<update 24/11/2015>
Xét ở khía cạnh độc quyền thì ta có độc quyền bán và độc quyền mua nhưng Độc quyền bán phổ biến hơn vì vậy sẽ được nêu ra ở entry này.
Một doanh nghiệp có được sự độc quyền nhờ các lý do sau đây:
1. Đạt được lợi thế về quy mô:
Ngành nào cũng vậy mỗi khi mới sinh ra đều có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường. Ví dụ như điện thoại di động, máy ảnh số, phần mềm, hạt giống…
Các công ty ban đầu này thường ở quy mô nhỏ; mỗi công ty chiếm một góc nhỏ của miếng bánh. Dần dần có những công ty nổi bật hẳn lên và chiếm lấy miếng bánh của công ty khác. Khi số lượng bán ra tăng lên nó sẽ tận dụng được lợi thế quy mô khiến cho chi phí trung bình trên mỗi sản phẩm giảm dần. Các công ty nhỏ khác không cạnh tranh được rơi rụng dần và cuối cùng chỉ còn lại 1 vài công ty lớn.
Các công ty này sắp xếp theo các nhóm:
- Công ty dẫn dắt thị trường (công ty số 1)
- Công ty cạnh tranh với công ty đứng thứ nhất (công ty thứ 2 và 3)
- Công ty ăn theo
- Công ty thị trường ngách.
Công ty số 1 lúc này đạt được thế độc quyền bán khi mà chi phí trên đầu sản phẩm của nó quá thấp khiến cho không công ty nào có cơ hội cạnh tranh với nó nữa.
2. Bằng phát minh sáng chế:
Ngành mới ra đời thường sẽ có một tập hợp các sáng chế mới. Các sáng chế mới này thường được sở hữu bằng công ty dẫn dắt thị trường. Các công ty này cũng mua lại các bằng sáng chế trực tiếp hoặc qua sát nhập với công ty khác.
Ví dụ Nokia đang sở hữu 10.000 bằng sáng chế. Năm 2012 RIM đã phải trả tiền để được sử dụng công nghệ wifi trên điện thoại di động. Ngay cả khi sản phẩm chính đang sa sút thì nó vẫn cứ có tiền từ việc bán và cho thuê bằng sáng chế.
Nếu như một doanh nghiệp sở hữu một hoặc một nhóm bằng sáng chế mà họ không cấp cho DN khác sử dụng thì họ ở thế độc quyền. Trong trường hợp này các DN khác buộc phải tìm một công nghệ thay thế khác. Tuy nhiên, thực tế thì các chính phủ sẽ không cho phép điều này xảy ra.
3. Độc quyền một yếu tố sản xuất nào đó:
Một yếu tố sản xuất có thể là hệ thống máy móc, nguồn nguyên vật liệu, các yếu tố tự nhiên như nguồn nước, đất…
Doanh nghiệp khác muốn sản xuất ra hàng hóa như vậy phải chịu chi phí gấp nhiều lần vì vậy không thể cạnh tranh được về giá. Ví
Tập đoàn dầu mỏ VN sở hữu các mỏ dầu vì vậy nó độc quyền nguồn nguyên liệu dầu trong lãnh thổ Việt Nam.
Tập đoàn than khoáng sản sở hữu các mỏ than vì vậy nó độc quyền cung cấp mỏ than
4. Quy định của chính phủ:
Chính phủ thường độc quyền một số ngành mà chính phủ biện minh rằng nhằm đảm bảo an sinh xã hội ví dụ như điện, nước, tài nguyên thiên nhiên, … Ở mỗi quốc gia quy định này khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp vào thị trường của chính phủ đó.
Khi ở vị thế độc quyền bán, doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần vào tay đối thủ vì các đối thủ nếu có thì đều bé tí. Ngành điện là một ví dụ, ngành điện chẳng phải lo cạnh tranh với ai trừ với chính nó, đó tất nhiên là một nguy cơ vì đã không có ai cạnh tranh thì không có nhu cầu gia tăng năng lực cạnh tranh. Khi cần ngành điện có thể tăng giá bán mà người mua không thể làm gì tuy nhiên người mua vẫn có thể tiết kiệm hơn vì vậy sản lượng bán ra sẽ thấp hơn làm cho tổng lợi nhuận giảm mặc dù lợi nhuận trên mỗi đơn vị cao hơn.
Năm 2013 ngành điện bán ra là 64 tỷ Kwh có nghĩa là chỉ cần tăng 100 đồng/kwh thì sẽ có thêm lợi nhuận ròng là 6.400 tỷ. Tổng lượng xăng tiêu thụ năm 2013 là 2.5 triệu lít; nếu tăng thêm 500 đ/lít thì ta sẽ có 1.250 tỷ đồng. Cho dễ hình dung về con số thì ta có thể so sánh với tổng giá trị bất động sản tồn kho cho tới ngày hôm nay (2/4/2014) là 92.690 tỷ đồng.
Đường cầu của hãng độc quyền bán
Vì tăng giá bán sẽ làm giảm sản lượng bán được nên đường cầu của hãng độc quyền bán cũng tuân theo quy luật dốc xuống. Vì rằng chỉ một mình mình một thị trường nên đường doanh thu trung bình AR của hãng cũng trùng với đường cầu. Doanh thu bình quân AR bằng tổng doanh thu chia cho số lượng bán.
