Hiện trên vietnamnet có hẳn một chủ đề than phiền về sự vô cảm của người Việt. Phe “Chán nản” than phiền về sự xuống cấp của đạo đức thông qua các tin tức về cướp của giết người nhan nhản trên báo mạng, các trường hợp thực tế họ đã trải nghiệm. Phe “Lạc quan” thì tin tưởng rằng người Việt Nam vốn là dân tộc có truyền thống lá lành đùm lá rách vì vậy những biểu hiện trong thực tế hiện nay chỉ là bề nổi.
Tình huống điển hình đưa ra là việc giúp đỡ những người gặp nạn thường sẽ không được trả ơn mà còn mắc oán. Ví dụ như một người lái ô tô đang đi trên đường, gặp một vụ tai nạn, anh ta đột nhiên có lòng tốt trở bệnh nhân vào bệnh viện, kết quả thế nào thì chắc ai cũng đoán ra.
Giả sử như bạn trong tình huống đó bạn sẽ quyết định như thế nào? Chuẩn mực xã hội bảo bạn là phải giúp đỡ người trong lúc hoạn nạn; chuẩn mực kinh tế bảo rằng bạn sẽ mất chi phí cơ hội cho khoảng thời gian đánh mất, có thể bẩn hàng ghế sau, có khả năng sẽ gặp rủi ro về mặt trách nhiệm.
Sự lựa chọn còn phức tạp hơn khi bạn đang đi trên con đường vắng và chỉ có bạn và nạn nhân. Nếu bạn tiếp tục bỏ đi thì sẽ không ai chứng kiến để mà phán xét bạn. Nếu bạn dừng lại chở người đó vào viện cấp cứu thì hậu quả bạn có thể nhìn thấy rõ là người ta có thể đổ cho bạn rằng bạn gây ra tai nạn. Nếu bỏ đi người gặp nạn có thể sẽ chết vì mất máu hoặc bị một cái xe khác không nhìn thấy cán phải, nếu trở người đó vào viện có thể người đó sẽ sống.
Lúc này trong đầu bạn bắt đầu tính toán lợi ích và chi phí, giữa chuẩn mực xã hội đòi hỏi và rủi ro có thể xảy ra. Việc tính toán chính xác vô cùng phức tạp mà tốn thời gian trong khi cái xe bạn vẫn đang lăn bánh ( 15 giây là bạn sẽ vượt qua người đó).
Điều gì làm bạn quyết định nhanh chóng dừng lại? nếu như bạn biết chắc rằng bạn không gặp rủi ro nào. Như vậy hệ thống các quy tắc cả thành luật và không thành luật phải hết sức rõ ràng .Bạn chỉ có trách nhiệm trở người đó vào viện gần nhất, bạn không cần phải làm thủ tục nhập viện cho người đó, bạn đi ngay khi đã bàn giao nạn nhân. Vì vậy bạn chỉ tốn chi phí cơ hội cho khoảng thời gian bị đánh mất. Nếu so với lợi ích bạn nhận được là cảm thấy an lòng, rằng mình đã cố gắng hết sức,… thì bạn sẽ quyết định nhanh chóng phải dừng lại.
Từ việc bé tới việc lớn nếu như mọi người trong xã hội hình thành một bộ quy tắc ứng xử cao thì sẽ không có chuyện vô cảm. Vấn đề lớn của xã hội ta bây giờ là chuẩn mực xã hội thấp. Khi bạn đứng trước quyết định có nên giúp đỡ một người mà nếu như bạn không giúp người đó có thể gặp hậu quả nghiêm trọng thì nếu như chuẩn mực xã hội là cao thì bạn sẽ dễ dàng quyết định, nếu chuẩn mực xã hội là thấp (việc bỏ qua không bị phán xét mà còn được cho là thông minh) thì bạn sẽ bỏ qua.
Quy tắc xã hội là hành xử của đám đông. Đám đông tuân theo quy luật là theo một vài người dẫn đầu. Báo chí đừng có suốt ngày rêu rao rằng xã hội vô cảm nữa mà hãy đăng lên các câu chuyện có tính chất khích lệ. Chỉ cần một vài người dẫn đầu, đám đông sẽ lao theo và chuẩn mực xã hội sẽ được nâng cao. Chỉ đơn giản thế thôi, không cần thiết phải mất nhiều tỷ đồng để nâng cao nhận thức của người dân.
Quay trở lại tình huống bạn gặp vụ tai nạn, nếu xét dưới góc độ lý trí thì bạn phải lập tức bỏ qua vì chi phí thì rõ ràng và lớn trong khi lợi ích thì mập mờ và nhỏ. Nếu bạn hành xử theo theo chuẩn mực xã hội đó là dừng lại thì bạn đã hành xử một cách thiếu lý trí.
Tuy nhiên việc bỏ đi theo lý trí gây cho bạn một chi phí đó là cảm giác khó chịu khi phá vỡ một quy chuẩn xã hội (phải giúp người hoạn nạn). Bạn sẵn sàng chi tiền để loại bỏ cảm giác khó chịu này. Bạn nhấc điện thoại và gọi 115 hay 113 gì đó, bạn tới đồn cảnh sát gần nhất để thông báo về vụ tai nạn; hoặc bạn sẵn sàng chi một khoản tiền đánh đổi việc bạn không phải gặp tình huống đó.
Quy chuẩn xã hội là một tập hợp của cá nhân, gia đình, doanh nghiệp, tỉnh, đất nước, quốc tế. bạn sống trong môi trường nào thì tuân theo quy chuẩn xã hội của môi trường đó. Nếu như doanh nghiệp không thể trả lương cao thì hãy xây dựng quy chuẩn cao để mọi người tuân theo quy chuẩn đó. Quy chuẩn này không phải là quy định hành chính mà là những tiêu chuẩn mềm mặc nhiên được mọi người chấp nhận.
Khi anh vi phạm một quy chuẩn thì mặc dù anh không bị thiệt hại về mặt kinh tế nhưng anh sẽ bị mọi người đánh giá anh. Chi phí này đánh trực tiếp vào nhu cầu tinh thần bậc cao của anh (3 bậc trên cùng của maslow) nó sẽ lớn hơn là biện pháp kinh tế đánh vào nhu cầu cấp thấp của anh.
[…] Phi lý trí (P10: Chuẩn mực xã hội) 27/03/2014 […]
Tuy nhiên vì chính phủ cũng là tập hợp của những con người có nhu cầu tối đa hóa lợi ích cá nhân
Em rất thích các bài viết của anh , đặc biệt là bài này !
cảm ơn em.