd > nguồn cầu tiền usd nên tỷ giá ngoại hối sẽ giảm tương ứng, thị trường tự điều chỉnh. NHTW không cần phải mua vào usd. Tuy nhiên lúc này do tỷ giá giảm khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn ở thị trường nước ngoài, khiến cho thặng dư giảm xuống.

      anh V.D

  7. Anh cho e hỏi vs ạ. Theo như bài anh viết ở trên thì thu nhập tăng lên, ng dân sẽ có nhiều tiền hơn nên sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, dẫn đến lãi suất GIẢM
    . Nhưng theo cô giáo của e dạy thì thu nhập tăng sẽ làm tăng nhu cầu nắm giữ tiền và làm dịch chuyển đường cầu sang phải dẫn đến lãi suất TĂNG.
    Anh có thể giúp em hiểu rõ hơn k ạ?

    • Dear em;
      Câu hỏi của em rất hay; đặt nhiều thắc mắc sẽ giúp chúng ta hiểu hơn.

      Câu em trích dẫn ở trên là thuộc vê hiệu ứng thu nhập nằm trong 4 hiệu ứng khi tăng cung tiền. Còn câu kết luận của cô em là thuộc về đường cầu tiền rồi.

      Khi thu nhập tăng lên có nghĩa là nhìn chung lương của mỗi cá nhân tăng lên. Ví dụ trước đây thu nhập 1 triệu, nay tăng lên 2 triệu. Vậy 1 triệu lấy đâu ra ? 1tr này lấy từ ngân hàng, Nhiều người có nhu cầu vay tiền trong khi NHTW giả sử không có động thái tăng cung tiền thì sẽ làm lãi suất tăng lên.

      Ở trên nó chính là “Thu nhập theo năng lực sản xuất” thay đổi làm dịch chuyển đường cầu.

      Nếu anh em nào quan tâm tới chủ đề này ta cùng bàn luận nhé.
      cảm ơn em.

      • Dear anh
        E cảm ơn rất nhiều. Bởi câu hỏi này em cũng đã thắc mắc từ lâu. Bây giờ e đã hiểu ra rồi. E tóm tắt lại ntn anh xem đúng ko nhé
        TH1 Thu nhập tăng khi cung tiền tăng, ng dân gửi tiền vào NH nhiều hơn, LS giảm
        TH2 Thu nhập tăng khi cung tiền ko tăng, tăng nhu cầu vay tiền, LS tăng

      • LS ở đây là lãi suất NH cho vay đúng ko ạ?
        E chợt nghĩ là tại sao họ ko nói rõ ra. Tại vì nếu chỉ nói LS thì ta cũng có thể hiểu là lãi suất của người dân nhận được khi gửi tiền mà?

  8. Anh ơi!
    Em mới học xong phần tiền tệ ở VN, trong đó có phần liên hệ thực tế cung-cầu ở VN á anh. Em không biết ghi sao nữa, Anh giúp em với. Cảm ơn anh

  9. Nếu nền kinh tế phát triển thì cầu tiền như thế nào? Làm lãi suất tăng hay giảm? Vì sao?
    Phân tích mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp?
    a giúp e trl 2 câu này đc ko ạ

    • Híc nếu như là câu hỏi kiểm tra trong chương trình thường thì việc trả lời rất bài bản, còn anh trả lời từ thực tế thôi.
      Phát triển kinh tế đi liền với tăng trưởng kinh tế, nó có nghĩa là nền kinh tế có nhiều hàng hóa sản xuất ra hơn vì vậy cầu tiền dịch phải. Cầu tiền dịch phải mà cung tiền không tăng kịp thì lãi suất sẽ tăng lên.

      Ví dụ: Hiện các doanh nghiệp địa ốc tung ra rất nhiều các sản phẩm là nhà chung cư, biệt thự, nhà nghỉ dưỡng. Nhà đầu tư cần tiền để mua nhà, một kênh quan trọng là họ vay ngân hàng. Nếu Ngân hàng trung ương giữ nguyên các thông số như dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu,….làm cho cung tiền không đổi thì ngân hàng thương mại sẽ phải huy động tiền đó từ người gửi bằng cách tăng lãi suất huy động. Vì số người có nhu cầu vay cao trong khi tiền thì có hạn nên lãi suất cho vay cũng tăng.