Khi hãng tăng giá từ P1 tới P2 thì giá toàn bộ sẽ đều tăng tương ứng (giống như giá điện) nên doanh thu cận biên sẽ nằm dưới đường cầu.
Ở hình bên giả sử như hãng tăng sản lượng từ Q2 tới Q1 thì để bán được hết sản lượng này thì hãng phải giảm giá bán cho toàn bộ từ P2 xuống P1 điều này khiến cho doanh thu có thêm được từ mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm đi = DB-CA
Nhà độc quyền bán quyết định sản xuất ở sản lượng nào?
Có phải hãng sẽ sản xuất tối đa khả năng vì mình là độc quyền? theo đúng quy luật tối đa hóa lợi nhuận trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hãng sẽ sản xuất tại điểm mà MR=MC.
Đường doanh thu cận biên MR cắt đường chi phí cận biên MC tại điểm có sản lượng Q. Dóng thẳng đường thẳng từ Q lên cắt đường doanh thu trung bình AR ta có giá bán P.
Ta có thể chứng minh được điều này: Nếu như hãng sản xuất tại sản lượng Q1 thì vì đường MC ở trên đường MR nên cứ mỗi đơn vị sản xuất thêm hãng sẽ bị lỗ một khoảng MC-MR. Để tăng lợi nhuận thì hãng phải giảm sản lượng, cứ mỗi một đợn vị giảm thêm thì hãng thêm được lợi nhuận là MC-MR, mặc dù doanh thu giảm. Tổng diện tích giảm lợi nhuận là diện tích hình màu xanh (trên MR và dưới MC).
Nếu hãng sản xuất tại Q2 thì vì MR nằm trên MC nên cứ tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm thì hãng lại được lợi nhuận thêm 1 đoạn MR-MC. Lợi nhuận tăng thêm nếu hãng đẩy sản lượng tới Q là diện tích màu xanh trên MC va dưới MR.
Đường cung của hãng độc quyền bán:
Hãng độc quyền bán không có đường cung, hãng sản xuất bao nhiêu là căn vào đường cầu và MR=MC. Ở cùng một mức sản lượng doanh nghiệp có thể bán giá cao hơn ở P1 khi đường cầu dịch chuyển.
Trong hình trên ta thấy có sự khác biệt sau:
– Ký hiệu của sản lượng Q của hãng cạnh tranh hoàn hảo là q (q nhỏ) còn sản lượng của hãng độc quyền bán là Q (Q viết hoa). Nguyên nhân là trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo chỉ là một phần rất nhỏ. Trong thị trường độc quyền bán thì sản lượng của hãng là sản lượng của toàn thị trường.
– Việc sản xuất phải mất chi phí và cả hai hãng đều tuân theo quy luật chi phí cận biên tăng dần. Có nghĩa là cứ mỗi một đơn vị sản xuất thêm thì hãng sẽ phải mất thêm chi phí so với sản phẩm ngay trước nó.
– Hãng cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng không phụ thuộc vào giá vì vậy hãng phải cố gắng tối thiểu hóa MC để có sản lượng càng nhiều càng tốt nhờ vậy lợi nhuận tối đa càng cao. Hãng độc quyền bị phụ thuộc vào sản lượng đầu ra, tăng sản lượng đồng nghĩa với phải giảm giá mà giảm là giảm cho toàn bộ sản lượng.
Sức mạnh độc quyền:
Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường hãng buộc phải đặt giá bằng chi phí cận biên. Trong khi đó hãng độc quyền lại có thể bán cao hơn giá tại điểm Pmc, có nghĩa là bán tại điểm C (giá P) thay vì tại điểm A. L= (P-MC)/P gọi là sức mạnh độc quyền của hãng độc quyền, thể hiện khả năng bán cao hơn bao nhiêu so với giá tại chi phí cận biên MC
Hình dưới là so sánh các chỉ số CS, PS, NSB, DWL của Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền:
ad cho em hỏi câu này ạ: Tại sao lại có cái giá phải trả cho thế lực độc quyền? Nếu như những số được của nhà sản xuất có thế lực độc quyền đem phân phối lại cho người tiêu dùng, liệu cái giá phải trả cho thế lực độc quyền có được loại trừ không? giải thích.
Cảm ơn ad rất nhiều
Dạ anh ơi cho em hỏi: phân biệt giá cấp 1 ,khi sx tại sản lượng Q1 thì ấn định mức giá bán là P1 mà kh phải là PC? Diện tích tổng lợi nhuận đạt được tại Q1 là diện tích tam giác MCN mà kh phải là MAN ạ( là trường hợp chưa áp dụng phân biệt giá c1 ấy a).. MOng anh repp em sớm nhất ạ. Em cảm ơn Anh nhiều lắm ạ..
Anh ơi,anh có thể giải thích cho em, các phần diện tích dưới mr, ar được không ạ. Em cảm ơn ạ
Em cũng hơi lú tí là sao khi không phải độc quyền thì mr trùng với ar vậy ạ
Anh ơi cho em hỏi là: “Các cửa hàng in ấn thường có giảm giá cho những order lớn, vậy họ có phân biệt giá không? Tại sao?”
