Nghệ thuật đánh cờ (tiếp)

2
4340

Trong entry về Nghệ thuật cờ tướng ta đã biết mỗi chúng ta đều đang tham gia vào bàn cờ của riêng mình, trong cuộc sống, trong công việc. Việc thắng bại của ván cờ đều do ta, phụ thuộc vào trình độ của ta. Mỗi nước cờ ta đánh hôm nay đều có một kết quả tại thời điểm t trong tương lai; đánh không tính kỹ tất sẽ có kết quả không tốt

Vì là người trực tiếp đánh cờ, là người chịu kết quả của ván cờ nên chúng ta cùng là người hiểu ván cờ mình đang đánh nhất. Người khác không thể đánh giúp chúng ta trừ khi còn nhỏ, bố mẹ ta đánh giúp chúng ta. Khi đã lớn ta làm chủ bàn cờ của mình, và phải hiểu bàn cờ mình đang đánh nhất.

Mặt khác, ngoài việc làm chủ ván cờ mình đang đánh, ta lại đang là quân cờ cho những bàn cờ khác do người khác đánh. Nếu là nhân viên ta nằm trong bàn cờ của quản lý phòng, nếu là quản lý phòng ta nằm trong bàn cờ của Giám đốc điều hành, nếu là giám đốc có lẽ vai trò của ta trong bàn cờ khác ít hơn, có thể là mức thuế phải nộp do cục thuế đưa ra chẳng hạn. Ngược lại GĐ cũng có thể là quân cờ của quản lý phòng, và quản lý phòng là quân cờ của nhân viên; cái quyết định ở đây là trình độ của người đánh cờ. Cho dù ở vị trí nào thì ta cũng có thể lập một bàn cờ cho riêng mình để hoàn thành những mục tiêu trong sự nghiệp và cuộc sống của ta.

Đã là đánh cờ thì sẽ có khái niệm gọi là cờ ngoài. Cờ ngoài là những người ở bên ngoài nhìn ván cờ ta đang đánh, họ có thể đưa ra lời khuyên tốt và những lời khuyên rở, những nhận xét tích cực cũng như những nhận xét tiêu cực, giúp ta đánh thắng vàn cờ cũng như giúp ta đánh thua ván cờ. Nhận biết ý tưởng của cờ ngoài nào giúp ta và những cờ ngoài nào không giúp ta sẽ giúp góp một phần trong sự thất bại hay thành công của ta.

Kinh nghiệm chung là không nên theo cờ ngoài nếu bạn tự tin vào ván cờ mình đang đánh. Khi ta nghe theo cờ ngoài một nước đi ta sẽ bị phụ thuộc vào nước đi tiếp theo, dẫn tới việc người ngoài đánh cờ chứ không phải ta đánh nữa, trong khi kết quả ván cờ thắng hay thua là do ta chịu.

“Đi nước kia kìa, đấy, nước đấy đấy….”
Phổ thông nhất trong cờ ngoài là nhắc đi một nước cờ. Để ra được nước cờ nhắc đó bản thân người nhắc cờ cũng có chiêu số của họ. Chiêu đó có thể trùng với bạn hoặc không trùng với bạn, quan trọng là nếu bạn nghe theo thì phải đến khi kết thúc chiêu bạn mới biết là nước cờ nhắc đó có thực sự hiệu quả không, khi đó thì đã quá muộn, hoặc là bạn đã mất quân hoặc là bạn đã thua.

Tốt nhất bạn không nên nghe theo cờ nhắc trừ khi trong đầu bạn chẳng có có ý tưởng, và chiêu số gì cả. Bạn đang chết đuối vớ được cái cọc, cọc cho dù chắc hay không chắc thì có chỗ bám vẫn hơn. Khi bạn nghe theo nước cờ nhắc, bạn sẽ phải tiếp tục nghe nước cờ nhắc tiếp một cách bị động, việc này làm bạn mất tập trung và không thể nghĩ được ra chiêu số mới.

