Sách: Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn (P3: Chính sách thuế )

2
5956

Thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của một chính phủ. Tác động tới thuế là tác động tới chính sách tài khóa. Bất cứ một chính phủ nào cũng muốn tăng thu tối đa để bù đắp cho những chi phí vận hành hay đầu tư của mình. Obama chủ trương tăng thuế của người giàu nhằm tăng nguồn thu, và đương nhiên Hillary nếu đắc cử sẽ làm như vậy. Trump phản đối quan điểm này và đưa ra phương pháp nào chúng ta sẽ nghiên cứu trong entry này.

Trước hết chúng ta phải hiểu được là có những loại thuế nào thông qua hệ thống thuế của VN cho dễ hiểu.

Các loại thuế của VN như sau:

  1. Thuế giá trị gia tăng VAT : Đây là loại thuế mà 100% bất cứ người dân nào cũng phải chịu. Khi bạn mua một món hàng thì bạn đã đóng thuế rồi. Người bán sẽ được khấu trừ hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào, họ chỉ đóng thuế cho phần giá trị tạo thêm.
  2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế đánh vào các hàng hóa mà chính phủ không khuyến khích tiêu dùng, thường là các hàng hóa xa xỉ nhập khẩu ( ô tô, trang sức) và các hàng hóa có hại cho sức khỏe (thuốc lá).
  3. Thuế thu nhập cá nhân từng phần theo lũy tiến ( từ 4tr->6tr: 5%; 6->9tr: 10%; 9->14tr: 15%; 14->24tr: 20%; 24tr->44tr:25%; 44->84tr: 30%; >85tr: 35%)
  4. Thuế thu nhập cá nhân toàn phần cho các thu nhập một lần: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 25%; Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%; Lãi cho vay, cổ tức, lãi tiết kiệm: 5%
  5. Thuế thu nhập doanh nghiệp: là % đánh vào lợi nhuận thuần của DN, hiện đang áp dụng là 20%.
  6. Thuế thừa kế, quà tặng: Khi bố mẹ bạn để để lại tài sản của họ cho bạn thừa kế. Ở VN đang là 10% cho khoản thu nhập tính thuế. Tài sản có thể là đất đai nhà cửa, cổ phiếu, khoản góp vốn kinh doanh,…Bản chất thừa kế cũng là một khoản thu nhập cá nhân bất thường nhưng nó khác biệt ở chỗ không có tiền trả lại. Ví dụ anh A bán đất cho anh B thì A chuyển nhượng sở hữu đất cho B, B đưa tiền cho A. Còn trường hợp thừa kế hay quà tặng thì chỉ có chuyển giao quyền sở hữu mà không có tiền trả lại.
  7. Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Thuế này sẽ được tính vào giá hàng hóa vì vậy gián tiếp người tiêu dùng phải chịu. Thuế xuất khẩu thì đánh vào người tiêu dùng nước ngoài nên người dân trong nước không bị ảnh hưởng.
  8. Thuế tài nguyên: đánh vào các hàng hóa sử dụng các tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, khí đốt, …
  9. Thuế đất nông nghiệp và thuế đất phi nông nghiệp: đất để ở như chung cư, biệt thự hay đất để trồng trọt đều phải nộp thuế tương ứng với từng loại đất (được nhà nước quy định cụ thể từng loại đất loại nhà)
  10. Thuế trước bạ: Khi chuyển dịch quyền sở hữu tài sản như nhà đất, xe máy, ô tô,…thì phải đóng thuế này, % quy định vào từng loại hàng ( ví dụ xe máy là 2-5%).
  11. Thuế Môn bài: Thuế đóng hàng năm để “ghi danh” với cơ quan thuế rằng “có tôi đấy”.

 

Ngoài thuế ra thì người dân còn phải nộp lệ phí và đặc biệt là Phí như phí cầu đường, phí cầu phà,…Bạn nộp phí khi bạn sử dụng dịch vụ, không sử dụng thì không phải nộp phí. Lệ phí cũng tương tự nhưng khác ở điểm rằng nó chỉ là khoản bổ sung nhỏ cho các phần việc thuộc trách nhiệm của nhà nước phải cung cấp. Ví dụ bạn xin xác nhận của phường thì phải nộp lệ phí, đáng nhẽ đó là trách nhiệm cung cấp dịch vụ công của chính phủ nhưng bạn vẫn phải nộp để đảm bảo công bằng với cái ông không đi xin xác nhận.

Trong danh sách 11 loại thuế trên thì có thuế thuộc về doanh nghiệp và cũng có thuế thuộc về cá nhân nhưng nói chung người dân là người chịu cuối cùng vì DN sẽ đẩy thuế vào giá bán.