Em nghĩ là phân biệt giá cấp 2, nhưng không biết giải thích sao cho phù hợp.
Mong anh giúp em, cảm ơn anh.
Dear em;
Có những mặt hàng càng số lượng nhiều thì càng giảm chi phí cố định vì vậy giá càng giảm. Anh lấy ví dụ như in offset; chi phí chủ yếu nằm ở tạo khuôn kẽm, giấy chỉ là một phần. Em in 10.000 bản hay 100.000 bản thì họ cũng vẫn phải làm khuôn vì vậy càng nhiều thì giá càng giảm.
Nếu như chi phí cho mỗi mặt hàng là giống nhau cho mỗi cái ví dụ như in màu bằng máy in màu bình thường mà ngoài hàng photo vẫn hay làm. Em in 1 cái hay in 1000 cái thì chi phí cho mỗi cái là không đổi. Lúc này người bán có thể giảm giá bán cho mỗi cái nhưng tổng lợi nhuận của họ vẫn lớn (Nhờ số lượng).
2 tình huống trên ko thuộc về phân biệt giá nào cả; hành vi định giá tùy thuộc vào mỗi người bán và mỗi tình huống cụ thể; có người muốn lãi dày thì giữ nguyên giá cho dù số lượng nhiều; có người muốn có đơn hàng vì vậy chấp nhận giảm giá,….
em căn vào định nghĩa của mỗi định nghĩa phân biệt giá có thể suy ra được tình huống định giá cụ thể của các cửa hàng in.
vd
anh VD
[…] hình độc quyền bán và mua như tình huống 1 ít xảy ra. Thực tế sẽ có nhiều người tiêu dùng và […]
cho mình hỏi với ạ doanh nghiệp độc quyền ko bao giờ chịu lỗ vốn vì đây là doanh nghiệp duy nhất trên thị truong nên có sức mạnh thị trương rất lớn đúng hay sai ạ và vì sao
Đúng em ạ. Doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trương nên giá sản phẩm cuối cùng nó bán cao hơn chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó (chi phí cận biên MC).
Cho e hỏi với ạ doanh nghiệp độc quyền tận dụng sức mạnh thị trường của mình để đặt giá luôn ở mức cao ngay cả khi sản phẩm đang bị dư thừa đúng hay sai ạ và vì sao
cho em hỏi độc quyền tự nhiên, gánh nặng thuế đối với bên bán lớn hơn bên mua thì tổn thất vô ích về phía người bán lớn hơn đúng hay sai. giải thích giúp em với ạ?
Em chào Anh:
Anh cho em hỏi là “Phần mất không do DN Độc Quyền gây ra” là gì vậy a?
Em cảm ơn!
Dear em;
Trong kinh tế học có khái niệm Phúc lợi xã hội bằng tổng thặng dư của NSX và Thặng dư người tiêu dùng. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì sản lượng là Q2. Trong TT độc quyền thì sản lượng chỉ đạt Q1 (thấp hơn Q2). Em xem hình vẽ cuối entry ý.
Đại loại dễ hiểu thế này:
Thị trường Tăm xỉa răng là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. DN sản xuất lượng tăm tối đa theo năng lực của họ. Họ có sản xuất nhiều hơn hay ít hơn cũng không làm thay đổi giá mỗi gói tăm.
Nhà nước độc quyền cung cấp điện, nước vì vậy điện nước là thuộc thị trường cạnh tranh độc quyền. Vì độc quyền anh ta được tự định giá bán ra (mà không cần lo có thằng bán thấp hơn giống như DN sx tăm ở trên). Vì giá cao hơn nên sản lượng tiêu dùng thấp hơn (khi bán ở giá thấp).
Khoản mất không được hiểu là đáng nhẽ DN điện có thể sản xuất san lượng cao hơn, người tiêu dùng có thể dùng điện nhiều hơn thì vì độc quyền mà DN sản xuất không hết khả năng, người tiêu dùng thì không được tiêu dùng cũng hết khả năng.
anh Vd
Em chào Anh:
Anh cho em hỏi là “Phần mất không do DN Độc Quyền gây ra” là gì vậy a?
Em cảm ơn!
Anh ơi cho e hỏi: Tại sao công ty độc quyền thường gia tăng sản xuất khi chính phủ bắt buộc doanh nghiệp phải giảm giá? Nếu chính phủ muốn đặt giá trần để tối đa hoá sản lượng của công ty độc quyền thì giá bao nhiêu là hợp lý?
Dear em;
Giá của một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sát với giá sản xuất do cạnh tranh. Giá bán của một doanh nghiệp độc quyền cao hơn giá nếu ở TTCCHH một mức tương ứng với sức mạnh độc quyền. Khi chính phủ áp giá trần là đã cắt đi một phần sức mạnh độc quyền của DN.
DN độc quyền không có đường cung mà sản xuất theo đường cầu. Khi giá giảm số người có khả năng mua cao hơn dẫn tới sản lượng tăng -> SL sản xuất tăng theo.
Muốn tối đa hóa sản lượng, chính phủ đặt giá trần đúng bằng giá tại sản lượng cân bằng trong TT CCHH.