“Đồ không biết đánh cờ”
Nhận xét làm nhụt hết ý chí của ta.

“Thua rồi à, em đã bảo mà đừng cử nó đánh, thằng đấy đánh cờ dở lắm”
Khi ta đánh cờ thua, luôn luôn có những người ở ngoài suýt xoa, giá mà họ đánh thì họ đã thắng. Họ không phải là người trong cuộc, họ đánh giá với góc nhìn là người không hiểu bàn cờ hoặc chỉ hiểu một góc bàn cờ.

“Sao lại mất nhiều quân thế, tôi đánh không mất nhiều quân thế đâu, mà cũng chẳng phải mất tới hơn 1 tiếng đồng hồ mới thắng, tôi á 20 phút là xong”
Ngược lại, khi ta đánh thắng, cũng sẽ có những người suýt xoa. Edison để phát minh ra dây tóc bóng đèn thì phải thử hàng nghìn lần; nhưng khi ông tìm ra Vônfram thì những người sau ông chỉ mất có một lần, vì người ta đã biết. Người mở đường bao giờ cũng khó khăn, khi con đường đã được mở thì đâu có khó gì để lại tiếp tục đi trên con đường đó.

” Anh có biết con mã nó đi như thế nào không? không biết à? để con mã đi từ điểm A tới điểm B thì nó bước sang ô bên cạnh sau đó tiến thêm 2 bước. Đấy có thế mà cũng không biết, thế anh cần đi tới điểm B nào để tôi bảo cho?”
Có những người tầm nhìn hạn hẹp, thích đi vào chi tiết, dùng tầm nhìn đó để đánh giá chúng ta.

” Thằng này nó không quan tâm tới việc con Mã nó nhẩy từ A tới B bằng cách nào, chứng tỏ thằng này không biết đánh cờ”
Con người vốn phiến diện, dễ quy chụp, họ nhìn chân con voi và suy ra cả con voi. Họ không nắm được chiêu số của ta, nhìn một nước ta đi để suy ra trình độ của ta.

“Thế cờ tốt đấy, tấn công mọi mặt trận đi anh” hoặc “Cờ yếu quá, anh thu quân về phòng ngự thôi, thế cờ này giờ phải tập kích mới có hy vọng”
Cờ ngoài hay đưa ra những nhận xét, hướng dẫn chung chung. Nghe thì hay nhưng tụm lại chẳng biết là phải làm thế nào. Khi ta thành công họ bảo ta thành công nhờ những nhận xét của họ, và khi ta thất bại thì họ cũng dễ dàng suy luận để khẳng định là ta sai vì không nghe họ.

” À nó đã thắng cờ, hóa ra là để thắng một ván cờ cũng không khó nhỉ.

Ta nhìn người khác đánh thắng dễ dàng và cho rằng người đó gặp may mắn, được đánh những ván cờ dễ. Tiếc là nếu ta là họ, có lẽ ta đã đánh thua. Vì họ cũng đã bỏ ra nhiều công sức để có thể đánh thắng được ván cờ hoặc là để có ngày nay họ đã đi những nước cờ vất vả khác trong quá khứ, chiến thắng nào chẳng phải có trả giá.

1 tiếng trước đó ” Tôi không có thời gian đánh cờ, anh rủ thằng kia đánh nhé” Nghĩ “mình mà đánh với nó chắc khó mà thắng được, trong khi mình cũng đang vật lộn với ván cờ của mình”

Và chính họ trước đó đã từ chối ván cờ

Và cờ trong:
Một số người trong chúng ta không hiểu là ta đang đánh cờ cho bản thân ta để tập trung vào đánh. Một số lại tràn ngập cảm giác tiêu cực, một số lại quá lạc quan. Cho dù thế nào thì cái gì cực đoan quá cũng không tốt. Một số suy nghĩ của họ:

