Kỹ năng quản lý thời gian (P1: Quan điểm sử dụng thời gian hiệu quả)

14
16389

Thời gian giống như tiền trong túi chúng ta chỉ khác biệt là thời gian không thể được lưu trữ. Thời gian tạo ra tiền mà tiền cũng có thể tạo ra thời gian.

Tiền có thể được sử dụng hiệu quả bằng cách tạo ra nhiều tiền hơn hoặc các lợi ích phi tài chính khác. Thời gian cũng có thể được sử dụng hiệu quả bằng cách tạo ra nhiều tiền hơn cũng như các lợi ích phi tài chính khác.

Mỗi người có khởi điểm về lượng tiền ban đầu khác nhau do thừa kế từ bố mẹ. Thời gian thì hơi khác là mỗi người sinh ra đã có một lượng thời gian tương đối giống nhau. Khác nhau chỉ ở cách sống khiến cho tuổi thọ của họ ngắn hay dài.

Thời gian cũng có thể dùng để đo đạc giá trị giống như tiền. Anh A làm việc X mất 30 phút, Anh B làm việc X mất 15 phút. Vậy Anh B làm hiệu quả hơn anh A gấp 2 lần ở việc X.

Con người ta bán thời gian của họ từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối (bao gồm thời gian di chuyển, ăn uống) để kiếm tiền phục vụ cho tồn tại và hưởng thụ từ 7 giờ tối tới 7 giờ sáng hôm sau. Họ hưởng thụ bằng việc chăm sóc cái chỗ nghỉ, ngủ; mua thiết bị giải trí, cafe cà pháo.

Chúng ta ít khi suy nghĩ được thời gian giống như tiền vì tiền thì vất vả mới kiếm ra trong khi thời gian của ngày tiếp theo mặc định là có. Chúng ta thường nghĩ là ngày mai, tuần tới, tháng tới làm gì dựa trên mặc định rằng chúng ta còn sống tiếp, có nghĩa là chúng ta mặc định có thời gian. Chúng ta chẳng bao giờ nghĩ là mỗi ngày trôi qua là thêm 1 ngày ta gần hơn với cái chết mà nghĩ là mỗi ngày trôi qua là thêm 1 ngày ta gần hơn với kỳ lương tháng, kỳ nghỉ lễ.

Điểm mấu chốt trong năng lực sử dụng thời gian chính là nhận thức được giá trị của thời gian. Sau nhận thức, mỗi người trong chúng ta sẽ có nhiều con đường để đi tới việc sử dụng thời gian hiệu quả.

1. Thế nào là sử dụng thời gian hiệu quả

Hiệu quả sử dụng thời gian là phạm trù phản ánh trình độ sử dụng thời gian để đạt các mục tiêu tài chính và phi tài chính

Công thức tính là H= K/C trong đó là H là hiệu quả, K là kết quả đầu ra. C là khoảng thời gian được tính bằng phút, giờ, ngày, tháng, năm.

Ví dụ: A và B có tổng thu nhập lần lượt là 5 triệu và 10 triệu một tháng thì:

Hiệu quả sử dụng thời gian của A = 5 triệu/ tháng; B = 10 triệu/tháng. B sử dụng thời gian hiệu quả gấp đôi A dưới góc độ kinh tế.

2. Sau nhận thức là hiểu mình?

Trong một cuộc thi bơi 1000 mét, một con ếch sẽ nhanh tới đích hơn con khỉ gấp trăm lần. Trong cuộc thi leo cây thì một con khỉ sẽ leo nhanh gấp trăm lần con ếch. Mỗi người trong chúng ta sinh ra đã có những tố chất nhất định phù hợp cho bơi hoặc leo cây. Do vậy, mấu chốt là chúng ta phải hiểu mình.

Hiểu mình là hiểu những thói quen của mình đang sở hữu. Việc này rất khó đòi hỏi sự quan sát suy nghĩ và hành vi của chính ta. Con người hơn các loài vật khác ở việc có thể quan sát chính suy nghĩ, hành vi của mình. Khi quan sát suy nghĩ, hành vi con người có thể chống lại chính suy nghĩ đó hoặc không.

