Marketing: Marketing dựa trên sự sợ hãi

3
6688

Dạo vài tuần trở lại đây thấy nhiều bài báo, nhiều lượt chia sẻ về tình hình ung thư tại Việt Nam, nghe mà phát khiếp. Mỗi năm Việt Nam có 150.000 ca mắc ung thư mới và 75.000 người tử vong. Cùng với đó là tin tức về những người bị ung thư đặc biệt là những người nổi tiếng như Trần Lập cũng được nhiệt tình đăng tải.

Tin tức dồn dập khiến người ta có cảm giác như nó là căn bệnh rất phổ biến và dường như ngày càng dễ gặp. Nguyên nhân mắc bệnh ung thư được lý giải chính là do thực phẩm ăn hàng ngày bị tẩm hóa chất. Nguyên nhân tỷ lệ chết vì ung thư thư ở Việt Nam gần 100% thay vì 67% trung bình của thế giới là vì không phát hiện ra sớm.

Ngay cả trên diễn đàn quốc hội, các đại biểu cũng nhắc tới vấn đề an toàn thực phẩm. 90 triệu người dân Việt Nam chắc chỉ trừ cái bọn lít nhít ra thì ai cũng hình thành một nỗi sợ mơ hồ về bệnh ung thư mà nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm không an toàn và việc không phát hiện sớm.

Thời điểm này cũng là thời điểm mà Vingroup tự mình trồng rau với vốn bỏ ra 1000 tỷ và bắt đầu đưa rau sạch vào thị trường. Trước là đem tặng cho các cư dân, sau là chỉ bán cho cư dân, rồi sau nữa là bán cho tất cả mọi người.

Và dạo gần đây các quảng cáo về gói khám chữa bệnh cũng nhan nhản. Hôm nào đi làm về cũng thấy cái tivi ở trong thang máy quảng cáo gói khám bệnh phát hiện ung thư sớm.

Bảo hiểm bệnh hiểm ngèo cũng được các nhân viên bảo hiểm gọi điện cho từng người dân trước là dọa sau là năn nỉ.

Nếu một mớ rau ngoài chợ giá 10.000 đồng, Vingroup bán 20.000 đồng thì bạn có mua không? Bình thường bạn sẽ không mua nhưng bây giờ vì nỗi sợ bạn sẵn sàng bỏ ra 20.000 đồng. Bạn bỏ ra thêm 10.000 đồng để mua sự an tâm trong khi mớ rau 10.000 đ ngoài chợ kia chưa chắc đã bẩn.

Một lít nước mắm bán theo lít ngoài chợ giá 15.000 đồng. Một chai chinsu 750ml giá 33000 đồng. Hồi xưa có thể bạn cứ mua theo lít mà không phải suy nghĩ gì, ngày nay bạn sẽ thích mua chinsu hơn mặc dù nó đắt gấp đôi và độ đậm đặc thì bằng một nửa. Bạn sợ nước mắm ngoài chợ pha tạp hóa chất bẩn, mua chinsu yên tâm hơn.

Tương tự với các loại thực phẩm khác bạn sẽ hướng tới các sản phẩm có thương hiệu để mua sự an tâm. Các sản phẩm có thương hiệu sẽ định giá cao và bạn trả một khoản tiền vô nghĩa để mua sự an tâm.

Tôi tin chắc rằng số người mua bảo hiểm sẽ tăng lên. Số người đi khám bệnh thường xuyên cũng tăng lên. Và nhìn trên vĩ mô thì người dân lãng phí một lượng tiền vô ích. Có thể các thông tin liên tục trên báo chí sẽ khiến các cơ quan quản lý chú ý hơn và kiểm soát chặt hơn vấn đề an toàn thực phẩm nhưng sẽ không ăn thua gì đâu.

Đây là một phương pháp trong marketing đó là khiến khách hàng mua hàng vì sợ, nếu không dùng sản phẩm đó họ có thể mất mạng. Gì chứ nghe nói tới mất mạng thì ai mà chẳng khiếp, không có tiền thì cũng vay mượn mà mua.  Nó ở cấp bậc cao hơn so với việc mua hàng vì cố gắng thuyết phục khách hàng rằng nếu họ sử dụng món hàng của mình họ sẽ có sự tiện nghi hơn.