      Trường hợp ngược lại, nếu kinh tế đi xuống thì người ta không mặn mà đầu tư vì đầu tư để sản xuất ra hàng hóa nào đó cũng không bán được. Người ta gửi tiền thừa vào ngân hàng. Ngân hàng lúc đó cũng chẳng cho ai vay được nên lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm xuống.

      Khi một doanh nghiệp phát hành chứng khoán lần đầu ra công chứng người ta gọi là IPO. Họ làm điều đó ở Thị trường chứng khoán sơ cấp. Lúc này tiền từ nhà đầu tư chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp. Khi nhà đầu tư cầm trong tay chứng khoán của doanh nghiệp anh ta sẽ trao đổi nó ở thị trường thứ cấp. Lúc này tiền sẽ chuyển từ nhà đầu tư này tới nhà đầu tư khác.

      Thị trương sơ cấp chỉ hoạt động khi DN phát hành còn thị trường thứ cấp hoạt động liên tục. Điều kiện để một DN phát hành chứng khoán rất khắt khe nhằm đảm bảo rằng chứng khoán đó thực sự mang giá trị chứ không phải là một tờ giấy lộn. Trong khi điều kiện để mua bán chứng khoán ở thị trường thứ cấp lại là thuận mua vừa bán. Do đặc điều kiện mua bán khác nhau vì vậy người ta phải tách ra làm hai.

      Nếu không có thị trường thứ cấp thì có nghĩa là NĐT mua ở thị trường sơ cấp cứ giữ cổ phiếu đó và hàng năm lĩnh cổ tức. Lúc này NĐT sẽ không mặn mà mua cổ phiếu vì lúc đó tiền anh ta bị găm lại đó và không thể lấy lại được một cách nhanh chóng khi cần.
      ———–

  10. ad cho hỏi ạ?
    Giá trị các khoản giao dịch giảm làm cầu tiền tăng hay giảm hay không đổi ạ?

    • Dear em;
      (Đã chỉnh sửa )
      Đường cầu tiền tăng giảm phụ thuộc vào:
      – Khối lượng hàng hóa/dịch vụ giao dịch tăng hay giảm
      – Giá trị mỗi đơn vị hàng hóa dịch vụ tăng hay giảm
      – Số lượng giao dịch tăng/giảm trong một thời kỳ (Liên quan tới tốc độ lưu chuyển tiền)

      Lấy ví dụ trong một thị trường có 4 người A, B, C và D; trong thị trường này có 2 cái cày. Giá mỗi cái cày (nếu có trao đổi là 100 đồng). A và B đang sở hữu còn C và D thì không. Lý tưởng thị trường này sẽ có 200 đồng để cân đối với 2 cái cày.
      – Nếu như A và B không muốn bán cày hoặc muốn bán nhưng không thỏa thuận được giá với C và D hoặc C và D cũng chẳng muốn mua thì cũng chẳng cần tới tiền.
      – Nếu A,B,C,D trao đổi mua bán với nhau với tần suất càng cao thì càng cần nhiều tiền -> Cầu tiền tăng.
      – Nếu như bổ sung vào thị trường thêm càng nhiều cày thì giá cho mỗi cái cày sẽ giảm đi theo nguyên tắc cung cầu -> Cầu tiền giảm. Nhưng nếu bổ sung thêm anh E và F thì lượng giao dịch tăng lên khiến cho cầu tiền tăng; hiệu ứng tăng giảm có thể cân đối nhau khiến cầu tiền không đổi.
      – Nếu rút bớt ra khỏi thị trường 1 cái cày khiến cho cung cày giảm -> Cầu tiền giảm. Nhưng giả sử cung giảm mà cầu vẫn vậy có thể khiến cho giá cày tăng gấp đôi -> cầu cày không đổi.

      Câu hỏi của em là “Giá trị các khoản giao dịch giảm là cầu tiền thay đổi như thế nào?”. “Giá trị giao dịch” có thể hiểu là giá một cái cày đã giảm xuống. Giá cày giảm xuống có thể xuất phát từ số lượng cày tăng lên hoặc cũng có thể xuất phát từ cầu cày giảm xuống. Nếu xuất phát từ số lượng cày tăng lên thì mặc dù giá trị mỗi giao dịch giảm đi nhưng số lượng giao dịch lại tăng lên -> Cầu tiền tăng. Nếu xuất phát từ người có nhu cầu mua cày ít đi thì sẽ làm cầu tiền giảm.