“Ừ, tớ đang đánh cờ, nhưng bố mẹ tớ phải chịu kết quả về ván cờ; cho dù có thắng hay thua thì tớ chẳng ngại”
Sai lầm phổ biến của chúng ta. Nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta do người khác phải chịu trách nhiệm. Ông bà sinh ra tôi, ông bà phải có trách nhiệm với tôi. Chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của tôi vì họ không tạo ra một hệ thống giáo dục tốt, họ không tạo ra nhiều công ăn việc làm, họ tham nhũng, họ…

“A, sắp thắng rồi, thư giãn thôi”
Quá tự tin giống như cuộc đua giữa thỏ và rùa. Ta luôn luôn ở trong bàn cờ, không biết mình đang đứng đâu hoặc dừng lại đều khiến cuộc sống của chúng ta gặp nguy hiểm trong tương lai

“Ván cờ này đánh dễ quá, dừng lại ăn chơi nhảy múa đã”
Nếu bạn đang cảm thấy mình đang đánh một ván cờ dễ, hãy tìm kiếm một bàn cơ khác khó đánh hơn. Càng khó đánh thì kết quả mang lại càng nhiều. Triết lý trong đời thay đổi khi chúng ta thay đổi là “Bạn nhận được những kết quả quen thuộc khi bạn làm những thứ việc hàng ngày bạn vẫn làm”. Nếu muốn có đột biến, hãy làm những thứ khác đi.

“Ván cờ thằng kia đánh tệ quá, mình đang đánh tốt hơn nó, đi lung tung một tí cho vui”
Ta rất dễ rơi vào tâm trạng ganh tị, thay vì tập trung vào bàn cờ của mình thì ta lại nhìn sang bàn cờ của người khác. Mỗi người có một hoàn cảnh xuất thân khác nhau, có môi trường giáo dục khác nhau, có tính cách khác nhau do vậy họ sẽ chơi những ván cờ khác nhau. Ta không thể bắt chước người khác hay đánh giá bàn cờ của người khác để suy ra hành động của mình trên ván cờ của mình.

“Trời ơi, mình sẽ thua mất, có nên đi nước kia không nhỉ? hay là đi nước này? híc rõ ràng mình không biết đánh cờ, đáng nhẽ mình nên chọn bàn cờ dễ đánh hơn.”
Quá tự ti khiến ta chưa đánh đã thua. Tuy nhiên nếu ta đang chơi phải ván cờ khó, hãy chọn ván cờ khác vừa sức hơn. Chơi thua liên tục khiến ta nhụt trí. Kết luận: Trước khi chọn một bàn cờ ta phải chọn một vàn cờ vừa với sức của mình.

” Ta là vô địch đánh cờ, ván này tép riu, vừa ngủ vừa đánh cũng thắng”
Quá tự tin, khiến ta mất tập trung, rơi vào trạng thái ngôi sao, báo hiệu một sự thất bại trong tương lai. Cho dù ở trình độ nào thì ta vẫn luôn có những ván

Entry này không phải khuyên bạn một cách cực đoan là bạn cứ làm việc bạn thích, cứ chơi ván cờ bạn đang chơi không quan tâm tới những người xunh quanh. Đôi khi người ngoài cuộc có thể nhìn bao quát hơn, có thể trình độ của họ cao hơn rất nhiều bạn; chính vì vậy bạn sẽ học nhiều được từ họ nếu biết cân đối giữa ván cờ bạn chơi và những lời họ khuyên nhủ.

Càng ở trình độ đánh cờ cao, ta càng hiểu bàn cờ của những người khác. Thông cảm với ván cờ họ đang đánh, sống thân thiện và hòa đồng hơn.

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. Anh Dũng kiểm tra lại Entry về “Nghệ thuật cờ tướng” đang link tự động tới Yahoo VN!

    • Chắc anh phải viết lại những bài này một chút sau đó sẽ chỉnh lại link; chắc do anh copy từ blog cũ sang. Blog này từ thời yahoo 360, space rôi wordpress; cuối cùng từ 2014 anh thuê host riêng nên mới ổn định.

      Cần tìm bài nào em có thể search ở ô bên phải phía trên gần banner.

      thank em;

Leave a Reply to dungiso Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here