Marketing: Thế nào là bán phá giá ?

2
15515

Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau bằng giá. Để ngày càng giảm giá họ theo chiến lược chi phí thấp. Cố gắng giảm chi phí tối đa thông qua lợi thế quy mô, lợi thế học hỏi, lợi thế vị trí để giảm giá thêm mà vẫn có lãi. Về dài hạn DN cạnh tranh hoàn hảo sẽ đi tới đường cùng, các DN khác vẫn giảm giá trong khi mình không thể giảm giá và dần bị loại ra khỏi thị trường.

Ví dụ Big C với phương châm bán hàng giá rẻ để có thể thu hút khách nhờ đó đạt lợi thế về quy mô để đàm phán với các nhà cung cấp. Nó có thể bán mớ rau, quả cam, nước rửa bát, dầu gội đầu,….rẻ hơn bên ngoài mặc dù rằng phải duy trì chi phí thuê mặt bằng rộng và số lượng nhân công đông.

Không có cơ quan nào tuýt còi về việc Big C bán rẻ hơn so với bên ngoài. Hoặc không ai cấm một công ty bán hàng thấp hơn các công ty khác. Bán càng thấp người tiêu dùng càng được hưởng lợi. Nhưng nếu như DN bán sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản xuất thì có được không? Có gọi là bán phá giá không?

Trước hết phải xem động cơ của Doanh nghiệp:

Bán phá giá để loại bỏ đối thủ cạnh tranh:

Bạn có một cửa hàng tiện ích ở trong một khu phố mà xung quanh bán kính 10 Km không có cửa hàng nào khác. Mọi người có nhu cầu đều tìm tới cửa hàng để mua hàng. Bạn là người thông minh nên lấy chi phí mà khách hàng phải đi 10km để tới cửa hàng cạnh tranh là cơ sở quan trọng để định giá bán. Thu nhập tốt nên vợ nó vui vẻ suốt ngày.

Một ngày tất nhiên là đẹp trời, thằng hàng xóm thấy bạn kinh doanh tốt cũng mở một cửa hàng tiện ích như bạn. Để lôi kéo khách hàng hắn giảm giá thấp hơn. Để lôi kéo lại khách hàng bạn giảm giá thấp hơn nó. Vòng xoáy giảm giá khiến cho bạn và ông hàng xóm đều mệt mỏi.

Một ngày xấu trời thằng hàngcua_hang_tien_loi xóm không chịu nổi nữa, thanh lý cửa hàng. Lúc này thì bạn đã thân tàn ma dại, khách hàng đã quen với giá cũ vì vậy khó có thể tăng giá trở lại mức ban đầu.

 

Có một cách khác để nhanh chóng kết thúc quá trình cạnh tranh là làm sao đó thằng hàng xóm không có bất cứ ai mua trong một khoảng thời gian dài. Có thể là 1 tuần, 1 tháng hoặc 2 tháng không có ma nào mua thằng hàng xóm hoặc vợ nó sẽ chán nản mà giải tán sớm.

Đó là giảm giá sản phẩm tới ngay mức mà thằng kia không thể bán được, duy trì mức giá đó đủ dài. Có nghĩa là bạn không tham gia cuộc đua giảm giá từng lấc với nó, mà giảm ngay tới mức mà nó không thể bán được. Giá đó thậm chí thấp hơn cả giá mua cũng được. Để dễ dàng quay trở lại giá ban đầu bạn sử dụng chiêu bài khuyến mại như tri ân khách hàng, giảm giá số lượng lớn, thanh lý hàng cận date, hết size,….

 

Bán phá giá để chiếm thị phần

Một trong những đặc điểm của khách hàng là họ có xu hướng trung thành với một sản phẩm mà họ đang dùng. Họ ngại chuyển sang sản phẩm khác vì sợ gặp rủi ro. Họ sẽ cân nhắc chuyển sang sản phẩm khác khi mà chênh lệch tiền phải bỏ ra đủ để bù đắp cho những bất tiện có thể gặp.

Mong muốn mở rộng thị phần thì công ty nào cũng muốn, nó thể hiện năng lực cạnh tranh của mỗi công ty. Giảm giá giúp thu hút khách về mình là một cách nhưng tới mức phá giá thì chỉ có các công ty lớn có tiềm lực mạnh mới có thể làm được.

Có cách khác hay hơn đối với các DN lớn để mở rộng thị phần một cách hợp pháp đó là mua bán và sát nhập. Doanh nghiệp có thể mua lại công ty cạnh tranh để sát nhập thị phần của công ty đó vào doanh nghiệp của mình.

 

Bán phá giá về ngắn hạn là lợi cho người tiêu dùng nhưng về dài hạn là không có lợi vì nó giết chết các công ty cạnh tranh. Để chống lại việc bán phá giá nhà nước đã có quy định về việc giảm giá không được thấp hơn 50% mức bán trước đó trong luật thương mại. Mục đích là tránh để DN sử dụng chiêu bài khuyến mại để bán phá giá.

Do vậy, khái niệm bán phá giá chủ yếu có trong Thương mại quốc tế. Trong đó nước sở tại muốn ngăn các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá để chống lại các doanh nghiệp trong nước.

ban pha gia 2

Trong hình trên X là giá trong hợp đồng xuất khẩu, là giá mà DN xuất khẩu tại Việt Nam bán cho DN nhập khẩu tại Mỹ.

Y là giá so sánh. Nếu Y- X > t thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. t là biên độ bán phá giá, ở VN là 2%.

Y được tính như sau:

Trường hợp 1 : Giá bán tại Việt Nam của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị đề nghị điều tra

Trường hợp 2: Giá của sản phẩm tương tự khi xuất sang nước thứ ba.

