Kinh tế học (P26: Thị trường lao động P2)

0
9861
5/5 - (5 votes)

Con người vốn rất phức tạp, các quyết định của anh ta đưa ra gần như không thể dự đoán được chuẩn xác, thậm chí ngay như bản thân anh đôi lúc cũng chẳng rõ mình muốn gì. Vì vậy phân tích cung lao động là hết sức khó khăn.

Trong kinh tế học, người ta giả định là một lao động sẽ tham gia vào thị trường lao động ở mức độ nào là căn vào mức lương mà anh ta nhận được. Luôn luôn anh ta sẽ cân đối giữa lợi ích từ nghỉ ngơi và lợi ích từ tiền lương; tiền lương tăng lên làm anh ta càng máu làm việc nhưng khi lương tăng tới một mức nào đó thì anh ta lại giảm thời gian lao động xuống.

Nếu như một công tử nhà giàu có tiền do bố mẹ để lại đủ sống cả đời thì anh ta sẽ thích nghỉ ngơi hơn là làm việc vì anh ta có được lợi ích từ tiêu dùng mặc dù không cần thu nhập từ lương. Nhưng không phải công tử nhà giàu nào cũng kém thành công, người ta lao động còn vì nhiều nguyên nhân khác.

kinh te hoc p26- cung ld thi truongĐường cung lao động của thị trường là tập hợp các đường cung lao động của cá nhân theo chiều ngang. Mỗi cá nhân là các đường cong trở lại ở các điểm ngưỡng thu nhập khác nhau nhưng tựu chung thì tổng chung nó vẫn cứ có hình cong trở lại

Các nhân tố ảnh hưởng tới Cung lao động bao gồm:

1.Sở thích: khi cá nhân đánh giá nghỉ ngơi cao hơn thì cung LĐ giảm xuống; khi cá nhân muốn nhiều hàng hóa để tiêu dùng hơn thì cung LĐ tăng lên.

Thu nhập: nếu thu nhập đến từ tiền lương thì lượng cung sẽ vận động dọc đường cung; nếu thu nhập đến từ yếu tố khác như nhặt được tiền, trúng vé số, thừa kế thì sẽ làm tăng cầu đối với nghỉ ngơi từ đó làm đường cung dịch trái (giảm).

Giá cả các hàng hóa dịch vụ liên quan: Nếu như giá các hoạt động giải trí như vé xem phim, du lịch,… giảm xuống thì sẽ làm tăng cầu nghỉ ngơi từ đó làm giảm cung lao động. Nếu như giá hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng thì người ta phải kiếm nhiều tiền hơn để có thể sử dụng lượng hàng hóa dịch vụ như cũ nên làm cho lao động tăng và nghỉ ngơi giảm xuống.

Dân số: Cơ cấu dân số ảnh hưởng tới cung lao động; dân số đang già hóa có nghĩa là số lao động ngày càng giảm đi làm cho cung lao động giảm; nếu dân số đang bước vào thời kỳ dân số vàng thì cung lao động ngày càng tăng.

kinh te hoc p25-cung cau yeu to sxMỗi ngành nghề có những đặc điểm khác nhau vì vậy cung cầu sẽ cân bằng tại các điểm khác nhau; Tổng cung tổng cầu của thị trường lao động là tổng cung và tổng cầu của tất cả các ngành.

Doanh nghiệp sẽ trả lương lao động tại mức P là điểm cân bằng của cung và cầu lao động. Mức P này cũng tương ứng với điểm cân bằng mà DN sẽ quyết định dừng thuê lao động là P= MRP tại entry trước ( tại diểm mà sản phẩm doanh thu cận biên bằng với chi phí tài nguyên cận biên của lao động (lương P).

1. Vào thời điểm sinh viên ra trường hàng năm sẽ làm cho cung tăng lên, đường cung dịch phải khiến cho lương cân bằng bị giảm xuống.

2. Khi chính phủ tăng ngày nghỉ lễ thêm 1 ngày (ví dụ như nghỉ quốc lễ) thì sẽ làm tăng cầu lao động vì nhu cầu thuê lao động thời vụ tăng; điều này sẽ làm cho đường cầu dịch phải. Cầu dịch phải làm cho lương tăng từ P lên P2.

kinh te hoc p26 - tang cung cau ld 1

3. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn già hóa khiến cho cung lao động giảm, đường cung dịch trái -> lương cân bằng tăng.

4. Khi kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái do niềm tin tiêu dùng của người dân suy giảm thì số việc làm giảm đi vì vậy cầu lao động dịch trái -> lương cân bằng giảm.

kinh te hoc p26 - giam cung cau ld 1

 

Vậy chính phủ muốn người lao động được trả lương cao hay lương thấp?

Mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội, có nghĩa là làm sao mà tổng lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân cộng vào là lớn nhất. Mặt khác chính phủ cũng phải đảm bảo sự phân chia lợi ích công bằng vì không thể để DN hưởng lợi ích quá lớn trong khi người lao động hưởng lợi ích quá nhỏ.