      Nếu “các khoản giao dịch” ở đây được hiểu là tổng giá trị các giao dịch trong một thời kỳ thì câu trả lời là cầu tiền giảm.

      thanks.

  11. ad cho e hỏi với ạ:
    nếu gia tăng sử dụng máy rút tiền ATM làm giảm cầu tiền tác động như thế nào tới thị trường tiền tệ?

    • Dear em;

      Anh nghĩ rằng trạm rút tiền ATM chỉ là một hình thức giao dịch của ngân hàng. Thay vì khách phải tới ngân hàng làm thủ tục rút tiền thì họ làm ở ATM. Gia tăng trạm ATM chỉ làm gia tăng tiện ích của NH, giúp khách hàng có thêm lựa chọn chứ khó ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ được.

      Ngoài ra hành vi của người tiêu dùng là khi cầm tiền mặt họ sẽ có xu hướng tiêu dùng cân nhắc hơn là tiêu bằng thẻ ATM, nhiều trạm ATM sẽ khiến người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc tiền mặt nhiều hơn. Tuy nhiên cái này cũng chỉ là dự đoán chứ chẳng ai chứng minh được.

      Thực tế là thế còn lý thuyết thì có thể sẽ khác em nhé.

      anh V.D

      • e thưa a là e sắp thi môn vĩ mô, thầy có đưa câu hỏi là:trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa, sử dụng mô hình Mundell- flanming để phân tích điều gì xảy ra với sản lượng, tỉ giá hối đoái danh nghĩa và cán cân thương maijkhi việc sử dụng máy ATM tự động gia tăng làm cầu tiền giảm( giá cả cố định, có chế tỉ giá thả nổi và luồng vôn chu chuyển hoàn hảo).ạ!

  12. anh ơi cho em hỏi chút các biện pháp tăng cung tiền trong ngắn hạn và dài hạn là như thế nào vậy anh. em không hiểu , anh có thể trình bày rõ hơn 1 chút được không , em cam ơn.

  13. anh ơi, anh giải đáp giúp em câu này được không ạ?
    Nếu NHNN tuyên bố tăng cung tiền trong tương lai nhưng không thay đổi cung tiền trong hiện tại thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá cả trong tương lai và hiện tại?

    • Hi em anh trả lời thế này:
      Có một số tình huống thực tế thế này:
      1. Trước mỗi dịp tết, ngân hàng nhà nước thường tuyên bố công khai là sẽ bơm ra một lượng tiền lớn rồi hết tết lại hút tiền về
      Điều này nhằm cho người dân tin rằng ngân hàng sẽ đủ thanh khoản vì vậy họ sẽ không ồ ạt rút tiền. Ngân hàng hứa hút tiền về cũng sẽ khiến người dân tin rằng sẽ không có lạm phát. Như vậy là nếu như NHNN tuyên bố tăng cung tiền nhưng kèm theo là sẽ giảm cung tiền thì sẽ không làm biến động về giá ở cả hiện tại lẫn tương lai.
      2. Cục dự trữ liên bang Mỹ tuyên bố là sẽ tiếp tục có các gói nới lỏng định lượng QE
      Nới lỏng định lượng sẽ tác động vào tổng cầu, tổng cầu tăng sẽ kích thích nền sản xuất phát triển theo.Nhưng sản xuất không thể theo kịp với tốc độ cung tiền nên tiền sẽ mất giá trong tương lai. Nhưng đồng đô la là đồng trao đổi quốc tế nên lạm phát được chia đều cho cả thế giới.
      Ở hiện tại, tuyên bố này sẽ tác động tới tâm lý của nhà đầu tư, công ty, người dân. Logic họ sẽ hiểu rằng đồng đô la sẽ kém giá trị hơn trong tương lai. Bạn sẽ phản ứng ra sao khi biết rằng đồng VND sẽ mất giá 50% trong năm tới? Bạn sẽ phải rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trong ngân hàng ra để mua nhà, vàng bạc, hàng hóa, mua ngoại tệ mạnh,….Cầu hàng hóa sẽ không thể theo kịp cung vì vậy đồng tiền sẽ mất giá ngay ở hiện tại.