 

Thông qua danh sách các loại thuế của VN chúng ta có thể mường tượng phần nào các loại thuế của Mỹ vì Việt Nam cũng chỉ bắt chước thông lệ quốc tế mà thôi.

top-ten-coporate-tax-rates

Obama cho rằng cần phải tăng thuế của của tầng lớp nhà giàu (thuế thu nhập cá nhân, thuế thừa kế và thuế thu nhập doanh nghiệp). Trump lập luận nhằm bác bỏ quan điểm của Obama như sau:

Lập luận 1: Tăng thuế sẽ làm giảm số thuế thu được

Thuế thu nhập tăng sẽ làm người dân tìm cách né thu nhập để khỏi phải chịu thuế.

Lấy ví dụ từ 24tr tới 25tr chênh nhau 1 triệu nhưng chênh lệch thuế là 5% (~1,2tr), vậy thì tôi sẽ chỉ muốn thu nhập 24tr. Số chênh % càng lớn thì càng khiến tôi muốn chỉ có 24tr hơn. Điều này làm giảm ham muốn kiếm thêm tiền của tôi. Trump cho rằng thuế thu nhập cá nhân tăng sẽ triệt tiêu động lực kiếm tiền của cá nhân.

Trong mua bán tài sản như xe cộ, nhà đất thường số tiền ghi trên hợp đồng thấp hơn giá trị trao đổi thực tế. Điều này nhằm cho đỡ phải nộp nhiều thuế hơn. Nếu như thuế giảm thì có thể khiến cho người dân bớt đi ham muốn trốn thuế đi.

DN cũng thường cố gắng ghi tăng chi phí nhằm làm giảm lợi nhuận thuần để từ đó giảm số thuế phải nộp. Bản thân việc này cũng tạo ra một chi phí cho việc trốn thuế, vì chi phí này nhỏ hơn nhiều so với số thuế phải nộp nên người ta làm, ngược lại người ta sẽ không làm.

Nếu số tiền thuế = % thuế x số tiền tính thuế thì mặc dù % thuế giảm đi nhưng số tiền tính thuế tăng lên vì vậy mà số tiền thu được vẫn không đổi thậm chí tăng.

us-tax

 

Lập luận 2: Tăng thuế sẽ giảm số việc làm

Những người giàu mà Obama nhắm tới việc tăng thuế chính là những chủ DN. Nếu tăng thuế sẽ khiến họ phải cân nhắc tới cắt giảm nhân công nhiều hơn hoặc là giảm quy mô đầu tư để giảm rủi ro. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình thất nghiệp của Mỹ.

Tăng thuế cũng sẽ khiến DN có xu hướng chuyển dịch các nhà máy của họ tới nước có thuế thấm hơn. Thuế thu nhập DN của Mỹ là 39%, nếu họ chuyển tới Việt nam có thuế thu nhập 20% thì DN đã tiết kiệm được 19% rồi. Trump cho rằng thuế trung bình thế giới là 26% vì vậy 39% đã là quá cao rồi -> Cần giảm thuế (thay vì tăng thuế)

 

Lập luận 3: Cuối cùng thì người dân vẫn là người chịu thuế

Logic là các loại thuế đánh vào DN như thuế thu nhập DN, thuế tài nguyên, thuế nhập khẩu,,… cuối cùng sẽ được tính vào chi phí bán hàng từ đó làm tăng giá bán hàng. Người dân mua món hàng và họ đã gián tiếp chịu thuế.Tính trung bình mỗi năm mỗi hộ gia đình bình thường của Mỹ phải trả 3.190 usd cho thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mỗi năm người dân Mỹ dành 40% tiền lương của họ để nộp thuế (trực tiếp hoặc ẩn trong giá hàng hóa)

 

Trump đưa ra 5 điều cần làm liên quan tới thuế:

1.Từ bỏ thuế thừa kế hiện đang ở mức 35%: có nghĩa là nếu như bố mẹ bạn để lại cho bạn cái nhà được quy đổi là 100 triệu thì bạn phải nộp thuế 35tr. Trump cho rằng điều đó là không công bằng vì bố mẹ bạn đã đóng thuế để có tài sản đó rồi. Thứ hai là khi bố mẹ để lại một doanh nghiệp thì bạn sẽ khó có thể tiếp nối được doanh nghiệp đó vì số thuế phải nộp, điều này một lần nữa lại giết chết việc làm.

2. Giảm thuế lợi nhuận và cổ tức : Nhằm giúp cho các nhà đầu tư có thể tạo nhiều công ăn việc làm hơn nhờ dùng lợi nhuận có thêm (nhờ giảm thuế) để tái đầu tư.

3. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 39% xuống 0%: nhằm thu hút các doanh nghiệp tới Mỹ làm ăn để tăng số việc làm.