Điểm mà tối đa hóa được tổng phúc lợi xã hội là điểm mà cân bằng cung cầu. Tại điểm này không có ai bị thất nghiệp mà DN cũng có đủ lao động cần thiết. Tuy nhiên điểm cân bằng này nếu quá thấp sẽ khiến cho người lao động không đủ thu nhập để phục hồi sức lao động đã bỏ ra. Lúc này chính phủ sẽ áp tiền lương tối thiểu.

Nghiên cứu thêm bài tiền lương tối thiểu khi mà chính phủ muốn tăng thu nhập của những lao động có trình độ thấp.

Để đảm bảo phân chia công bằng chính phủ sẽ thu thuế; dùng tiền thuế đó để bù đắp lại cho những người bị thiệt thòi trong xã hội thông qua trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng an sinh xã hội,…

Như vậy, người lao động được hưởng lương cao hay DN thuê được lao động với giá thấp nhất không phải là mục tiêu cuối cùng của chính phủ

 

Cạnh tranh trên thị trường lao động:

Ngày xưa loại hình công việc không nhiều, hầu hết là trồng trọt và chăn nuôi. Đòi hỏi về trình độ lao động hồi đó sẽ đồng nhất, chủ yếu chỉ cần tới sức khỏe.

Ngày nay ngành nghề rất nhiều và mỗi ngành nghề lại đòi hỏi những yêu cầu khác nhau. Mỗi ngành tạo lên một mô hình cung cầu riêng. Người thất nghiệp tại ngành này sẽ gặp rào cản khi gia nhập ngành khác vì vậy mà ngành thì sẽ thiếu lao đồng và ngành sẽ thừa lao động.

Người ta dễ dàng bù đắp sự thiếu hụt bằng cách mở thêm các ngành đào tạo, người lao động sẽ tự tìm đến. Dư thừa lao động cũng dễ giải quyết vì người thất nghiệp sẽ phải tự tìm con đường đi khác cho mình khi anh ta không thể cạnh tranh được với những người khác.

Khó khăn lớn là bù đắp giữa nhân sự trình độ cao và nhân sự trình độ phổ thông. Nhân sự trình độ cao luôn trong tình trạng thiếu hụt, có nghĩa là có ít người đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Để trở thành một nhân sự cấp cao rất khó khăn, cả về yếu tố nội tại của người lao động cũng như yếu tố bên ngoài.

Nhân sự cấp cao có thể dịch chuyển giữa các ngành với ít rào cản hơn trong khi nhân sự phổ thông lại gặp nhiều rào cản. Vì vậy, nếu phân chia theo trình độ thì ta sẽ có hai mô hình cung cầu của hai nhóm trình độ mà trong đó tại mô hình trình độ phổ thông thì cung dư thừa trong khi tại mô hinh trình độ cao cung thiếu hụt. Điều này tất yếu dẫn tới mức chênh lệch lương giữa hai trình độ rất lớn.

Khi xét tới một doanh nghiệp ta phải nhìn hai nơi mà họ phải cạnh tranh chính đó là Thị trường hàng hóa và Thị trường các yếu tố đầu vào. DN việt nam không phải chỉ cạnh tranh với DN FDI ở hàng hóa bán ra mà còn ở nhân sự tại đầu vào nữa.

Các nước trên thế giới cũng cạnh tranh nhau về hàng hóa và tất nhiên cũng cạnh tranh nhau về nhân lực. Khi việc di chuyển trở nên rẻ hơn, ngôn ngữ tiếng Anh nhiều người biết hơn thì rào cản cho sự di chuyển nhân lực sẽ không còn nữa.

Từ năm 2000 tới 2013, lực lượng lao động cả nước tăng gần 40%, từ 39 triệu lên 53 triệu (Nam 51,4%; nữ 48,6%). Hầu hết lao động phân bổ ở khu vực nông thôn ( 70%). Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 50% lao động trong toàn bộ nền kinh tế. Lao động trong ngành công nghiệp tăng đều, mặc dù với tốc độ chậm, từ khoảng 18% năm 2005 lên 21% năm 2013, trong đó lĩnh vực sản xuất và xây dựng cung cấp nhiều việc làm nhất. Cùng thời gian đó lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 27% lên 32%.

Trung bình giai đoạn 2006-2012, khoảng 84% lực lượng lao động chưa được đào tạo chính quy theo việc làm. Các nghề nghiệp phổ thông chiếm 40% tổng số việc làm và những nghề chỉ đòi hỏi tay nghề thấp chiếm 50%. Những ngành nghề sử dụng lao động với năng lực nghề cao chiếm 10% còn lại.

Tới giữa 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 34%, tăng thêm 11% so với năm trước đó. Các lao động đơn giản chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng có thời hạn. Việc tuyển dụng ngày nay có xu hướng tuyển dụng lao động có kỹ năng gắn với đặc trưng nghề nghiệp, có năng lực quản lý, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.

Tính tới đầu 2014, tỷ lệ lao động có bằng cấp chiếm cao nhất trong khu vực nhà nước (80%), khu vực tư nhân 34%, khu vực vốn đầu tư nước ngoài 23%, khu vực hộ gia đình 4%.

 

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here