Sách: Cuộc đào thoát vĩ đại ( P1: Bất bình đẳng )

4
12691

Lâu lắm rồi không viết blog, chẳng phải vì lười biếng gì đâu, bắt đầu vài entry với chủ đề rất hay ho sau đó tới đoạn giữa thì cụt hứng đâm ra không kết thúc được để public. Số entry dang dở này nhiều tới vài chục cái, chỉ đợi tới ngày bị delete đi chứ chẳng hy vọng có thể kết thúc được.

Hôm thứ bảy tuần trước đi lên Đinh Lễ mua được cuốn sách dầy cộp “Cuộc đào thoát vĩ đại”. Phải nói là mấy nghìn năm rồi mới sờ đến sách vì công việc lấn át hết và cũng bởi vì lười. Không đọc sách thấy cái giá phải trả quá lớn, không có ý tưởng gì mới để viết, chỉ cố nặn ra những cái mình sẵn có.

Thấy cuốn này chủ đề cũng hay ho, chia sẻ với anh em gọi là phục vụ cho những ai không có thời gian đọc.

 

Bill Gates đã từng nói “Cuộc sống vốn không công bằng, hãy quen dần với việc đó”. Đúng bản chất cuộc sống là không công bằng. Ngay từ khi lọt lòng mẹ chúng ta đã nếm trải sự không công bằng. Người thì sinh ra ở một gia đình trung lưu ở Mỹ, người thì tòi ra trong một khu ổ chuột tại Ấn Độ; người trong gia đình giàu chẳng phải lo kiếm sống trong cả cuộc đời của nó, người trong gia đình nghèo sống một cuộc đời ngèo khổ. Một đứa trẻ đáng nhẽ có thể sống tới đầu bạc răng long nếu nó được sinh ra tại Mỹ thì bị chết yểu chỉ vì sinh ra trong một gia đình ngèo khổ ở Ấn độ.

Lúc lớn lên thì ta gặp vô vàn sự bất bình đẳng với nhiều hình thức:

  • Bất bình đẳng trong tiếp cận thông tin
  • Bất bình đẳng trong thu nhập
  • Bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế.
  • Bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ công.
  • Bất bình đẳng trong tìm kiếm ….người yêu. (gì chứ mấy anh ở đảo chắc ít có cơ hội kiếm được em xinh như khi ở Hà Nội)

Trong môi trường nhỏ như ở công ty cũng có bất bình đẳng thu nhập, bất bình đẳng trong đánh giá, bất bình đẳng trong thăng tiến, người thì được nâng đỡ người thì bị trù dập. Nội trong một gia đình thôi thì đứa con này được yêu chiều hơn đứa con khác.

Bất bình đẳng là một vấn đề của thế giới, không tin bạn cứ thử search trên google. Còn nếu chịu khó xem thời sự thì cụm từ Bất bình đẳng nhiều vô số kể.

Trên phạm vi thế giới bất bình đẳng thể hiện giữa nước giàu và nước nghèo. Trong phạm vi một quốc gia, bất bình đẳng giữa người giàu và người ngèo. Khoảng cách giữa hai sự đối lập ngày càng được giãn ra cùng xu thế các quốc gia đang ngày càng đặt lợi ích của mình lên trên hết trong một thế giới ngày càng khó khăn hơn và khó đoán định.

Vậy câu hỏi cốt lõi, Làm thế nào để xóa nhòa sự bất bình đẳng? hay Làm thế nào để cho công bằng ?

Hướng 1: Phân phối lại thu nhập để cho mọi người có thu nhập giống nhau.

Cách này có vấn đề là trong bất cứ một xã hội nào khi các cá thể trong đó biết rằng họ sẽ có thu nhập giống nhau cho dù làm ít hay làm nhiều thì tất cả sẽ làm ít đi. Vì cả làng làm ít đi nên cả làng sẽ cũng kéo nhau xuống bùn, người nghèo ngày càng nghèo hơn và người giàu ngày càng bớt giàu hơn.