Cứ tới 7 giờ tối thể nào bạn cũng sẽ nghe thấy quảng cáo của rất nhiều loại thuốc khác nhau. Thuốc chống lão hóa, thuốc giải độc gan, thuốc tăng cường sinh lực phái mạnh phái yếu,….Họ đều quảng cáo trên nỗi sợ hết. Một cô gái héo úa một chàng trai phi ngựa trong sa mạc và sau đó mọi thứ đều ok nhờ có thuốc. Rồi một đoạn quảng cáo có 1,5 phút thì 1 phút là liệt kê các thể loại bệnh sau đó “bùm” tất cả được giải quyết: “Bạn bị táo bón, bạn bị ị chảy, bạn bị máu trong mỡ, bạn bị hôi nách,…..đã có thuốc …” Ông kangaroo còn không ngại quảng cáo máy lọc nước chống amip với lại tốt cho tim.

Các quảng cáo hồi xưa rất nhẹ nhàng kiểu như “Hồng ngọc chuyên comple, Hồng ngọc chuyên áo dài”. Ngày nay bạn sẽ thấy nhung nhúc vi khuẩn trong bồn cầu trong quảng cáo nước rửa bồn cầu. Sẽ thấy chàng trai yếu xìu vì không chịu gội đầu bằng X-Men, nước uống tăng lực gì gì đó trở nên như lực sĩ giải cứu người đẹp trong nháy mắt. Nếu quảng cáo thuốc đánh răng thì không phải là một hàm răng trắng mà là một hàm răng đen xì nhiều vi khuẩn.

153054011

Bất cứ ngành nghề nào bạn cũng có thể tiếp cận theo sự sợ hãi của khách hàng:

Nếu làm du lịch: 10 điểm bạn bắt buộc phải đến trước khi chết.

Nếu bán xi măng: đừng chết chỉ vì ngôi nhà của bạn được làm bằng xi măng không đảm bảo chất lượng.

Nếu bán một khóa học: cơ hội đổi đời.

Nếu làm dược sỹ: nếu dùng thuốc khác đừng trách tôi không nhắc.

Nếu bán điện thoại: pin của điện thoại ABC có thể bị nổ.

Nếu bán mì gói: Mì được chiên bằng dầu ăn tuyệt hạng (không phải dầu ăn bẩn)

noi so
Các title bài trên vnxpress mà bạn thấy dấu ấn của cách tiếp cận từ nỗi sợ

Ngay cả title bài ngày nay cũng câu kéo theo hướng này. Bạn có thể đang giết con bạn nếu không biết tới điều này. 10 điều cần phải biết nếu như không muốn chết sớm.

Túm lại chỉ là sáng tạo một tí là bạn sẽ nghĩ ra.

à quên, một đặc điểm rất có lợi trong phương pháp marketing kiểu này đó là người nghe có thể biết là bị dọa nhưng vẫn cứ phải nghe theo. Điển hình là tôi sẽ mua rau của vingroup nếu họ bán, đã mua 2 cái bảo hiểm nhân thọ bệnh hiểm ngèo từ 2 năm trước 🙂

Ngược lại cách tiếp cận “mua hàng vì sợ hãi” là “mua hàng vì yêu quý”. Cách tiếp cận mua hàng vì yêu quý là cách làm truyền thống bao gồm hai cách tiếp cận nhỏ:

  • Mua vì người bán hàng: Áp dụng đối với những hàng hóa/dịch vụ khó biết được kết quả; khó kiểm soát được chất lượng, sản phẩm không có sự khác biệt với sp cạnh tranh. Ví dụ bạn có thể mua rau từ một người bán hàng mà bạn tin tưởng vì bạn đâu thể kiểm định mớ rau đó có an toàn hay không.
  • Mua vì sản phẩm/dịch vụ: Áp dụng đối với hàng hóa/dịch vụ dễ dàng trải nghiệm

Mua vì sợ hãi” thực ra giống như một trào lưu trên internet; nó không bền theo thời gian vì người tiêu dùng ngày càng thông minh hơn, họ có nhiều nguồn thông tin kiểm chứng hơn. Dần dần họ sẽ ý thức được đâu là nỗi sợ thật và đâu là nỗi sợ giả. “Mua vì yêu quý” mới là cách tiếp cận lâu bền; mặc dù áp lực từ “yêu quý” không mạnh bằng “Sợ hãi” nhưng “yêu quý” có tính bền vững cao hơn vì nó hợp với tư duy của con người.

Comments

comments

3 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here