V.D
Cho em hỏi: Phân biệt MR của doanh nghiệp độc quyền, cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền như nào ạ?
Anh cho em hỏi, hãng độc quyền tự nhiên thực hiện phân biệt giá cấp 2 có thể mở rộng đến điểm nào ạ?
Cảm ơn anh nhiều ạ <3
Anh không hiểu câu hỏi của em lắm.
A ơi cho e hỏi là nhà độc quyền có bao giờ chịu lỗ k ạ? Ví dụ như thế nào ạ
Anh nghĩ rằng có mấy trường hợp sau:
– Nếu hàng đó là hàng thiết yếu, khách hàng bắt buộc phải dùng: nhà độc quyền sẽ không bị lỗ. Ví dụ như người ta phải uống nước mới sống được. Nếu như cty độc quyền nước thì họ chắc sẽ không bao giờ bị lỗ.
– Nếu hàng đó là hàng có thể giảm đi tới mức không cần dùng: Nhà độc quyền có thể bị lỗ ví dụ nếu như để sx ra 1KW điện cần 1 triệu đồng, công ty điện lực phải bán điện với giá 1,1 triệu đồng/KW. Đa phần người dân sẽ dừng sử dụng điện dẫn tới tổng doanh số bán ra không bù đắp được chi phí.
– Nếu hàng đó tới mức giá nào đó sẽ không cạnh tranh được với hàng thay thế: Ví dụ như tình huống điện, tới mức giá nào đó người dân sẽ tự trang bị máy nổ chạy xăng dầu, sử dụng năng lượng mặt trời,…Trước đây giá xăng rất cao nên kích thích các doanh nghiệp sử dụng các nguồn năng lượng thay thế vì vậy điện mặt trời, xe ô tô chạy điện,… Nhưng nay giá xăng giảm thì năng lượng mặt trời không cạnh tranh được nên sự phát triển cũng bị trững lại.
Để phá thế độc quyền thì chính phủ định giá như thế nào ạ
Để phá thế độc quyền tốt nhất là CP nên bổ sung các công ty cạnh tranh. Việc áp giá trần là chính phủ đã can thiệp quá mạnh vào thị trường, về lâu dài không tốt.
điều tiết độc quyền tự nhiên thông qua việc định giá bằng chi phí cận biến sẽ làm cho nhà độc quyền bị lỗ….đúng hay sai vậy anh,giải thích !
Anh ơi cho em hỏi ạ : nếu doanh nghiệp độc quyền là doanh nghiệp độc quyền nhà nước và mục tiêu là tối đa hóa lợi ích xã hội tức là khi đó lợi ích của doanh nghiệp độc quyền = 0 có đúng ko ạ ?
Anh giải thích giúp em với .
Em cảm ơn.
Dear em;
Doanh nghiệp độc quyền nhà nước ví dụ như EVN có hai mục đích:
– Tối đa hóa lợi nhuận
– Tối đa hóa phúc lợi xã hội: ví dụ như cung cấp điện tới vùng sâu vùng xa chỉ đạt mục tiêu về an sinh xã hội mà không đạt mục tiêu về kinh tế
Như vậy có tình huống mang lại lợi nhuận kiểu như cung cấp điện tới khu tập trung đông dân cư, cũng có lúc lợi nhuận âm nếu cung cấp tới vùng dân cư thưa thớt. Nếu nói vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích xã hội mà lợi ích của DN độc quyền = 0″ thì không đúng.
V.D
Anh ơi, anh xem giúp em bài tập này với ạ
1 công ty điện lực độc quyền bán hàng cho 2 đối tượng khách hàng dịch vụ có hàm cầu khác nhau
P1 = 80 – 0.5 Q1 và P2 = 140 -2 Q2
(Nhà độc quyền phải bán giá điện với 1 giá thống nhất )
Nếu doanh nghiệp là độc quyền nhà nước và mục tiêu là tối đa hóa lợi ích xã hội, mức giá bán là bao nhiêu và lợi nhuận của nhà độc quyền thay đổi thế nào ? Lợi ích của người tiêu dùng thay đổi thế nào ?
Đây ạ, anh xem rồi cho em ý tưởng làm bài với anh nhé ( em nghĩ mãi không ra 🙁 ).
Em cảm ơn.
Ad cho e hỏi ạ: Với một doanh nghiệp độc quyền tự nhiên, mức sản lượng tối thiểu hóa khoản mất không do độc quyền gây ra tính ntn ạ? E cảm ơn nhiều :))
cho em hỏi yếu tố tác động đến thuế và khoản mất không là gì ạ
cho em hỏi điểm khác nhau giữa việc lựa chọn sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận có gì khác so với lựa chọn lao động để tối đa hóa lợi nhuận
Dear em;
DN dừng sản xuất tại đơn vị hàng hóa mà tại đó MR=MC để tối đa hóa lợi nhuận.
MR là doanh thu cận biên, là doanh thu có thêm khi sản xuất và bán thêm được 1 đơn vị hàng hóa
MC là chi phí cận biên, là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm đơn vị hàng hóa đó.
