Quản trị kinh doanh (P3:Môi trường Kinh doanh)

1
8713
5/5 - (9 votes)

Doanh nghiệp là một thực thể sống, để sống nó thực hiện các hoạt động kinh doanh. Môi trường kinh doanh là môi trường sống của doanh nghiệp

moi truong kd 1

Môi trường kinh doanh được chia làm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường nào thì thích ứng với môi trường đấy và thường môi trường bên trong sẽ phải thích nghi với môi trường bên ngoài.

8. Môi trường kinh tế quốc dân (môi trường vĩ mô)

DN thành lập ở VN thì đương nhiên phải kinh doanh theo khuôn khổ luật pháp Việt Nam và chịu các yếu tố về chu kỳ kinh tế của Việt Nam. Đặc trưng chung hiện nay như sau:

– Bản chất là nền kinh tế thị trường: áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp

– Có định hướng xã hội chủ nghĩa: điều này dẫn tới việc chính phủ can thiệp quá mức cần thiết vào nền kinh tế nhằm tạo ra công bằng xã hội vì vậy đôi khi làm bóp méo nền Kinh tế thị trường đúng nghĩa.

– Dấu ấn của thời bao cấp : Từ khi lập nước 1945 tới 1986 chúng ta theo mô hình hình kế hoạch hóa tập trung vì vậy cách làm cũ đã ăn sâu vào trong tiềm thức người VN vì vậy các chính sách của nhà nước vẫn phảng phất dấu hiệu của việc này.

Ví dụ thay vì tác động gián tiếp tới thị trường để điều chỉnh thị trường thì chính phủ tác động trực tiếp thông qua chính sách bình ổn giá, áp giá bán xăng, điện, nước..

Chính phủ phải đứng trước hai sự lựa chọn hoặc là quản lý trực tiếp các DN nhà nước để có thể thực hiện được các chính sách xã hội hoặc là cổ phần hóa hoàn toàn và mất quyền ra lệnh trực tiếp đối với các DN.

Ví dụ như nếu như cần đưa điện tới một vùng sâu vùng xa, nếu xét theo góc độ kinh tế thì không thể làm vì chi phí cho đầu tư cột điện, đường dân điện, công tơ điện, bảo quản, bảo trì, khấu hao rất lớn trong khi đó mỗi tháng thu về vài triệu tiền điện. Nhưng xét ở góc độ xã hội thì chính phủ phải làm để đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội của chính phủ.

Khi đó chính phủ không thể dùng biện pháp hành chính được nữa mà phải dùng biện pháp gián tiếp như giảm thuế, trợ cấp,…

Bảng dưới là xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới. Hiện chúng ta xếp thứ 99 trên tổng số 155 nước được đánh giá. Thứ hạng này chỉ tăng giảm một vài bậc dao động quanh số này trong 5 năm qua. Đứng đầu bảng xếp hạng của WB là Singapore (singapore cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất)

xep hang moi truong kd

Các chỉ số từ trên xuống dưới thể hiện quá trình kinh doanh từ lúc Thành lập doanh nghiệp, quá trình hoạt động tới lúc phá sản.

Tạp chí Forbes cũng có bảng xếp hạng của mình; VN đứng thứ 113

xep hang moi truong kd 2

Trong bảng tổng hợp của Forbes ta thấy một chỉ số quan trọng liên quan tới chi tiêu công trong công thức GDP = C + I + G + NX, G chiếm 48% trong tổng số GDP 138 tỷ usd của VN (năm 2013). Thu nhập bình quân đầu người là 1.500 usd; thuộc nhóm trung bình thấp. Tỷ lệ thất nghiệp là 4,3% và tỷ lệ lạm phát là 9,1%

Phòng thương mại Việt Nam VCCI cũng có đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm.

