Sách: Sự sống sau cái chết ( P1: Chết có là hết ? )

3
10004

Ai cũng phải chết và ai cũng sợ chết. Chúng ta sợ chính mình chết và người thân của mình chết. Ta sợ rằng sẽ không còn được hưởng thụ những thứ ở thế giới vật chất nữa, không còn cảm giác ngon khi ăn, không tình yêu gia đình, đôi lứa . Một thế giới không giống như thế giới vật chất đang sống này thì cho dù nó có tồn tại thì chắc chắn là sẽ tệ hơn nhiều.

Tôi đã đọc khá nhiều sách nhằm tìm hiểu xem đã ai trả lời được là Chết có phải là hết không? Từ các sách dễ đọc như “Đường về phương đông” tới các sách rất khó đọc khác. Và vì vậy cho dù không theo đạo phật hay thiên chúa giáo gì tôi cũng mua khá nhiều các sách về thể loại này.

Các câu truyện về linh hồn luôn được người ta tò mò tìm đọc. Nếu nó được đăng lên trang tin tức thì thứ tự view chắc chắn sẽ lớn hơn những chủ đề về tình dục, tội phạm,..Khi trẻ mức độ quan tâm thấp nhưng khi về già thì mức độ quan tâm cao hơn hẳn, choán hết cả những mối quan tâm khác. Đặc biệt ngày nay cảm giác mỗi miếng chúng ta ăn vào cứ như là thêm một bước tới bệnh ung thư thì ai ai cũng quan tâm.

Mua nhiều đọc nhiều sách tôi rút ra là các sách này đều vô cùng khó đọc với người thường như tôi. Chẳng khác gì đọc sách triết học, vì không hiểu gì nên đọc câu sau quên câu trước, đọc xong cuốn sách thì đọc lại cảm giác như mới. Nhiều sách rõ là mục đích là đi tìm cái gì sau cái chết nhưng đọc hết sách lại kết bằng câu  kiểu như “Câu này vẫn là câu hỏi lớn”.

Tình cờ trong dịp tết tôi có mua cuốn “Cuộc sống sau cái chết – Gánh nặng chứng minh”. Tác giả là người gốc ấn độ nhưng sinh sống và làm việc tại Mỹ, viết cho người Mỹ đọc. Một phần là cuốn sách này viết rất dễ hiểu, một phần vì tôi cũng đã đọc nhiều về chủ đề này nên tôi thấy đây là cuốn sách rất hay. Hay vì nó dựa trên kiến thức cơ bản của người bình thường, đi thẳng vào trả lời những câu hỏi mà người ta hỏi, hạn chế sử dụng các thuật ngữ khó hiểu.

20160222215158_IMG_2107

Nếu như ai quan tâm về chủ đề này thì nên tìm mua đọc. Còn ai ít thời gian hơn thì có thể xem entry này cũng như các entry sau. Mặc dù có thể giữa cái hiểu của tôi và cái mà tác giả muốn truyền đạt không trùng khớp vì giống như tác giả viết ” Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này thì phải đọc thật nhiều sách về chủ đề này kết hợp với trải nghiệm của bản thân. Tự chúng ta đã có sẵn những nguyên liệu cần thiết để tìm câu trả lời rồi”, entry này chỉ lấy một số ý tưởng phát triển mà không phải là một sự tóm tắt từ sách. Đúng hơn nó là một món súp. Tôi hy vọng rằng các entry chủ đề này sẽ thực sự mang lại cho bạn đọc một nền tảng làm cơ sở cho những tìm hiểu của riêng mình.

 

Một thứ chúng ta không biết không phải là nó không tồn tại

Có rất nhiều điều chúng ta không biết nhưng dựa vào suy luận logic chúng ta có thể biết nó tồn tại hay không mặc dù không chứng kiến. Đứng trước một dòng sông, ta biết chắc chắn rằng nó phải bắt nguồn từ đâu đó và đích đến của nó sẽ là một điểm xác định. Nhìn cái máy tính trước mặt ta biết chắc chắn là phải có ai đó làm. Dòng sông và máy tính không tự nó sinh ra, ta không thể tự mình kiểm chứng nhưng ta biết chắc chắn là có. Nếu ai bảo ngược lại thì ta sẽ bảo họ điên.

Tôi đang viết entry này và bạn đang ngồi đọc entry tới đoạn này. Cách đây 1 giờ tôi biết chắc chắn là tôi tồn tại, cách đây 1 năm cũng vậy, 36 năm trước tôi cũng biết là mình có tồn tại. Tôi còn nhớ một số ký ức từ hồi còn bé tí. Một số ký ức ập đến khi tôi gặp một hoàn cảnh tương tự. Ví dụ tôi rất thích màu xanh da trời vì hồi còn học mẫu giáo tôi nhớ mơ hồ là tôi thích một món đồ chơi màu như vậy. Tôi đặc biệt chú ý là trạng thái say rượu, trạng thái cực mệt mỏi; ở giai đoạn sắp chuyển sang giấy ngủ, các ký ức từ quá khứ hiện lên khá rõ và tôi cảm thấy rất thư giãn khi sống trong những ký ức đó. Lúc đó tôi ước mình có thể kéo dài hơn khoảng khắc đó.

