Quản trị Kinh doanh (P2: Tư duy KD-Chu kỳ KD)

0
7762
5/5 - (9 votes)

5. Tư duy kinh doanh

“Tư duy” thường được nhắc tới rất nhiều trong các cụm từ kiểu như tư duy tích cực, tư duy tiêu cực, tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy phản biện,…Tóm chung thì người ta nhắc tới “Tư duy” là muốn nói tới tới tầm suy nghĩ lớn, mang tính hệ thống, bao quát, dài hạn, ít thay đổi. Còn người ta dùng “suy nghĩ” là để ám chỉ những thứ chi tiết, nhỏ, ngắn hạn và thay đổi thường xuyên.

Trước khi thành lập DN hoặc trong khi DN đang vận hành, những người chủ DN luôn phải đặt ra và trả lời cho mình các câu hỏi lớn, các câu hỏi ảnh hưởng tới mục tiêu, chiến lược, mô hình kinh doanh của DN.

Các câu hỏi bao gồm:

Kinh doanh đơn ngành hay đa ngành Ví dụ nếu một DN vừa kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, vừa trong lĩnh vực bất động sản, vừa trong lĩnh vực chế biến nông sản thì đương nhiên được gọi là đa ngành. Nếu DN chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính thì sẽ là đơn ngành.

Việc kinh doanh đơn ngành sẽ mang lại tính chuyên môn hóa cao, việc kinh doanh đa ngành sẽ mang lại sự bù đắp giữa các ngành tạo sự phát triển ổn định. Việc lựa chọn hình thức nào căn vào việc DN có đủ điều kiện để áp dụng hình thức đó hay không mà thôi.

Tự thực hiện hay chỉ thực hiện vài công đoạn? DN sẽ tổ chức lên chuỗi sản xuất hay là chỉ tham gia vào một mắt xích trong chuỗi? Nếu là một mắt xích thì đóng vai trò gì trong chuỗi? làm chính hay làm phụ?

Câu trả lời không xuất phát từ mong muốn chủ quan của chúng ta mà căn cứ vào năng lực của chúng ta tới đâu. Giỏi thì làm hạt nhân, kém thì làm phụ.

chuoi cung ung 2

Cung cấp cho thị trường nào, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế? Hàng hóa DN định tiêu thụ ở trong nước hay vươn ra cả thị trường nước ngoài? Nếu DN chỉ hướng tới trong nước thì chắc chắn tổ chức sẽ khác với việc định hướng ra cả thị trường nước ngoài.

Cầu đại trà hay riêng biệt? cầu riêng biệt thường gắn kết với phương thức sản xuất thủ công, cầu đại trà gắn kết với phương thức sản xuất công nghiệp.

– Định làm DN sản xuất hay làm DN thương mại, dịch vụ?

Tư duy về các quan hệ trong kinh doanh như thế nào? đánh nhanh rút gọn hay KD lâu dài, hợp tác hay đấu tranh?

 

6. Chu kỳ kinh doanh

–  Chu kỳ kinh doanh gắn với chu kỳ sống của sản phẩm

chu ky sp 1

Rất nhiều doanh nghiệp được hình thành khi người chủ doanh nghiệp có ý tưởng về một sản phẩm nào đó. Khi sản phẩm đó chết thì DN cũng đóng cửa hoặc là sống chầy chật với doanh số tối thiểu.

Để thoát khỏi việc phụ thuộc vào chu kỳ của một sản phẩm, Dn sẽ phải kinh doanh nhiều SP đồng thời để khi một sản phẩm này suy thoái thì có sản phẩm khác đang trong kỳ tăng trưởng

chu ky sp 2

– Chu kỳ kinh doanh gắn với chu kỳ kinh tế

Ta biết rằng kinh tế thì có lúc lên lúc xuống

chu ky kinh te dai han

Tuy nhiên không phải la toàn bộ các ngành kinh doanh đều bị ảnh hưởng ngang nhau. Vì vậy để tránh phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, DN sẽ kinh doanh đa ngành nghề để khi một ngành đang vào giai đoạn suy thoái thì ngành khác với mức độ ít bị ảnh hưởng hơn sẽ giúp DN tồn tại được.

– Chu kỳ kinh doanh gắn với vận đông của dòng tiền: mô hình chung là T-H-T’ ; DN xuất tiền mua nguyên vật liệu, đem về bổ sung thêm giá trị và bán ra thu tiền về. Từ lúc tiền được xuất ra tới lúc tiền được thu về gọi là một chu kỳ vận động của dòng tiền. Chu kỳ có thể là vài ngày và cũng có thể là cả năm.

Chu kỳ KD gắn với sự tồn tại của DN: DN là một cơ thể sống vì vậy đã có sinh thì ắt có tử. Mỗi một giai đoạn của mình bao gồm thành lập, phát triển, suy thoái rồi phá sản; DN sẽ cần có những chiến lược khác nhau.

chu ky DN 1

 

Để chống lại việc phá sản, DN cần phải dự đoán được chu kỳ sống của mình để có những thay đổi cần thiết nhằm tạo ra một chu kỳ mới; các thay đổi này thường là thay đổi lớn mang tính sống còn, thường được gọi là môn khoa học Quản trị sự thay đổi.

chu ky DN 2

7. Mô hình kinh doanh

Là mô hình tạo ra các sự kết nối yếu tố hình thành các hoạt động KD phù hợp với công nghệ kỹ thuật xác định. Các yếu tố cơ bản bao gồm:

– Hoạt động đổi mới sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng

– Cơ sở hạ tầng

– Quan hệ khách hàng

– Tài chính.

Ví dụ mô hình kinh doanh dạng chợ truyền thống, siêu thị, kinh doanh qua mạng,….

Chuỗi sản xuất (chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị)

Hiện thế giới hình thành nên các chuỗi sản xuất sau:

– Chuỗi Tây bán cầu do Mỹ hình thành

– Chuỗi Châu âu được hình thành bởi các nước trong EU, đặc điểm là phát triển đồng đều. Ví dụ như việc sx ra máy bay Airbus, vai trò các nước đều có mức độ ngang nhau.

– Chuỗi Châu á do Nhật hình thành

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here