9. Sống trong môi trường KD như vậy nên DN chúng ta cũng có một số đặc điểm chung

– Kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ:

Vào gần mạn phía Nam thì kinh doanh có vẻ với quy môn lớn hơn nhưng nói chung các DN VN đều làm với quy mô nhỏ. Nguyên nhân xuất phát từ việc chi phí sử dụng vốn cao, tư duy của người quản lý dễ thỏa mãn không giám mạo hiểm, trình độ quản trị thấp.

Với Quy mô nhỏ, DN sẽ không thể tận dụng lợi thế về quy mô vì vậy chi phí sản xuất ra một đơn vị hàng hóa cao; khó cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài

Lợi thế về Quy mô

Quy mô có thể tạo lợi thế và cũng có thể tạo bất lợi. Nguyên nhân của lợi thế và bất lợi cũng rất dễ đoán.

Nguyên nhân tạo lợi thế: Khi sản lượng tăng lên thì chi phí cố định được chia ra nhỏ hơn, khả năng đàm phán với nhà cung cấp tốt hơn, khả năng vay vốn tốt hơn, chi phí tiếp thị trên đầu sản phẩm thấp hơn, khả năng đàm phán với kênh phân phối tốt hơn và việc quản lý cũng sẽ chuyên nghiệp hơn.

Nguyên nhân tạo bất lợi: khi quy mô vượt quá khả năng các nguồn lực thì sẽ tạo ra bất lợi. Nhà cung cấp không thể cung cấp nguyên liệu với sản lượng lớn, phải thuê vốn với giá cao hơn, hàng tồn nhiều hơn, sự quá tải của các nhà quản lý,…

Loi the ve quy mo

Ngoài các lợi thế về mặt tài chính, quy mô sẽ mang lại miếng bánh to hơn vì vậy khả năng dẫn dắt thị trường tốt hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn, …

– Kinh doanh theo kiểu phong trào:

Tâm lý đám đông của con người VN rất mạnh mẽ, nguyên nhân chủ yếu đến từ trình độ dân trí thấp và sự bất bình đẳng trong tiếp cận thông tin. Khi thấy một doanh nghiệp A làm ăn tốt, ta cũng mở ra bắt chước A nhưng vì không có trình độ nên hoặc là ta phá sản hoặc là ta phá hoại sự ổn định của ngành.

Tâm lý đám đông cũng thể hiện ở cả cấp nhà nước như xây dựng nhà máy mía, nhà máy xi măng, xây thủy điện, mở resort,…

– Khả năng sáng tạo thấp

Nói sáng tạo thì ghê nhưng ngay cả khả năng đổi mới của chúng ta cũng thấp. Rất ít các sản phẩm quanh chúng ta do người Việt Nam nghĩ ra và làm ra.

– Kinh doanh thiếu liên kết

Thường chúng ta độc lập tác chiến, ít khi liên kết với nhau để có thể tận dụng được lợi thế về quy mô. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau theo nghĩa sống còn, ít khi với suy nghĩ cùng sống.

Việc liên kết nếu có hiện nay chủ yếu mang tính tiêu cực như liên kết với nhau để cùng tăng giá bán như giá thuốc, giá sữa, xăng dầu, viễn thông,…

– Thiếu tầm nhìn

Số DN VN tồn tại sang đời kế tiếp của người sáng lập là không có. Tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp VN <10 năm vì vậy tâm lý ăn xổi là phổ biến (chặt chém khách hàng thì ở đâu cũng có) .

Các chuẩn bị cho dài hạn thường sẽ tạo chi phí cho ngắn hạn, không có tầm nhìn khiến cho DN không thể xây dựng được một hệ thống quản trị, hệ thống khách hàng, nhà cung cấp, hệ thống bạn hàng,… tốt và ổn định.

Tất cả các điểm yếu này dẫn tới năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam thấp.

Comments

comments

1 COMMENT

  1. Kiến thức bài viết sâu, rộng, dễ hiểu. Người không kinh doanh cũng có thể tiếp cận và có thêm thôn tin cho mình. Cảm ơn

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here