Thói quen trong suy nghĩ và hành động không dễ thay đổi. Khi hiểu mình ta sẽ chọn cho mình một quan điểm sử dụng thời gian phù hợp.

Thấu hiểu chính mình

3. Chọn cho mình một quan điểm sử dụng thời gian chủ đạo

Giống như tiền chúng ta có hai cách tiếp cận vấn đề sử dụng thời gian:

  • Tiếp cận theo hướng tiết kiệm: ở cách này bạn cố gắng rút ngắn thời gian làm các công việc lại tới mức tối đa.
  • Tiếp cận theo hướng đầu tư: Chọn các công việc hiệu quả để làm. Các công việc hiệu quả sẽ dần chiếm chỗ các công việc kém hiệu quả.

hieu qua su dung thoi gian 1Tiền có thể tiết kiệm vì ta có thể gửi ngân hàng. Thời gian không thể tiết kiệm mà phải sử dụng nó. Khi ta tiết kiệm được 30 phút, ta có xu hướng nghĩ tới việc hưởng thụ 30 phút này thay vì nghĩ tới 30 phút này sẽ làm một việc gì đó hiệu quả. Ở cách 1, hiệu quả có thể vẫn giữ nguyên cho dù có rút ngắn một công việc nào đó hơn so với trước.

hieu qua su dung thoi gian 2Ở cách hai ta sử dụng công việc hiệu quả để đẩy dần các công việc kém hiệu quả. Khi công việc hiệu quả tăng dần lên vượt quá số thời gian có thì ta sẽ tự có xu hướng rút ngắn thời gian hoàn thành các công việc xuống. Nhờ tăng năng suất, ta có thêm thời gian trống, lại tìm cho mình một công việc hiệu quả khác thêm vào…

Khi không thể rút ngắn thêm thời gian hoàn thành công việc, ta sẽ bỏ bớt đi một số công việc trong danh sách của mình để giữ lại những công việc hiệu quả nhất. Quá trình thêm, gia tăng năng suất, loại bỏ thành vòng lặp khiến ta ngày càng sử dụng thời gian hiệu quả hơn.

Ở cách 1 ta làm theo tư duy: B1: Tiết kiệm thời gian ; B2: Tìm công việc giá trị để làm:

Ở cách 2 ta tiếp cận ngược lại: B1: Chọn công việc hiệu quả để làm; B2: Tổ chức lại công việc đã có để có thời gian làm.

Tất nhiên những người làm theo cách 1 vẫn có thể chọn các công việc có ích để lấp đầy khoảng trống nhưng họ vấp phải hai khó khăn:

  1. Không có động lực để tiết kiệm
  2. Khi đã tiết kiệm thì tìm việc vô ích dễ hơn nhiều so với việc có ích do vậy dễ bị quay lại thời điểm trước khi tiết kiệm.

Cách hai đặc biệt phù hợp với những người thiếu tính kỷ luật, đòi hỏi sức ép từ bên ngoài mới làm được.

Ví dụ A sau một vài khóa học làm giàu quyết định cần phải tham gia một khóa học Kỹ năng thuyết trình. A có hai cách:

  • A tìm kiếm khóa học kết hợp với việc tiết kiệm thời gian để có thể tham gia khóa học.
  • A tìm kiếm khóa học và đăng ký học cho dù rằng mình chưa biết rõ làm thế nào để có được khoảng thời gian trống đó để đi học.

Ở cách 1, A sẽ trì hoãn việc học cho tới khi có đủ mọi điều kiện về mặt thời gian. Ở cách 2, vì tiếc tiền, tới giờ phải đi học, A sẽ đi học, các công việc khác phải sắp xếp lại cho phù hợp.