Theo anh hiểu thì lựa chọn lao động để tối đa hóa lợi nhuận có nghĩa là dừng thuê lao động tại điểm mà doanh thu có thêm bằng với chi phí phải bỏ ra để thuê lao động đó. Tuy nhiên, lao động chỉ là một chi phí trong các loại chi phí. Chi phí còn có chi phí nguyên vật liệu, máy móc, nhà xưởng, tài chính. Ngoài ra con người còn có sự tương tương tác, phối hợp với nhau trong công việc nữa nên nó sẽ không đơn giản như tiếp cận đối với doanh thu -> tiếp cận theo hướng doanh thu sẽ chính xác đầy đủ hơn; tiếp cận theo hướng lao động chỉ khi người ta đang cần phân tích sâu hơn về lao động thôi.
thanks.
cho em hỏi yếu tố tác động đến thuế và khoản mất không là gì ạ
cho e hỏi các quyết định sản xuất đối với doanh nghiệp độc quyền bán là ntn ạ?
Nếu DN theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu thì hành vi của DN sẽ ntn?
A giải thích cho e vs…
Biết là khi đó TR max MR=0 thì suy ra hành vi ntn ạ.
cho e hỏi là trong trường hợp nào thì doanh nghiệp độc quyền sẽ chịu 100% soosthuees ạ
Khi chính phủ đánh thuế một lần không phụ thuộc vào doanh số bán hàng của nhà độc quyền thì thuế sẽ ăn vào LN của nhà độc quyền.
Trong thực tế, thuế bao gồm 2 loại chính là Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế giá trị gia tăng ( ngoài ra còn có thuế thu nhập đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,..).
Thuế giá trị gia tăng là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, các khoản thuế ở giai đoạn trung gian được nhà nước khấu trừ thuế đầu vào nên người bán chỉ thay mặt người tiêu dùng nộp cho NN chứ họ không phải chịu. Chúng ta có thuế 0%, 5%, 10%.
Thuế thu nhập DN là thuế đánh vào lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Nhà nước thu 20% trên con số (Tổng doanh thu – Tổng chi phí). Giả sử như doanh nghiệp quá nhỏ theo kiểu hộ gia đình hoặc rất khó để tính chi phí và doanh thu thì nhà nước áp thuế khoán. Áp một khoản thu cố định mỗi tháng.
Điện lực VN là đơn vị độc quyền cung cấp điện. Trên mỗi số điện bán ra đều có 10% thuế VAT. Thuế này người sử dụng phải chịu. Giả sử như nhà nước thu thêm thuế gọi là thuế môi trường, mỗi năm thu T đồng của điện lực VN mà không phụ thuộc vào Sản lượng điện bán ra thì thực tế điện lực sẽ phân bổ đều chi phí đó vào giá điện nhưng điều này sẽ làm giảm lượng điện tiêu thụ và việc xin tăng giá phụ thuộc vào sự cho phép của Bộ công thương nên Điện lực sẽ chịu khoản thuế đó, coi nó như là một phần chi phí cố định.
Thanks.
A ơi làm e bài này vs
Dn độc quyền kinh doanh một loại sản phẩm đặc biệt gặp đường cầu P=11-Q; P=100-3Q. ATC=21Q+3Q^2+200/Q
Xác định mức sản lượng tối ưu của nhà ĐQ? Tính LN max nhà ĐQ có thể thu được?
sản lượng tối ưu khi MR=0
TP max khi MR=MC
Nhưng bài cho 2 P thì mh làm kiểu j vậy???
Em thử xem P=11-Q; P=100-3Q có đúng đầu bài không vì theo anh hiểu là có thể đường cầu được kết hợp bởi hai biểu thức. Ví dụ từ P1 tới P2 thì nó theo biểu thức 1, từ P3 tới P4 nó theo biểu thức 2.
Hoặc cũng có thể bài toán có cách giải nào đó. Anh không phải là thầy giáo dạy kinh tế nên nếu em hỏi thực tế cuộc sống thì có khi anh trả lời dễ hơn là hỏi các bài toán lý thuyết.
Thanks.
cho em hỏi khi giá thị trường thay đổi thì thặng dư có thay đổi không?
Dear em;
Giá trị trường thay đổi sản lượng không đổi có nghĩa là điểm cân bằng B dịch chuyển song song với trục giá. Diện tích tam giác MBN không đổi nên thặng dư không đổi.
Nếu giá giá thị trường thay đổi kèm theo sản lượng thay đổi thì điểm B sẽ dịch cả sang trái sang phải song song với trục hoành nên thặng dư sẽ thay đổi.
anh V.D
a ơi! chỗ phân biệt giá cấp 1 í ạ! thì doanh thu phải là MBQO chứ ạ???
Đúng rồi em 🙂
ad cho e hỏi: khi chính phủ đánh thuế trên đơn vị sản phẩm đối với nhà độc quyền thì tổng doanh thu nhà độc quyền như thế nào
Anh ơi cho em hỏi tại sao đường cầu lại nằm phía trên đường doanh thu cận biên trong thị trường độc quyền
Dear em;
Đường cầu của hãng độc quyền bán là đường doanh thu trung bình. Giả sử ở mức sản lượng thứ Q+1 hãng tăng giá thêm 10 đồng so với ở mức Q.