4. Cứng rắn với các công ty đẩy công ăn việc làm ra nước ngoài: Họ phải chịu thuế 20%, nếu họ mang công ăn việc làm trở lại Mỹ thì cũng sẽ được mức thuế 0%. Điều này cũng có nghĩa là toàn bộ hàng hóa vào Mỹ sẽ phải chịu thuế 20%.

5. Cải cách thuế thu nhập theo hướng giảm thuế, cụ thể:

  • Thu nhập dưới 30.000 usd : thuế 1%
  • Từ 30.000 tới 100.000 đô: thuế 5%
  • Từ 100.000 đến 1 triệu usd: thuế 10%
  • Từ 1 triệu trở lên : thuế 15%

 

Tôi cho rằng ý tưởng rõ ràng nhưng thực hiện được gần như bất khả thi. Trump chuyển dịch số tiền từ thuế thu nhập doanh nghiệp sang thuế thu nhập cá nhân. Ông cho rằng nhờ giảm jobs-and-taxesthuế xuống 0% sẽ có nhiều DN trên đất Mỹ hơn từ đó tăng số người đi làm hưởng lương lên. Nhờ tăng số người đi làm hưởng lương nên cho dù thuế thu nhập cá nhân giảm thì tổng thuế vẫn tăng.

Tuy nhiên theo biểu đồ mối quan hệ giữa thuế và thất nghiệp thì có vẻ như hai tỷ lệ này không có liên quan gì tới nhau. Người ta cho rằng thất nghiệp là do nhiều nguyên nhân khác, thuế chỉ là một phần trong số đó. Bạn mở DN là vì bạn thấy thị trường tiềm năng cần khai thác chứ không phải là thuế thu nhập DN giảm. Việc giảm thuế chắc chắn sẽ làm giảm nguồn thu của chính phủ còn việc làm tăng có tương ứng hay không thì không chắc.

Thứ hai Mỹ dù sao cũng nằm trong WTO và nhiều hiệp định thương mại khác nên không thể tăng thuế 20% theo chủ quan của nước Mỹ muốn được. Nếu Trump muốn làm điều này thì Mỹ sẽ phải rút khỏi các hiệp định thương mại.

Thứ ba nhìn bảng dưới ta sẽ thấy là 0,1% những người giàu nhất Mỹ đang đóng thuế với tỷ lệ 35,7%. Điều này có nghĩa là thực tế 1% những người giàu nhất Mỹ nắm giữ 35% của cải của nước Mỹ cũng đang là người phải chịu thuế nhiều nhất. 1% thuế tăng thêm cho người giàu sẽ là con số rất lớn và những ai bỏ nước Mỹ mà đi thì đã đi rồi vì vậy cũng sẽ không tăng số bỏ đi thêm.

effective_tax_rates_by_income_percentile_and_component

Một lần nữa, chúng ta lại có cơ hội để xem ông có làm được những gì đã nói trước bầu cử liên quan tới thuế không.

Thuế của Mỹ

Các loại thuế bao gồm:

1.    Thuế thu nhập Liên bang (Federal income taxes)
2.    Thuế thu nhập của bang (State income taxes)
3.    Thuế tài sản thừa kế và được cho tặng (Estates Gift Taxes )
4.    Thuế tiêu thụ (Sales Taxes )
5.    Thuế tài sản (Property Taxes )
6.    Thuế hàng hóa (Excise Taxes )
7.    Thuế phúc lợi xã hội (FICA)
8.    Thuế thất nghiệp liên bang (FUTA)

Đối tượng nộp thuế thu nhập là cá nhân, công ty, hợp danh, người nước ngoài hoặc đoàn thể.
Các loại thu nhập phải kê khai thuế thu nhập bao gồm:

1.    Tiền lương, tiền công, tiền boa,…
2.    Thu nhập lãi suất, thu nhập cổ tức.
3.    Thuế thu nhập của bang được hoàn lại.
4.    Thu nhập từ chi phí nuôi dưỡng.
5.    Lãi ròng hoặc (lỗ) của doanh nghiệp kinh doanh
6.    Lãi (hoặc lỗ) từ tiền vốn
7.    Lãi (hoặc lỗ) của tài sản doanh nghiệp bán đi hoặc trao đổi
8.    Tiền dưỡng lão và thu nhập tiền dưỡng lão trong năm
9.    Lãi (hoặc lỗ) từ việc cho thuê nhà, quyền lợi, tài sản thừa kế, chung vốn làm ăn
10.  Lãi (hoặc lỗ) từ nông trại
11.  Tiền trợ cấp thất nghiệp
12.  Các thu nhập khác, trừ các mục miễn thuế cụ thể, tất cả các loại thu nhập đều được liệt vào việc nộp thuế.

Comments

comments

2 COMMENTS

Leave a Reply to Anonymous Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here