B thấy trên mạng người ta bảo rằng đọc sách sẽ giúp tăng khả năng tư duy logic. B mua 1 cuốn sách và đọc nó vào bất cứ khoảng thời gian trống nào. Trước giờ ăn, lúc đợi xe buýt, kể cả lúc đi ị. Ở cách này B tiết kiệm được các khoảng thời gian vụn vặt nhưng mãi không xong cuốn sách. B có thể tiếp cận theo hướng khác. B quyết định rằng từ 20h tới 21h sẽ chỉ để đọc sách. Cứ tới giờ đó B sẽ đọc sách bất cứ lời rủ rê của bạn bè, của các chương trình truyền hình thực tế. Nhờ vậy B có một khoảng thời gian đủ dài để đọc sách mà không bị bỏ lửng giữa chừng.

C có thói quen ngủ nướng và C cực thích ngủ. Khi ngủ dậy C thường dằn vặt vì mình đã ngủ quá nhiều và rất mong muốn dậy sớm hơn. Hôm sau C cố gắng dậy sớm hơn 1 giờ, sau khi đánh răng rửa mặt, C quay lại giường và ngủ tiếp vì chẳng nghĩ ra việc gì để làm. Sai lầm của C là đã không nghĩ tới việc mình sẽ làm gì trong 1 giờ dậy sớm đó từ trước.

Chuẩn bị đủ điều kiện rồi mới làm là quan điểm thông thường của chúng ta giống như quả trứng và con vịt cái nào có trước.

  • Khi nào tôi đủ năng lực viết tôi sẽ bắt tay vào viết blog -> Tôi sẽ viết blog vì đó là cách để tôi luyện viết.
  • Khi nào tôi có thời gian tôi sẽ tập thể dục -> Tôi sẽ tập thể dục vì nó sẽ giúp tôi tiết kiệm thời gian ( giữ cho đầu óc tỉnh táo, phòng chữa bệnh)
  • Khi nào tôi không bận việc gia đình vào buổi tối, tôi sẽ tham gia một số khóa học vào buổi tối -> Tôi sẽ tham gia một số khóa học vào buổi tối, chắc chắn tôi sẽ nghĩ ra cách nào đó để công việc ở nhà không bị ảnh hưởng.
  • Khi nào công việc đỡ bận tôi sẽ đưa vợ con đi chơi -> Tôi sẽ đưa con đi chơi, tôi sẽ nghĩ ra cách nào đó để công việc vẫn hoàn thành.
  • Khi nào con tôi lớn, tôi sẽ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn -> Tôi sẽ dành nhiều thời gian cho bản thân hơn vì đó không phải là sự đánh đổi.

Thế kỷ trước tuổi thọ trung bình của người Việt là 35 và giờ là 70. Không hẳn là vì điều kiện chăm sóc sức khỏe, chiến tranh,.. mà khiến tuổi thọ hồi xưa thấp tới vậy. Bản chất là tự nhiên chỉ cho anh sống khi anh còn có việc phải làm. Hồi xưa con người sống vì mục đích duy trì nòi giống, tới 35 tuổi sau khi đã hòan thành mục đích thì anh không còn mục đích sống nữa vì vậy có thể ra đi trong thanh thản.

Ngày nay ngoài mục đích đó, con người còn nhiều mục đích khác khiến cho tuổi thọ cũng vì thế mà tăng theo.

Một người về hưu ở tuổi 60 thường sẽ nhanh chóng xuống cả về trí tuệ lẫn thể lực. Nguyên nhân là vì mất đi mục đích sống nên tự cơ thể thấy không còn lý do phải sống (mặc dù rằng lý trí của anh ta vẫn muốn sống). Nếu anh có một mục đích sống thay thế thì tự nhiên anh sẽ có lý do để sống và anh sẽ có thêm thời gian.

Vì vậy đi tìm mục đích sống là yếu tố sống còn. Không có mục đích sống ở bất cứ giai đoạn nào cũng đều không tốt cho sự tồn tại của chính chúng ta. Kiếm 1 triệu usd, đi du lịch châu âu, được ăn cao sơn mỹ vị  không phải là mục đích sống. Tự nhiên chỉ cho anh sống khi anh còn có ích cho sự phát triển của chính tự nhiên chứ không phải cho cá nhân anh.

