Phi lý trí (P9: Giá trị của một thứ tùy thuộc vào nỗ lực để có được nó)

1
6348
4.9/5 - (9 votes)

Vừa hì hục chui ra khỏi đám đông mua 1 cái kem với giá 7000 đ. Một người tiến lại phía bạn và muốn mua cái kem bạn đang có. Người đó trả giá 5000 đ bạn không bán, 7000 đ bạn cũng không bán, 10.000 đ bạn quay lại nhìn đám đông và lắc đầu, 20.000 đ bạn bắt đầu suy nghĩ tới việc mình có thể làm gì với 13.000 đ, nhưng vẫn lắc đầu. Bao nhiêu bạn sẽ bán?

Nếu người mua tiếp tục tăng giá lên thì tới mức nào đó bạn sẽ bán. Giá bán này được căn vào các khả năng sau đây:

– Mức độ ưa thích của bạn với cái kem

– Công sức mà bạn đã bỏ ra để mua cái kem

– Độ giàu của bạn

– Bạn dự định làm gì với số tiền chênh lệch.

Nếu như bạn bước ra khỏi cửa hàng máy ảnh với con nikon D90 trên tay với giá 20 tr đồng. Một người tiến lại bạn và muốn mua cái máy đó với giá 19 tr đồng. Nếu lúc đó mà bạn đã hối hận thì có thể bạn sẽ bán ngay lại cho người đó với giá 19tr đồng. Nhưng ở đây giả sử là bạn phải rất thích nó vì vậy mới quyết định mua vì vậy bạn không ân hận.

Người đàn ông trả giá 21 triệu, bạn nghĩ rằng phải rất khó khăn bạn mới chọn được một cái máy ảnh này giữa rất nhiều cái máy ảnh khác. Bạn lo khả năng nếu mình quay lại cửa hàng mình sẽ không thể mua được cái máy tốt như cái đang có, vì vậy bạn từ chối. Người đàn ông trả giá 30 tr, bạn bắt đầu nghi ngờ, tại sao người đó không vào trực tiếp cửa hàng mua mà lại mua của bạn, vì vậy bạn cũng lắc đầu.

Tuy nhiên nếu như giả sử như cái máy ảnh bạn cầm trên tay là cái cuối cùng trên thị trường. Bạn biết rằng vì người kia không mua được trong cửa hành trong khi rất thích nó nên sẵn sàng bỏ giá cao. Nếu bây giờ bạn bán cái máy ảnh này với giá 30 triệu đồng thì bạn sẽ phải mua cái máy ảnh khác nhưng với số tiền dư hơn số ban đầu là 10 triệu đồng. Bạn sẽ chấp nhận tại điểm mà số tiền nhận được lớn hơn so với tổng chi phí bạn mất đi (sự ưa thích với món đồ, số tiền đã bỏ, thời gian đã bỏ ra,….)

Nếu như con bạn chẳng khó khăn gì khi yêu cầu bạn mua một cái gì đó thì chắc chắn nó chỉ chơi món đồ đó trong khoảng thời gian ngắn rồi vứt đi. Nhưng nếu như nó phải kì kèo, nó phải đạt một số điểm 10, làm một số việc cho bạn mới đạt được món đồ chơi đó thì nó sẽ rất quý và chơi lâu hơn.

Một người nhà giàu mua một cái ô tô bổ sung vào bộ sưu tập mà không cần phải nghĩ tới số tiền bỏ ra thì sẽ không sướng bằng một người ngèo tiết kiệm cả năm mới mua được cái xe đạp cho con. Đảm bảo là anh nhà ngèo sẽ hàng ngày mang xe ra lau, đánh bóng; còn anh nhà giàu thì để cái xe phủ bụi trong ga ra.

Càng khó khăn để đạt một cái gì đó thì cái đó càng quý. Nếu xét dưới góc độ lý trí thì giá trị cái đó là không đổi cho dù bạn có nỗ lực hay không.

sofa-designrulz-39

Bây giờ giả sử như bạn là người đàn ông muốn mua máy ảnh. Bạn rất thích con D90 này nhưng vì chậm chân nên bạn không thể mua được nó. Thật may mắn bạn bắt gặp một anh chàng đi ra cửa hiệu với con D90 cuối cùng trên kệ. Bạn tiến lại mặc cả.

Đầu tiên bạn đưa giá 19 tr với kỳ vọng là người này có thể đã ân hận. Bị từ chối, bạn bắt đầu cân nhắc, phương án thay thế cho con D90 này là máy ảnh Canon 60D có giá là 25 triệu; nhưng bạn lại không thích dùng canon và có thể quy đổi ra tương ứng với 5 triệu. Như vậy số tiền bạn chấp nhận tối đa là 30 triệu đồng. Bạn đưa ra các mức giá cao dần, tới 30 triệu mà thằng này vẫn không bán. Cuối cùng bạn huỵch toẹt hỏi nó là nó sẽ bán với giá bao nhiêu? Nó trả lời sẽ bán với giá 40 triệu. Bạn bỏ đi tới cửa hàng 60D với suy nghĩ rằng con 90D đó có gì hay ho đâu mà bán đắt thế.

Bài học rút ra thêm là khi bạn nỗ lực mãi mà không đạt một cái gì đó thì bạn sẽ hạ thấp nó hết mức có thể để không cảm thấy day dứt vì mình đã không đạt được. Cưa mãi cô gái không được bạn bắt đầu tìm các điểm xấu để cuối cùng kết luận: thật là may mà mình đã dừng kịp thời. Cố mãi mà không vào được đại học bạn sẽ bảo là vào đại học thật chẳng có gì hay, thành công hay không là ở trường đời. Sau nhiều năm cố gắng mãi không đạt được mục tiêu giàu bạn bắt đầu tìm những điểm không hay khi là người giàu và rút ra kết luận: giàu có gì mà sướng.

Người bán luôn định giá cao món đồ anh ta có thông qua chi phí để có nó và giá trị sử dụng. Mức giá của người mua bị giới hạn bởi các lựa chọn thay thế mang lại lợi ích tương đương. Thông thường giá mà người bán muốn bán luôn cao hơn giá mà người mua muốn mua. Mức giá mà hai bên chấp nhận để hoàn thành giao dịch là mức giá mà cả hai bên đều thỏa mãn (mặc dù không phải là tối đa mong muốn của cả hai bên), cao hơn chi phí sản xuất và thấp hơn giá trị sử dụng.

Comments

comments

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here