Quản trị kinh doanh là cụm từ rất thông dụng và thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên nó cụ thể là gì thì mỗi người hiểu một cách, có môn học gọi là Quản trị kinh doanh, cũng có khoa QTKD mà cũng có trường QTKD. Vậy quản trị kinh doanh là một môn học hay là một nhóm các môn học ?
Sau rất nhiều lần viết rồi lại dừng, nay mạnh dạn làm chuỗi entry về chủ đề Quản trị Kinh doanh. Hy vọng nó có thể hoành tráng hơn chủ đề Kinh tế học.
1.Vị trí của Quản trị kinh doanh trong tổng thể chung:
Quản trị kinh doanh được coi là khoa học cầu nối giữa Khoa học cơ sở và các môn học kỹ năng, giữa lý thuyết và thực tế. Do là môn cầu nối nên nó phải vừa đủ sâu để không đi quá vào chi tiết của các môn kỹ năng và không quá nông để vẫn loanh quanh ở các môn cơ sở.
Do không có tiêu chuẩn rõ ràng nên ta sẽ thấy là có sách về Quản trị kinh doanh rất dày được trình bày chi tiết cả tới các môn kỹ năng và cũng có những cuốn sách mỏng chỉ dừng lại trình bày sơ lược về các môn kỹ năng. Thêm vào đó lại có những sách cũng dày không kém về Quản trị Marketing, Quản trị Nhân sự, Quản trị tài chính, Quản trị chiến lược,… Ngoài ra quan điểm khác nhau thì cách viết cũng khác nhau
2. Khái niệm
“Quản trị Kinh doanh” là ghép của “Quản trị” và “Kinh doanh”. Quản trị và Quản lý không khác nhau về bản chất như “Quản lý” và “Lãnh đạo”, dùng như thế nào tùy vào thói quen. Trong lĩnh vực kinh doanh thường người ta dùng Quản trị công ty và Quản lý phòng chứ không ai gọi là Quản trị phòng.
“Kinh doanh” là hoạt động tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cẩp ra thị trường nhằm thu về lợi nhuận. Các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận thì không gọi là kinh doanh, họ phân biệt với các doanh nghiệp vì lợi nhuận bằng tên gọi Doanh nghiệp công ích.
Quản trị kinh doanh ghép lại thì là quản lý quá trình vận hành của một doanh nghiệp sao cho đạt được mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng (luôn luôn đòi hỏi cao hơn).
Gần đây xuất hiện thêm doanh nghiệp vì xã hội (đề từ đó vẫn kiếm được lợi nhuận) cơ bản thì nguyên nhân xuất phát từ việc khi mức sống tăng lên thì người ta càng quan tâm hơn tới lợi ích xã hội, doanh nghiệp nào vì lợi ích cá nhân mà gây thiệt hại lợi ích xã hội sẽ bị tầy chay. Cuối cùng cũng vẫn là đáp ứng một nhu cầu nào đó của khách hàng.
Quản trị kinh doanh là trả lời câu hỏi làm sao sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất để tạo ra lợi nhuận. Không một doanh nghiệp khởi nghiệp nào cũng như DN đang hoạt động nào sẵn sàng, thừa mứa nguồn lực khi bắt tay vào làm kinh doanh. Nguồn lực luôn luôn khan hiếm vì vậy ai sử dụng hiệu quả người đấy sẽ thắng.
Quản trị kinh doanh có các chức năng:
1. Lập kế hoạch
2. Tổ chức
3. Phối hợp
4. Lãnh đạo
5. Kiểm tra,kiểm soát
3. Chức năng của Doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cho dù theo hình thức nào, quy mô nào cũng bao gồm 6 chức năng căn bản sảu:
1. Hậu cần kinh doanh: là các hoạt động như mua nguyên vật liệu, thuê mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, tuyển lao động, huy động vốn,…
2. Sản xuất: là các hoạt động tạo ra sản phẩm hữu hình hay vô hình
3. Tiêu thụ: Các hoạt động bán hàng, quảng cáo, PR,…
4. Tài chính: các họat động quản lý luồng tiền của DN
5. Kế toán: do mỗi họat động trong DN đều tạo ra khoản thu hoặc khoản chi, kế toán sẽ ghi lại các nghiệp vụ.
6. Quản trị doanh nghiệp: xây dựng chiến lược kinh doanh, triển khai chiến lược kinh doanh,…
Mỗi chức năng trên đi chuyển sâu vào thì hành thành nên các môn học khác nhau trong hệ thống các môn học về Quản trị kinh doanh. Ví
3. Hiệu quả
Hiệu quả dẫn tới tối đa lợi nhuận. Vậy Hiệu quả là gì?
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định. Công thức là H =K/C trong đó K là kết quả đầu ra và C là chi phí đầu vào.
Chữ “Trình độ” chính là phân biệt giữa năng lực quản trị của nước này so với nước khác, công ty này so với công ty khác và người này so với người khác. Một doanh nghiệp sử dụng 5 lao động tạo ra lợi nhuận bằng với một DN sử dụng 10 lao động thì có nghĩa là DN đó sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động hơn.
Cùng một mảnh đất, người mở quán cafe, người mở quán rượu, người xây khách sạn,…Mức độ sử dụng hiệu quả mảnh đất hay không phụ thuộc lợi nhuận kiếm được của mỗi hình thức.
Cùng 8 giờ làm việc mỗi người sử dụng khác nhau, kết quả mang lại khác nhau thể hiện trình độ sử dụng hiệu quả thời gian của mỗi người khác nhau.
Do tính đa dạng trong đó đếm vì vậy cần phân loại hiệu quả.
4. Các loại hiệu quả
– Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt mục tiêu kinh tế. Kết quả là các mục tiêu kinh tế như GDP, ICOR,…
– Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt mục tiêu xã hội. Kết quả là các mục tiêu xã hội như trình độ học vấn, sức khỏe, môi trường…
– Hiệu quả kinh tế xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dùng nguồn lực để đạt mục tiêu kinh tế có gắn với xã hội.
– Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt mục tiêu kinh doanh.
– Hiệu quả đầu tư là việc sử dụng có hiệu quả hay không một nguồn lực xác định. Ví dụ như người ta xét hiệu quả đầu tư của một cái ô tô, máy móc, nhà xưởng,…Hiệu quả kinh doanh thì xét tổng thể toàn bộ của cả doanh nghiệp.