Khi chính phủ cung cấp một gói tín dụng mua nhà giá rẻ cho người nghèo thì mang lại lợi cho người nghèo nhưng lại bất công đối với những người không nghèo. Làm cho người nghèo không muốn giàu lên mà người không nghèo thì bất mãn không muốn làm thêm. Tương tự với các trợ cấp như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, giáo dục cho người ngèo,…

Túm lại hướng này không ổn, gọi là phụ gia thôi chứ không thể là cách làm chính được.

 

Hướng 2: Bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội.

Lập luận cho rằng tất cả đều nhìn thấy cơ hội còn việc anh có tận dụng được cơ hội đó hay không đó là việc của chính anh. Vì không tận dụng được cơ hội nên anh thu nhập kém hơn người khác đó là lỗi tại anh.

Kẽ hở ở đây là có phải tất cả chúng ta đều dễ dàng xem bảng giá các phương pháp điều trị trong bệnh viện đúng không? Nhưng người nghèo sẽ không đủ tiền để trả cho dịch vụ đắt tiền mặc dù anh ta có cơ hội. Và người nghèo vẫn chết vì bệnh mà đáng nhẽ nếu họ giàu họ đã sống.

Vincom hàng ngày ra rả mời chúng ta mua nhà, cho con vào đó học, khám bệnh ở đó. Người nghèo cũng như người giàu tiếp cận thông tin đó giống nhau nhưng người giàu thì được sử dụng vì họ có tiền, người nghèo thì không.

Khi viết tới đoạn này tôi nhớ tới một bức tranh biếm họa ở đó mô tả một cuộc thi leo cây cho cá, vịt, ngựa, heo, khỉ 😛

Hướng 3: Bình đẳng giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra

Nếu hai người bốc vác cùng bốc được 10 tấn hàng trong 1 ngày thì thu nhập của họ phải bằng nhau vì họ đều bỏ công sức ra ngang nhau. Nếu người nghèo và người giàu cùng nhận được kết quả giống nhau ở cùng mức chi phí bỏ ra thì đó là công bằng.

Nếu hai người lao động trong một công ty bỏ ra các chi phí khác nhau (thời gian, công sức,..) thì đương nhiên thu nhập của họ phải khác nhau tương ứng, đó là sự công bằng.

Với một xuất phát điểm như nhau, nếu một người nào giàu hơn người khác vì họ bỏ công sức ra nhiều hơn thì đó là sự công bằng.

 

Hướng 3 này bản thân cũng không phải khả thi, nó chỉ có vẻ hợp lý hơn so với hai hướng đầu mà thôi. Chúng ta sẽ nghiên cứu về chủ đề này trong các entry tiếp theo.

 

Quay trở lại có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao sách lại có tên là “Cuộc đào thoát vĩ đại”, chẳng có liên hệ gì với chủ đề bất bình đẳng. Bạn hãy tưởng tượng thế này: đói nghèo, bệnh tật giống như một nhà tù mà ở đó mỗi người tù đều cố gắng đào thoát ra. Có những cuộc đào thoát thành công, cũng có những cuộc đào thoát thất bại. Ở cùng một nỗ lực ngang nhau, người thì đào thoát được và người thì không, đôi khi chỉ ở những điểm rất nhỏ.

Nhìn ở phạm vi toàn thế giới, các cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19 đã giúp cho nhiều nước đào thoát thành công như Mỹ, Châu âu (đặc biệt là Bắc âu); rồi sau đó lần lượt các quốc gia khác cũng đào thoát thành công ở thế kỷ 20 như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,….Cho tới hiện nay thì cũng còn rất nhiều nước bị bỏ lại phía sau đặc biệt là các nước ở Châu Phi.

Những người thoát ra và những người ở lại có khoảng cách ngày càng rộng ẩn chứa nhiều rủi ro xã hội. Nếu ở một ngôi làng ngèo mà trong đó chỉ có mỗi anh giàu thì không sớm thì muộn người ta cũng xông vào nhà anh cướp bóc. Phải chăng một lúc nào đó thế giới sẽ đi tới kết thúc khi mà 99,99% của cải cả thế giới tập trung vào 0,01% những nước/người giàu nhất.

Comments

comments

4 COMMENTS

  1. năm nay không thấy a viết tổng kết và mục tiêu năm mới nữa
    có lẽ mọi thứ đã hoàn thành

Leave a Reply to kangta Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here