      Tóm lại, việc tuyên bố tăng cung tiền trong tương lai sẽ tác động tới tâm lý của các đối tượng trong nền kinh tế ở hiện tại. Tùy vào mức độ tăng cung tiền mà tác động sẽ khác nhau khi mỗi đối tương cân đo lợi hại. Thường là ảnh hưởng tới giá ngay ở hiện tại.

      1. Ngân hàng thương mại:phương pháp tăng cung tiền thường là giảm lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất huy động,…Ngân hàng biết rằng trong tháng tới điều này xảy ra vậy tháng này họ sẽ phản ứng ra sao? họ sẽ tạm dừng huy động tiền gửi vì tháng tới sẽ huy động với lãi suất thấp hơn, họ sẽ tăng cường cho vay ra vì sẽ neo được lãi suất cho vay ở lãi suất cao. Kết quả là sẽ ít tiền bị hút về trong khi nhiều tiền bị đẩy ra -> giá tăng.
      2. Doanh nghiệp biết rằng lãi suất tháng tới sẽ giảm vì vậy nếu bắt buộc phải vay thì sẽ vay với lãi suất thả nổi hoặc là chỉ vay hết tháng, tháng sau trả rồi vay lại. Doanh nghiệp cũng biết rằng tăng cung tiền sẽ làm đồng VND trở nên mất giá trị hơn trước các đồng tiền khác vì vậy có thể dừng việc bán đô la cho ngân hàng. Mức độ ảnh hưởng của DN nói chung không nhiều.
      3. Hộ gia đình những nhà nhiều tiền thì nhanh chóng chuyển tiền mặt, tiền gửi sang các loại tài sản có giá trị khác hoặc đơn giản hơn là gửi ngân hàng với lãi suất cố định. Điều này làm tăng cầu khiến giá tăng ngay ở hiện tại. Hộ gia đình những người ít tiền thì chẳng quan tâm tới điều này.

      Chính phủ tăng cung tiền sẽ khiến doanh nghiệp tin rằng nhu cầu hàng hóa trong tương lai tăng, người dân tin rằng tương lai sẽ có nhiều việc làm hơn. Nhưng nói chung những tác động này là yếu.

      thanks.

