Quản trị chiến lược (P8: Chiến lược chức năng)

2
10982

Trong các entry trước ta đã bàn tới Chiến lược của Doanh nghiệp và Chiến lược của SBU. Entry này ta bàn tới các chiến lược chức năng.

Chiến lược chức năng sinh ra phải nằm trong một chiến lược SBU nên các chiến lược chức năng nhằm thực hiện chiến lược SBU. Chiến lược chức năng gắn liền với các bộ phận tương ứng trong DN, nó là công cụ để các bộ phận chức năng biết phải đi về đâu và làm gì một cách rõ ràng.quan tri chien luoc p2 5

 

1. Chiến lược Marketing

Đây là chiến lược quan trọng nhất tham khảo các bài về marketing.

2. Chiến lược tài chính

Tài lực là một nguồn lực quan trọng chỉ sau Nhân lực. Tài chính được hiểu bao gồm 1.Tài chính và 2.Kế toán. Kế toán được sinh ra để giúp doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ nhà nước và giúp DN có các số liệu tài chính thời gian thực hoặc định kỳ.

Tài chính bao gồm việc huy động vốn phục vụ KD, Quản lý các nguồn vốn của DN trong lúc nhàn rỗi, theo dõi các dòng tiền, lập các báo cáo tài chính,..

– Dự trù ngân sách và huy động vốn:

Mỗi một chiến lược SBU sẽ có các mục tiêu kinh doanh cùng khối lượng công việc cần làm. Điều này sẽ sinh ra số tiền cần thiết để phục vụ KD. Chiến lược tài chính sẽ phải định rõ là ta sẽ cần bao nhiêu vốn và cần vào lúc nào.

Sau đó DN sẽ quyết định huy động trên thị trường vốn hay thị trường tiền tệ. Lúc nào thì nên phát hành cổ phiếu, bán thêm cổ phiếu, lúc nào thì vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng,..Bất cứ DN nào cũng dùng đòn bẩy tài chính ít nhất là gấp 3 lần vốn tự có vì vậy DN nào cũng phải nghĩ tới điều này.

– Báo cáo tài chính

DN quyết định lúc nào sẽ lập báo cáo (thường là báo cáo kết quả kinh doanh) nhằm để theo dõi tiến trình thực hiện chiến lược của mình.

– Định giá DN: thường chỉ dùng khi cần mua bán, sát nhập.

 

3.Chiến lược sản xuất

Hệ thống sản xuất liên quan tới hệ thống quy trình vận hành để tạo ra sản phẩm. Nó phải định rõ cần một hệ thống sản xuất có quy mô như thế nào, năng suất , chi phí bao nhiêu và cần những máy móc, người vận hành như thế nào.

 

4. Chiến lược hậu cần

Hậu cần là các hoạt động liên quan tới chuỗi cung ứng, các nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho DN.

Sau khi đã định hình được sản phẩm, quy mô sản xuất; DN sẽ phải tìm kiếm các nhà cung ứng đáp ứng đủ điều kiện về khả năng cung ứng và chất lượng nguyên vật liệu. Sau khi đã ký hợp đồng với các nhà cung ứng là việc quản lý đảm bảo rằng nguyên liệu có mặt đúng thời điểm, đúng số lượng và chất lượng tại nhà máy phục vụ cho công việc sản xuất.

Ngay cả khi sản phẩm chưa được thiết kế ra thì DN đã phải tìm hiểu xem cần nguyên liệu gì và nguyên liệu đó có thể cung cấp bởi ai. Đôi khi việc thiết kế có thể thay đổi hoàn toàn vì thiếu một nguyên liệu nào đó hoặc chi phí cho nguyên liệu đó cao hơn so với mong muốn.

Hậu cần còn bao gồm các hoạt động vận tải và kho bãi. Vận tải từ nhà cung ứng tới kho – Quản lý kho – Vận chuyển thành phẩm từ kho tới tay khách hàng. Đối với các hàng hóa tươi sống có quy trình bảo quản phức tạp thì việc hậu cần có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguyên liệu và thành phẩm.

Trong thực tế sẽ có những trường hợp mà năng lực vận tải của công ty không đáp ứng được so với sản lượng sản xuất và nhu cầu khách hàng. Lúc này tất nhiên nếu như DN không tìm cách cải thiện thì doanh số sẽ đúng bằng năng lực vận tải của DN.

Các siêu thị lớn thường chiến lược hậu cần rất quan trọng, quyết định rất lớn tới năng lực cạnh tranh của DN.

5. Chiến lược nghiên cứu & phát triển

Chiến lược R&D gắn liền với các chiến lược liên quan tới sản phẩm ví dụ như Sự khác biệt hay Chi phí thấp. Nếu DN có định chiếm một phân khúc nào đó thì phải tìm ra sản phẩm phù hợp với phân khúc đó rồi làm sao để đánh bất các đối thủ đang có trong phân khúc, bằng một sự khác biệt phù hợp? hay bằng một giá rẻ hơn ?

R&D kết nối giữa việc nghiên cứu thị trường của Marketing và việc sản xuất, hậu cầu, tài chính. Nó phụ thuộc rất lớn vào các chiến lược khác nên có những hạn chế nhất định

6. Chiến lược nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực quan trọng của DN, nó quyết định hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược nói chung. Chiến lược nguồn nhân lực sẽ tìm hiểu xem chúng ta cần bao nhiêu người, chất lượng người  ra sao thông qua quỹ lương được phép.

Sau khi có kế hoạch thì là tuyển dụng, đào tạo, hòa nhập, đánh giá, động viên, khen thưởng, thăng tiến,….

Có 5 mức độ phối hợp giữa chiến lược KD và chiến lược nguồn nhân lực của DN:

Mức độ A: Chẳng có mối liên hệ nào cả.

Mức độ B: Chiến lược nguồn nhân lực được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng các đòi hỏi liên quan tới con người.

Mức độ C: Chiến lược kinh doanh được xem xét, xây dựng dựa trên mức độ thực tiễn, phù hợp với tình hình, đặc điểm sử dụng của DN. Có nghĩa là chiến lược KD xây dựng ra đòi hỏi những nguồn nhân lực mà DN có thể đang có hoặc có khả năng tuyển đụng được.

Mức độ D: Hai chiến lược quan hệ tương tác với nhau liên tục; trong đó nguồn nhân lực được coi là lợi thế quan trọng của DN mà không phải đơn thuần là phương tiện để thực hiện chiến lược.

Mức độ E: Nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu để hình thành các chiến lược, chính sách của DN.

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. Các entry quản trị chiến lược là áp dụng cho một tập đoàn bao gồm nhiều công ty con nên đôi khi ta hay bị nhầm lẫn giữa các khái niệm. Nói chung chúng ta đa phần sẽ chỉ quan tâm tới cấp độ SBU trở xuống.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here