Tôi biết mình tồn tại vào 36 năm trước vì trên giấy khai sinh tôi sinh năm 1979. Nếu như giấy khai sinh đó ghi là 1985 thì chắc tôi nghĩ rằng mình 31 tuổi :). Thật là buồn cười, cái khoảng khắc mình tồn tại lại được chứng minh bởi một tờ giấy, nếu không có tờ giấy đó thì tới bố mẹ mình cũng chưa chắc nhớ được ngày mình sinh ra (hồi xưa các cụ lo nuôi đủ ăn đã mệt hơi đâu mà nhớ mấy cái đó).

Tôi không dám chắc mình có tồn tại trước thời điểm được sinh ra hay không vì tôi chẳng nhớ gì về nó. Tôi không có giấy tờ nào, ký ức nào trước thời điểm này để biết mình có tồn tại. Một số tình huống người được phỏng vấn cảm thấy quen thuộc khi tới một địa danh mà họ chưa từng tới, gặp một người mà họ chưa từng gặp. Phải chăng cũng giống như một số ký ức thời bé của tôi chỉ được nhớ lại khi gặp hoàn cảnh phù hợp.

Có rất nhiều điều trên thế giới này vượt quá khỏi tư duy logic thuần túy của chúng ta. Theo quan điểm của Darwin ta thấy rằng cuộc sống là sự cạnh tranh và tiến hóa. Mọi thứ kỳ diệu ngày nay là do tiến hóa chứ không phải do một vị thần nào đó sáng tạo. Một số thứ kỳ bí hồi xưa tưởng như không thể giải thích bằng khoa học thì nay khoa học đã giải thích được. Một người thuần túy khoa học, duy vật không thể chấp nhận được rằng con người tồn tại trước lúc họ được sinh ra và sau khi họ chết đi. Bản thân tôi là một người duy vật, không tin vào thần thánh cũng rất khó khăn khi phải phá vỡ quan niệm “chết là hết”.

Nếu so sánh giữa những thứ mà con người đã biết với những thứ chưa biết thì chỉ như một hạt cát trên bãi biển. Có rất rất nhiều thứ mà con người chưa biết thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới để mà tìm hiểu. Điều này chắc không phải chứng minh và vì vậy bạn phải cố gắng chấp nhận một số thứ vượt ngoài sự biết của bản thân và nhân loại. Trước hết hãy loại bỏ suy nghĩ là không biết có nghĩa là không tồn tại.

 

Thời gian và không gian

Ở thế giới vật chất ta cảm nhận được rất rõ khái niệm không gian và thời gian. Hải phòng và Hà nội là hai điểm khác hẳn nhau. 9h sáng và 9h tối là hai thời điểm khác nhau. Bạn cảm nhận không gian là vì bạn phải di chuyển con người vật chất nếu muốn tới đó. Bạn cảm nhận được thời gian từ chuyển biến của cơ thể (đói, khát) và của biến đổi từ bên ngoài ( hoa đang héo đi, lá cây đang rụng xuống, trời đang tối dần).

Cảm nhận về thời gian và không gian của con người với tất cả các loài động vật khác chắc chắn khác nhau. Một con chim ruồi sẽ cảm giác thời gian trôi chậm hơn so với chúng ta. Nhờ có tiến bộ của công nghệ, vận chuyển chúng ta có cảm nhận về không gian chắc chắn là khác với con kiến, con chó, con vịt.

Như vậy bản thân thời gian và không gian là tương đối, không phải tuyệt đối.

Bộ não của con sên gõ nhịp chậm tới mức phải mất 5 giây cho một sự kiện qua đi và sự kiện khác xuất hiện. Trong 5 giây đó bạn nhấc nó lên và dịch chuyển đi 3m. Nó sẽ tưởng rằng mình bị thần giao dịch chuyển.

Thân xác vật lý của chúng ta chịu các quy luật vật lý nhưng chúng ta có thể có mặt ở bất cứ đâu ngay lập tức chỉ bằng ý nghĩ. Bạn có thể có mặt ở Hải phòng, Sài Gòn, Sao thổ chỉ bằng việc chuyển ý nghĩ tới đó. Giống như việc bạn nghĩ rằng bạn đang ăn một quả chanh thì tự nước bọt sẽ tiết ra vậy.