  14. Hi em.
    Thị trường vốn thay đổi như sau:
    1. Nền kinh tế có tăng trưởng cao hơn trước:
    + Ảnh hưởng tới đường cung vốn: Tăng trưởng cao hơn có nghĩa là thu nhập cao hơn thuộc về biến của cải và thu nhập. Khi người dân có thu nhập tăng hơn họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua trái phiếu, cổ phiếu nhiều hơn nhờ vậy cung vốn tăng. Đường cung vốn dịch phải.
    + Ảnh hưởng tới đường cầu vốn: Tăng trưởng cao hơn có nghĩa là cơ hội sinh lời tốt hơn vì vậy Doanh nghiệp sẽ có nhu cầu mở rộng kinh doanh vì vậy sẽ cần nhiều vốn hơn. Đường cầu vốn dịch phải.
    Cả hai đường cung cầu vốn sẽ cùng dịch phải, lãi suất tăng hay giảm tùy thuộc vào lực nào mạnh hơn.
    https://chienluocsong.com/tai-chinh-va-tien-te-p2-cung-cau-von-va-cung-cau-tien/
    2. Thị trường kỳ vọng lạm phát sẽ tăng cao:
    + Ảnh hưởng tới đường cung: Người dân thường tư duy rằng khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng sẽ tăng vì vậy ảnh hưởng không đáng kể.
    + Ảnh hưởng tới đường cầu: Khi doanh nghiệp kỳ vọng rằng sắp tới lạm phát sẽ tăng, điều đó có nghĩa là 10 đồng tại thời điểm này sẽ có giá trị hơn so với tương lai. Nếu như anh ta phát hành cổ phiếu giá 10đ vào lúc này thì thực tế trong tương lai anh ta chỉ phải trả 9 đồng để mua lại. Điều quan trọng nữa là lúc này lãi suất ngân hàng cũng chưa điều chỉnh tăng tương ứng với thời điểm lạm phát nên người dân sẵn sàng mua của anh hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Nhu cầu vốn sẽ tăng, đường cầu vốn dịch phải.
    Kết quả là lãi suất tăng.
    3. Nguồn thu thuế giảm đột ngột và thâm hụt ngân sách của chính phủ gia tăng
    Thuế là nguồn thu chủ yếu của chính phủ. Khi thu thuế giảm thì tổng thu ngân sách giảm trong khi tổng chi ngân sách vẫn chưa điều chỉnh kịp. Kết quản là sẽ khiến cho thâm hụt ngân sách chính phủ gia tăng. Chính phủ sẽ phải tìm cách bù đắp vào khoản thâm hụt này bằng các khoản vay (vay nợ nước ngoài, phát hành trái phiếu) bên cạnh việc thắt chặt chi tiêu.
    Thắt chặt chi tiêu sẽ khiến cho nhu cầu vốn giảm, đường cầu dịch trái. Kết quả làm lãi suất giảm.
    4. Ngân hàng trung ương tuyên bố lãi suất sẽ tăng trong năm sau
    Đây thuộc về chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhưng ngân hàng không làm ngay mà lại thông báo về một thời điểm trong tương lai:
    Trên thị trường tiền tệ : Người vay tiền sẽ vay trước thời điểm lãi suất tăng với tỷ giá cố định. Người cho vay không có phản ứng ở hiện tại nhưng họ sẽ cố gắng thu hồi tiền về từ các khoản đầu tư khác để gửi tiền vào ngân hàng khi lãi suất tăng. Nếu phải gửi vào ngân hàng tại thời điểm này thì họ sẽ gửi với lãi suất thả nổi.
    Trên thị trường vốn: Nhà đầu tư có thể bán đi cổ phiếu mình nắm giữ để thu hồi tiền về gửi ngân hàng. Khi một DN muốn huy động thêm vốn trên thị trường này thì nhà đầu tư cũng không mặn mà mua như trước đây. Doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường tiền tệ với lãi suất cố định cho rẻ. Như vậy cả cầu vốn và cung vốn đều giảm. Lãi suất có thể giữ nguyên, tăng giảm tùy thuộc vào lực nào mạnh hơn.
    Chú ý là một nhà đầu tư trên thị trường vốn có hai nguồn thu chính là 1. Cổ tức và 2. Mua bán cổ phiếu lấy chênh lệch. Cổ tức quy ra % chính là lãi suất. Các khoản chênh lệch do mua bán chỉ là tiền từ người này chảy sang người khác. Ở Việt Nam thường các nhà đầu tư trông chờ vào khoản thu thứ 2 mà không phải khoản thu từ cổ tức.

    • anh có thể giải thích thêm giúp e hiểu hơn phần a đã viết trong trường hợp thứ 3 được ko? E ko hiểu tại sao khi thị trường vốn thay đổi thì “nguồn thu thuế giảm đột ngột”. Theo trường hợp 1 mà a đã viết thì thị trường vốn thay đổi- tăng trưởng kinh tế cao hơn trước, lúc này thu nhập người dân tăng, DN cần vốn để mở rộng sx thì chính phủ sẽ thu được nhiều thuế hơn trước, vậy thì sao nguồn thu thuế giảm đột ngột?. Theo trường hợp 2, thị trường vốn thay đổi – lạm phát kỳ vọng sẽ tăng. Trong giai đoạn này DN càng huy động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì chính phủ sẽ thu được nhiều thuế hơn trước, vậy thì sao nguồn thu thuế giảm đột ngột? nguồn thu thuế chính của chính phủ chủ yếu từ các DN sản xuất thương mại thì tại sao giảm khi các DN đang đóng thuế, không biết việc giảm này còn nguyên nhân nào khác nữa ko?
      (chân thành cám ơn các bài viết rất hữu ích của a ! ?)