Nếu như mức tăng đó chỉ áp dụng cho sản lượng thứ Q+1 thì mức tăng doanh thu trung bình chỉ là 10/(Q+1) < 10đ. -> Đường doanh thu cận biên sẽ dốc hơn đường doanh thu trung bình (đường cầu).
Anh mới nghĩ được thế, có gì bàn thêm nhé.
thanks.
MR=TR’=(P.Q)’=(a.Q^2+b.Q)’=2aQ+b
Pt cầu: P=aQ+b
Hệ số góc của MR=2a gấp đôi hsg của đường cầu=a nên độ dốc của MR gấp đôi đường cầu => D nằm trên MR
anh cho em hỏi ưu điểm và nhược điểm của nhà độc quyền bán với ạ
A ơi nếu đề bài là: trình bày 1 thị trường hàng hoá có mức thay đổi thặng dư sản xuất theo giá mạnh? Thì e lấy ví dụ của phần phân biệt giá cấp 1 làm có đc k ạ?
ừ anh nghĩ là người ta chỉ nói “mạnh” thì em lấy ví dụ vê phân biệt giá nào cũng được. Chỉ chú ý là mỗi thị trường sẽ phù hợp với một loại phân biệt giá nào đó nhất. Nhưng phổ biến nhất vẫn là phân biệt giá cấp 1.
anh V.D
A ơi cho e hỏi. Tại sao 1 hãng có thế lực độc quyền mua ngay cả khi hãng không phải người mua duy nhất? Tại sao có cái giá phải trả cho thế lực độc quyền mua
Dear Trang,
Để trả lời câu hỏi của em cần hẳn một entry mới mua https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p33-doc-quyen-mua/
Em tham khảo rồi bàn tiếp nhé.
cảm ơn em.
Anh ơi cho em hỏi: nếu chính phủ đánh thuế đơn vị thì làm sao để xác định khoản thuế mà mỗi bên doanh nghiệp độc quyền và người mua phải chịu ạ ?
Dear em;
Khi chính phủ đánh thuế đơn vị thì công ty độc quyền sẽ cộng thuế đó vào giá sản phẩm, người tiêu dùng phải chịu toàn bộ.
anh V.D.
có công thức mac cậu, dừa vào hs co giãn của cầu và cung theo giá
Anh cho em hỏi phân biệt giá của doanh nghiệp độc quyền tuyệt đối có ảnh nhưởng như thế nào đến lợi ích của doanh nghiệp và xã hội
Dear em;
Phân biệt giá là sản phẩm của độc quyền. Một doanh nghiệp đã độc quyền thì sẽ phân biệt giá. Độc quyền là một trong những nguyên nhân gây ra thất bại của thị trường. Đối với xã hội gây ra khoản mất không về phúc lợi xã hội khi doanh nghiệp không sản xuất đúng sản lượng cân bằng. Ngoài ra khi độc quyền, doanh nghiệp sẽ phung phí các nguồn lực vì không bị áp lực về chi phí.
Đối với doanh nghiệp thì nó tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, không kích thích sự cải tiến, sáng tạo. Chính vì vậy mà các nước phát triển như Mỹ có luật chống độc quyền. Trước đây Microsoft từng bị kiện về trình duyệt Internet Explorer hoặc khi công ty quá “lớn” khiến không công ty nào có thể cạnh tranh được thì đứng trước nguy cơ bị tách ra làm hai.
Thanks
Anh cho em hỏi:tại sao nhà độc quyền định giá cao hơn chi phí biên
Dear em;
Trong cạnh tranh hoàn hảo giá của các công ty sẽ tiến dần tới chi phí biên do cạnh tranh về giá. Còn trong độc quyền bán thì nhà độc quyền có sức mạnh độc quyền nhờ việc khách hàng chỉ có một lựa chọn duy nhất là dùng hoặc không dùng sản phẩm của họ,không ai cạnh tranh với họ về giá.
thank
dạ,ý em là để xác định quyết định của nhà độc quyền như thế nào là mình cần phải so sánh p vs avc min để biết doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa không anh?tại vì có câu bài tập là quyết định sản xuất của nhà độc quyền như thế nào khi chính phủ đánh thuế mà e k pik làm ?
Em tham khảo bài này xem nhé:
https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p21-thi-truong-canh-tranh-hoan-hao/
Anh oi cho em hoi: quyet dinh cua nha doc quyen nhu the nao khi chinh phu danh thue? Em cam on!
Đoạn cuối entry có đoạn phản ứng của nhà độc quyền khi chính phủ đánh thuế đó em.
anh ơi cho em hỏi trường hợp co nhiều thị trường để tối đa hóa lợi nhuận công ty độc quyền nên phân phối thế nào ạ
Dear em;
Một công ty đa ngành có nhiều đơn vị kinh doanh SBU thì mỗi SBU kinh doanh các mặt hàng khác nhau ở những thị trường khác nhau. Ví dụ như điện lực trước đây họ kinh doanh điện, làm chủ nhà máy điện, đường truyền tải, và viễn thông. Trong mảng điện họ là độc quyền nhưng trong mảng viễn thông thì họ không.
Rất khó có doanh nghiệp nào độc quyền ở mọi SBU, giả sử có thì mỗi SBU cũng sẽ có những chiến lược riêng của mình và ta quy về bài toán hành xử của nhà độc quyền thông thường.