Bạn sử dụng đơn vị nhỏ nhất là gì để tính thời gian?

Đơn vị thời gian nhỏ nhất mà bạn cảm nhận được là giây vì nó tương ứng với một cái tích chuyển động của kim đồng hồ treo trên tường. Nhưng khi không nhìn đồng hồ bạn sẽ có cảm nhận về đơn vị thời gian tối thiểu của mình sẽ rất khác. Đó có thể là phút, giờ, thậm chí là ngày, tháng, năm.

Nếu là một bệnh nhân phải nằm viện chờ hồi phục, đơn vị thời gian sẽ là giờ. Mấy giờ ăn sáng, mấy giờ được bác sỹ khám, mấy giờ uống thuốc, mấy giờ ăn trưa, mấy giờ ăn chiều. Nếu bạn là bác sĩ trực ở phòng cấp cứu, đơn vị thời gian có thể tính bằng giây, thậm chí nhỏ hơn vì một giây cũng có thể quyết định giữa sống và chết đối với bệnh nhân cấp cứu.

Trên đường đua, giữa các thứ hạng được tính bằng đơn vị phần trăm của giây. Tập luyện chăm chỉ chỉ để giảm từng phần trăm của giây.

Đối với một người vô cùng tiết kiệm,anh ta có thể biết được trong túi mình tới từng tờ một nghìn đồng; anh ta dùng đơn vị 1 tờ nghìn đồng để quyết định trong sử dụng. Một người tiêu pha thoải mái sẽ chỉ quan tâm mình có mấy tờ 500K trong túi; anh ta không quan tâm tới mấy chục nghìn bỏ ra.

Tương tự, thời gian cũng vậy. Một người khan hiếm thời gian tính thời gian theo phút; một người có rất nhiều thời gian thì tính theo giờ. Người tính theo phút sử dụng thời gian theo phút, người tính theo giờ sử dụng thời gian theo đơn vị giờ. Thời gian trôi qua là như nhau nhưng cảm nhận mỗi người về thời gian lại khác nhau; quyết định tới việc sử dụng thời gian như thế nào.

Hoàn thiện bản thân (P15: 3. Ưu tiên cho điều quan trọng nhất)

Comments

comments

14 COMMENTS

  1. Em không hiểu về cái gọi là “mục đích sống cho tự nhiên” lắm anh có thể giải thích kĩ hơn không anh

    • Không phải những người trước tuổi về hưu mục đích sống của họ cũng chỉ là kiếm tiền với hưởng thụ du lịch thôi à??

    • Dear em;
      Cuộc sống sẽ có ý nghĩa khi em có một mục đích sống cụ thể. Không cần phải mục đích rời non lấp bể gì hoành tráng, chỉ cần có mục đích cho từng giai đoạn cũng được. Có mục đích là biết mình đang đi đâu, khác với tình trạng mình đi mà không biết đi đâu.

      Vd

      • Haha cuối cùng cũng hiểu về “mục đích sống”. Em cá là nhiều người về già chắc họ cũng không hiểu về điều này. “Kiếm tiền cho bản thân đi du lịch hưởng thụ” không phải mục đích sống chỉ là sự tận hưởng cho bản thân không giúp ích cho tự nhiên, như thế thì không nên sống làm gì. “Kiếm tiên để lo cho gia đình con cái” thì lại là mục đích để sống. Khi về già em cũng phải gáng tìm một mục đích, để sống, để giúp đời. Cảm ơn anh rất nhiều!!

  2. Tri thức của anh thật đáng quý, và sự sẻ chia của anh còn đáng quý hơn, cảm ơn anh rất nhiều!

  3. Chỉ đọc qua câu chữ cũng đủ hiểu người viết có trình độ rất cao, mong anh sớm ra thêm nhiều bài viết hữu ích hơn nữa!

Leave a Reply to Châu Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here