Trường hợp 3: Y = Giá thành sản xuất + các chi phí cần thiết + lợi nhuận hợp lý

Đối với trường hợp nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, khi tính toán giá Y, nước nhập khẩu được phép bỏ qua các cách tính bình thường và tự mình xác định một cách thức tính hợp lý. Thường thì cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi kết luận rằng nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường, có thể sẽ bỏ qua các số liệu về chi phí, giá cả nội địa nước xuất khẩu và chọn một nước thứ ba thay thế (dùng giá bán hoặc các chi phí sản xuất sản phẩm tại nước này) để tính giá so sánh Y của sản phẩm đang điều tra.

Cách tính này có thể gây ra nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất, xuất khẩu do giá Y thường bị đội lên cao bởi:

  • Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở nước này có thể khác xa giá cả tại nước xuất khẩu do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại khác nhau;
  • Các nhà sản xuất sản phẩm tương tự (là cơ sở xác định Y) tại nước thứ ba được lựa chọn là đối thủ cạnh tranh của các Cty đang bị điều tra và vì thế họ có thể khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá Y bất lợi cho những nhà sản xuất của nước xuất khẩu liên quan.

Việt Nam chưa được Mỹ, EU công nhận là nước có nền kinh tế thị trường nên sẽ bị lâm vào tình trạng này.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra, cá basa lớn thứ 2 của Việt Nam. Năm 2012, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt khoảng 1,8 tỷ USD, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đạt hơn 358 triệu USD (chiếm trên 20%). Tuy nhiên, thời gian qua, rất nhiều lần Mỹ tìm mọi cách để ngăn cản DN Việt Nam thâm nhập thị trường. Đặc biệt, DOC vừa đưa ra phán quyết lần thứ 8 trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra và basa của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo đó, thuế suất đánh vào mặt hàng cá tra, cá ba sa của các DN Việt Nam tăng lên 70 lần. Công ty Vĩnh Hoàn chịu mức thuế tăng lớn nhất là 0,19 USD/kg, trong khi trước đó DN này từng được hưởng thuế suất 0%. 16 DN khác của Việt Nam, trong đó có Anvifish, Bình An, Hùng Vương, Cadovimex, Docifish… phải chịu các mức thuế, 0,77-3,87 USD/kg cao hơn hẳn trước đây. VASEP cho rằng, đây là phán quyết rất bất lợi, thậm chí có thể khiến các DN Việt Nam không thể xuất khẩu cá tra, basa vào Mỹ. Nguyên nhân là DOC đã chuyển quốc gia tham chiếu cho giá cá từ Bangladesh sang Indonesia. Dự kiến, quyết định này của DOC sẽ có hiệu lực trong tuần này và kéo dài cho tới đầu năm 2014, khi cơ quan này tiến hành đợt xem xét hành chính tiếp theo.

ban pha gia 1

Việt Nam đang cố gắng để được Mỹ, EU công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.

 

Không phải trường hợp nào nước nhập khẩu cũng đưa một sản phẩm có giá thấp hơn giá so sánh vào diện điều tra chống phá giá. Nếu họ thấy lợi thì họ làm nếu không thì không làm. Nếu như sản phẩm đó không gây tổn hại gì sản xuất trong nước, người tiêu dùng được hưởng lợi vì mua được giá rẻ thì không có lý do gì lại bắt người ta tăng giá.

Thường các hiệp hội nghề nghiệp nước sở tại sẽ là nơi thu thập thông tin và kiến nghị chính phủ điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhập khẩu nào đó đang có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của họ. Thay vì giảm giá sản phẩm chính mình họ kiện để nhà nước áp dụng mức thuế cao lên sản phẩm đó.

Quy trình điều tra để áp dụng chống bán phá giá

quy trinh kien chong ban pha gia

Bước 1: Tổ chức A là doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp hoặc cá nhân có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa mà họ sản xuất hoặc làm đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước. Và khối lượng, số lượng hoặc giá trị đó phải lớn hơn tổng khối lượng, số lượng hoặc giá trị của tổ chức trong nước phản đối áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Ví dụ: Một doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu thép sang VN. Một số DN muốn nhà nước áp dụng mức thuế chống bán phá giá lên sản phẩm này do đó liên kết lại để có tổng sản lượng thép > 1/4 tổng sản lượng thép trong nước. DN nước ngoài lôi kéo một số nhà sx thép trong nước khác mà có tổng sản lượng lớn hơn tổng sản lượng của các DN kiện để chống lại. Ngoài ra vì không phải DN thép trong nước nào cũng được hưởng lợi như nhau khi NN áp dụng thuế chống bán phá giá lên nhà XK kia nên có khi chẳng cần ai tác động cũng chống lại.

Tổ chức A phải nộp đơn kiện có các thông tin để chứng minh rằng DN XK đó đang bán phá giá (theo công thức tính Y – X > t ở trên).

Bước 2: Điều tra

Sau khi nhận đơn kiện hợp lệ, cơ quan điều tra các nội dung:

  1. Xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá.
  2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
  3. Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Trong quá trình điều tra cơ quan điều tra sẽ tham vấn, yêu cầu cung cấp thông tin…

Bước 3: Kết luận sơ bộ

Cơ quan điều tra sẽ có kết luận sơ bộ cung cấp các nội dung điều tra cơ bản. Dựa vào nội dung này có thể kết thúc điều tra nếu như giá nằm trong biện độ bán phá giá, không có thiệt hại cho sản xuất trong nước, không có mối liên hệ đáng kể giữa giá và thiệt hại của sx trong nước.

Comments

comments

2 COMMENTS

Leave a Reply to Thương mại quốc tế (P2: Thuế quan) | Chiến lược sống Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here