Câu hỏi đúng anh nghĩ phải là trong thị trường có nhiều phân khúc thì cty độc quyền nên phân phối thế nào. Cty áp dụng phân biệt giá 1,2,3 để tối đa hóa lợi nhuận em ạ.
Anh cho e hỏi nếu đề là ” chính phủ đánh 1 khoản thuế tổng là T vào lợi nhuận của nhà độc quyền thì sl và lợi nhuận thay đổi như thế nào” thì phải cộng T vào lợi nhuận hay vẫn cộng vào TC hả anh
Sản lượng và giá không đổi em ạ. T sẽ ăn vào lợi nhuận của DN độc quyền. Anh có giải thích ở phần cuối entry mà.
yepp,,,, sao biết vậy b??
Anh cho e hỏi tại sao khi phân biệt giá DN lại sx tại P=MC ạ? Thanks a
Dear em;
Hình như anh có nhầm lẫn ở đây. Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì giá cân bằng là giao nhau của cung và cầu.
Hãng độc quyền không có đường cung mà sản xuất theo đường cầu. Để tước đoạt thặng dư của người tiêu dùng giá bán sẽ chạy dọc theo đường cầu. Tuy nhiên sản lượng sản xuất sẽ dừng tại điểm MR=MC hay P=MC; có nghĩa là giá của sản phẩm cuối cùng đúng bằng chi phí sản xuất ra nó.
Anh sẽ xem lại về vấn đề này và sửa cho phù hợp
Cảm ơn em.
anh đã sửa lại. Cảm ơn em.
Hi anh. Anh cho e hỏi nếu như đề bài chỉ nói đó là doanh nghiệp và cho pt AC vậy thì làm sao xác định được doanh nghiệp đó có độc quyền hay không?
làm thế nào để xác định được tổng lợi nhuận của doanh nghiệp khi thực hiện phân biệt giá cấp 1 ạ?
Dear em;
Lợi nhuận = Doanh Thu – Chi phí.
Trong thực tế DN không thể áp dụng cứ mỗi khách hàng tương ứng với 1 giá đề phù hợp với họ, nếu thế sẽ có vô số giá và thực tế là không khả thi. Doanh nghiệp sẽ phải gộp một nhóm khách hàng trong một phạm vi chấp nhận giá nhất định để quy về 1 mức giá bán.
Ví dụ: khi Apple ra Iphone 6 nó định giá là 10 đồng. Sau khi thấy lượng mua bắt đầu giám xuống cho thấy dấu hiệu là lượng người chấp nhận mức giá đó đã mua gần hết. Apple sẽ giảm giá xuống 9 đồng, doanh thu lại tăng lên rồi lại giảm xuống. Khi giảm tới 8 đồng, Apple lại ra Iphone 7 và lại định giá tiếp là 10 đồng, song song với đó là dừng sx Iphone 6.
Tổng lợi nhuận = (Q1*P1 + Q2*P2 +…) – Tổng chi phí.
Lã Trang học ở hvtc à?
khang, yep, sao b biết vậy?:)
cho em hỏi nguyên nhân dẩn đến độc quyền bán
Nguyên nhân của độc quyền bán anh trình bày ngay đầu entry mà em. 😛
A cho e hỏi, tại sao trong thị trg độc quyền, đg doanh thu cận biên của hãng nằm dưới đg cầu ạ.
dear em;
Doanh thu cận biên là doanh thu có thêm được trên mỗi sản phẩm bán được tăng thêm. Khi tăng sản lượng thì giá bán giảm nên xét về tổng doanh số thì vẫn có tăng nhưng xét về hiệu số giữa doanh thu mới và cũ thì lại giảm dần. Do vậy độ dốc của đường cầu sẽ thấp hơn độ dốc của đường doanh thu cận biên
Về hình học, đường doanh thu cận biên là đạo hàm của doanh thu mà doanh thu lại tính theo đường cầu. Vì vậy đường doanh thu cận biên phải dưới đường cầu.
em đọc thêm bài này này có đồ thị mô tả: https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p20-doanh-thu-chi-phi-loi-nhuan/
V.D
Cho e hỏi giả sử chíh phủ đặt thuế nhỏ hơn p2 thì mất không thay đổi như thế nào ạ?
Dear em;
Trường hợp này là thuế trên sản phẩm. Giả sử thuế đó là t. Cứ mỗi một sản phẩm làm ra hãng bị công thêm chi phí là t vì vậy sản lượng của hãng sẽ giảm.
Khoản mất không là khoảng tạo ra do đáng nhẽ DN sản xuất ở Q* thì lại sản xuất ở Q < Q* do tác động của thuế, của độc quyền. Nên Q giảm thì sẽ càng xa Q*, còn Q tăng thì sẽ càng gần Q* để khoản mất không nhỏ hơn. Biểu diễn bằng đồ thị thì sẽ thấy được lượng cụ thể. Thanks.
Em chào anh.
Em không rõ về phần tác động của thuế đến sự phân chia gánh nặng thuế trong đọc quyền bán, anh có thể giải thích giúp em được không ạ.
Em cảm ơn nhiều.
hi em;
DN sản xuất theo sản lượng tại MR=MC.