Trong giấc mơ bạn đi đây đi đó, cả quá khứ lẫn tương lai và bạn cảm thấy rất thật. Bạn chỉ biết là không thật khi bạn tỉnh dậy. Con người ta không sợ ngủ vì biết rằng mình sẽ dậy vào sáng hôm sau.

Thế giới sau cái chết không có sự tồn tại của không gian mà cũng không có sự tồn tại của thời gian. Điều đó không có nghĩa là bạn vui sướng có thể đi du lịch khắp nơi miễn phí, thực tế là lúc đó chưa chắc bạn đã có ham muốn đó.

Quan điểm của sách về có hay không sự tồn tại sau cái chết?

Cuốn “Đường về phương đông” và cuốn này đều được viết bởi những người được đào tạo bởi ở các trường đại học của phương tây. Họ cố gắng giải thích về sự tồn tại của sự sống sau cái chết dưới góc độ khoa học.

Quan điểm của họ như sau:

Tất cả mọi thế giới đang tồn tại ở cùng một chỗ. Nếu có một thế giới sau cái chết thì nó không phải dưới lòng đất hay trên những đám mây, nó ở chính đây. Có thể hình dung là một ban nhạc bao gồm nhiều nhạc cụ khác nhau, mỗi nhạc cụ phát ra âm thanh ở một tần số khác nhau. Các tần số này cùng tồn tại mà không triệt tiêu nhau vì vậy bạn có thể nghe rõ từng loại nhạc cụ. chúng ta chỉ nghe được tần số từ 15HZ tới 20KHZ, có nhiều tần số thấp hơn và cao hơn ta không nghe được nhưng nó vẫn có ở đó. Giả sử một bóng ma nào đó 🙂 nói ở dải tần số dưới 15hz chẳng hạn, thì bạn sẽ không nghe thấy.

Tất cả các thứ chúng ta nhìn thấy đều cấu thành từ những hạt rất nhỏ. Các hạt này không đứng yên một chỗ mà nó có dao động. Các vật thể rắn dao động ở tần số thấp (bình diện thấp, đậm đặc). Chất lỏng và khí dao động ở tần số cao ( bình diện cao, loãng). Toàn bộ những gì trong thế giới vật chất này, cả những thứ chúng ta nhìn thấy lẫn những thứ chúng ta đo được bằng máy móc có tần số dao động từ A tới B. Tất cả những tần số ngoài khoảng AB không phải là không tồn tại mà vì chúng ta không có khả năng nhìn hay đo đạc được.

 

Trong entry sau ta sẽ tìm hiểu về cái gì tồn tại ngoài khoảng AB.

 

Nghiệp

Nghiệp (Karma): Bất cứ thứ gì ta làm hay nghĩ đều tạo ra một hậu quả tương ứng. Ví dụ như tôi viết entry này là một hành động tạo ra nghiệp, nghiệp này sẽ tạo ra một kết quả nào đó từ người đọc và từ chính bản thân tôi.

Có các loại nghiệp:

  • Nghiệp của một người
  • Nghiệp của gia đình (là kết hợp của từng hành động của mỗi cá nhân trong gia đình đó)
  • Nghiệp công ty ( là kết hợp của từng hành động của mỗi người làm trong công ty đó)
  • Nghiệp quốc gia (là kết hợp của từng hành động cá nhân, các tổ chức kinh doanh, tổ chức xã hội,….)
  • ..

Các nghiệp của mỗi đối tượng (là một cá thể hoặc tập hợp các cá thể) sẽ gây ra hậu quả trực tiếp cho họ hoặc cho các đối tượng trung gian rồi sẽ lại quay lại chính họ.

Nghiệp chướng: là tất cả những gì mà đối tượng nghiên cứu tạo ra trước khi nó được sinh ra. Mục đích sống của chúng ta trong đời này là để trả nghiệp mà tôi đã tạo ra từ các kiếp trước, trước thời điểm ta sinh ra.

Nghiệp chướng có thể tạo ra những quả tốt hoặc xấu.

Comments

comments

3 COMMENTS

  1. Cám ơn bạn rất nhiều,khoảng 20 năm trước mình chưa nghi˜ đến điều này,nhưng hôm nay la 18 năm sau mình đa˜ quan tâm vaˋ đang tìm hiểu vêˋ vđêˋ này,thật sự mình đa˜ bắt đầu tin sự sống sau cái chêt.mình ko theo một tôn giáo nào,vaˋ hoàn toàn ko mê tín dị đoan,mình đang nhìn theo một cách rất khoa học vaˋ đang tìm tòi để li´ giải một cách khoa học nhất viˋ mình laˋ bác si˜.một lần nữa xin cám ơn!

    • Dạ, chắc em ít tuổi hơn anh. Anh là bác sĩ nên chắc sẽ có nền tảng tốt để nghiên cứu lĩnh vực này rồi.

      em V.D

Leave a Reply to Mai Phương Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here