  15. vậy anh có thể giúp em trả lời câu hỏi này không ạ?
    thị trường vốn vay thay đổi như thế nào nếu như
    -nền kinh tế t=có tăng trưởng cao hơn trước
    -thị trường kì vọng lạm phát sẽ tăng cao
    -nguồn thu thuế giảm đột ngột và thâm hụt ngân sách của chính phủ gia tăng
    -ngân hàng trung ương tuyên bố lãi suất sẽ tăng rong năm sau

  16. Anh có thể giải thích cho em về mối liên hệ giữa việc tăng cung tiền và bội chi ngân sách được không, vì trong bài em chưa thấy anh đề cập đến

  17. Hi anh Dũng,

    Trong bài anh có viết: “Mô hình cho thấy khi chính phủ tăng cung tiền thì sẽ khiến cho lãi suất giảm xuống mà giảm cung tiền thì sẽ khiến lãi suất tăng lên. Về lý thuyết thì cầu tiền và cung tiền luôn trở về trạng thái lãi suất cân bằng là I*”
    Một cách toán học thì ta có thể nhìn thấy điều trên rất logic.
    Anh Dũng có thể giải thích thực tế tại sao khi chính phủ tăng cung tiền thì lãi suất lại giảm xuống ? Và kinh tế luôn có “trade-off”, câu hỏi là khi lãi suất giảm xuống thì trade-off là gì.

    Thân,

    • Cảm ơn câu hỏi của em. Anh xin trả lời em dựa trên hiểu biết của anh, nếu chưa trúng thì ta sẽ trao đổi thêm.
      1. Tại sao khi chính phủ tăng cung tiền thì lãi suất giảm xuống?
      Câu trả lời căn vào phương pháp cụ thể mà ngân hàng nhà nước sử dụng để tăng cung tiền.
      – Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: điều này làm tăng số tiền khả dụng cho vay của NHTM, làm giảm bớt áp lực huy động tiền gửi -> giảm lãi suất huy động.
      – Mua vào trái phiếu chính phủ: NHTM bán trái phiếu chính phủ và thu về tiền mặt làm tăng số tiền khả dụng cho vay -> làm giảm áp lực huy động tiền gửi -> giảm lãi suất huy động.
      – Giảm lãi suất chiết khấu: NHTM có thể vay tiền từ NHTW với giá rẻ hơn là huy động với lãi suất hiện tại -> giảm lãi suất huy động.
      – Phương án áp trần huy động tác dụng trực tiếp vào lãi suất huy động.
      2. Kinh tế luôn có sự đánh đổi (Trade-off)
      Quy luật đánh đổi là quy luật chung trong mọi thứ; khi được cái này ta sẽ mất cái kia. Kinh tế học nghiên cứu hành vi của chính phủ, NSX, người tiêu dùng mà các đối tượng này cũng nằm trong quy luật chung vì vậy trong kinh tế học luôn có sự đánh đổi.
      Sự đánh đổi trong kinh tế học thể hiện ở “Chi phí cơ hội”; trong kinh tế học khi nhắc tới chi phí thì đều là chi phí cơ hội.
      3. Lãi suất giảm xuống thì cái giá phải trả là gì?
      – lãi suất giảm xuống sẽ khiến cho người có tiền không muốn gửi tiền vào ngân hàng. Không gửi vào ngân hàng thì họ có thể 1.Đầu tư vào thị trường chứng khoán; 2.Mua vàng, ngoại tệ; 3.Đầu tư vào nhà đất; 4.Đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hoặc là mua hàng tiêu dùng, ăn chơi.
      – Việc giảm lãi suất huy động sẽ kéo theo giảm lãi suất cho vay làm những người có nhu cầu đầu tư nhưng lại không có tiền có thể vay tiền ngân hàng với giá rẻ hơn -> kích thích họ đầu tư sxkd
      -> Như vậy lãi suất giảm sẽ kích thích được tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng sự đánh đổi ở đây là vì sản xuất không thể theo kịp với lượng cung tiền nên sẽ làm tăng cung tiền quá nhiều so với cầu tiền thực tế -> Làm giá hàng hóa tăng (lạm phát)
      các bài liên quan:
      https://chienluocsong.com/tai-chinh-va-tien-te-p4-he-thong-ngan-hang/
      https://chienluocsong.com/he-thong-ngan-hang-p3/
      https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p2-chi-phi-co-hoi/
      và đặc biệt là bài https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p29-tong-chi-tieu-va-thu-nhap/

Leave a Reply to oanh Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here