Nếu thuế đánh trên đầu sản phẩm ví dụ như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,.. thì phía bên MC sẽ cộng thêm thuế t. DN sẽ phản ứng là giảm sản lượng.
Nếu thuế đánh một cục làm tăng tăng tổng chi phí thì về số học khi đạo hàm (TC + T), T là hằng số nên MC cũ và mới sẽ bằng nhau. Về logic thực tế thì rõ ràng là DN có sản xuất nhiều hơn hay ít hơn thì họ vẫn cứ phải đóng thuế T, do vậy họ vẫn sản xuất ở Q như cũ. Nếu họ tăng giá bán thì sẽ không thể bán hết được Q. Lựa chọn giữa việc giảm Q và chịu thiệt khoản T thì họ sẽ chọn chịu thiệt. Chú ý là khoản thuế T đóng một cục thường là ít hơn nhiều so với hình thức đánh thuế theo đơn vị sx.
anh V.D
Hi anh Dũng,
Cám ơn anh vì câu trả lời. Rất dễ hiểu.
Em có 1 câu hỏi khác:
Trong phần Độc quyền bán, giá Pmc (giá tại MR=MC) có ý nghĩa thế nào?
Để tối đa hóa lợi nhuận thì ta chọn mức sản lượng tại MR=MC, tạm gọi là Q0. Vậy giá của mức Q0 này xác định bằng cách nào:
+Từ giao điểm của MR và MC chiếu sang trục P ta được giá bán Pmc.
hay
+ Từ giao điểm của MR và MC gióng thẳng lên cắt đường cầu D, rồi chiếu sang trục P.
Vậy: Ở cách thứ 2 thì ta có thị trường độc quyền bán. Còn ở cách thứ 1, ta có giá bán Pmc, chiếu lên đường cầu D, ta sẽ có 1 mức sản lượng Q tương ứng, và Q > Q0 —-> sẽ không ở mức tối đa hóa lợi nhuận nữa.
Mong anh giúp em. Chân thành cám ơn anh.
Tường.
hi em;
Trong mô hình cung cầu, bên cung và bên cầu cân bằng với nhau tại mức sản lượng Q* với giá P*. Nhưng Dn không sản xuất tới mức sản lượng cân bằng mà DN phải tối đa hóa lợi nhuận theo cách là giá bán ra cái cuối cùng đúng bằng chi phí sản xuất ra cái đó. Giá tại điểm này không trùng với giá P*.
Hãng độc quyền bán cũng sx tại điểm MR=MC. MR là đạo hàm của TR, MC la đạo hàm của TC; Q là biến. Khi cho MR=MC thì ta sẽ tìm ra Q0, thay Q0 vào MC thì sẽ tìm ra Pmc. Vì hãng độc quyền theo hàm cầu nên em thay Q0 vào hàm cầu D để tìm ra giá bán thực tế. Nếu không độc quyền thì hãng phải bán ở Pmc nhưng vì quyết định được sản lượng nên hãng bán được giá P. Chú ý là hãng độc quyền bán quyết định sản lượng, nếu sx thấp hơn Q0 thì có thể bán giá cao hơn nhưng không được lợi nhuận tốt nhất.
Nếu chỗ nào cần rõ hơn thì hỏi lại nhé vì có thể anh chưa hỏi hết câu hỏi của em.
anh v.d
Anh ơi, anh có thể giải thích dùng em phầnhình ” so sánh các chỉ số CS, PS, NSB, DWL của Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền”, được không ạ. Cám ơn anh.
hi em;
– Thặng dư người tiêu dùng CS là diện tích hình trên mức giá cân bằng và dưới đường cầu. Tại thị trường hoàn hảo mức giá cân bằng là P2, tại thị trường cạnh tranh không hoàn hảo P1.
– Thặng dư nhà sản xuất PS là diện tích hình dưới mức giá cân bằng và trền đường cung. Tương ứng với hai mức giá P2 và P1 cũng có diện tích khác nhau.
– Phúc lợi xã hội NSB là tổng của CS và PS. ở hai thị trường có NSB khác nhau do giá cân bằng khác nhau. Hiệu của hai NSB chính là khoản mất không DWL em ạ.
Ý nghĩa thực tế của các chỉ số thì em hiểu thế này:
Ý nghĩa của thặng dư người tiêu dùng CS: Lý tưởng nhất là NSX sẽ bán mức giá chạy dọc trên đường cầu. Có nghĩa là cái thứ nhất họ bán giá P1, cái thứ hai họ bán giá P2, cái thứ 3 họ bán giá P3. Cứ như vậy tạo ra đường cầu. Tuy nhiên là vì NSX bán một mức giá giống nhau là P* tương ứng với mức sản lượng Q* nên sẽ có rất nhiều người có thể mua được giá P* thấp hơn giá mà họ có thể chi trả.
Ý nghĩa của thặng dư nsx PS: Lý tưởng là người tiêu dùng có thể mua mức giá chạy dọc theo đường cung của nsx. Nhưng vì nsx bán giá P* cho mọi khách hàng nên có một lượng khách hàng phải mua giá P* trong khi đáng nhẽ họ có thể mua giá thấp hơn.
Ý nghĩa của NSB: đứng trên tổng thể thì nhà nước sẽ quan tâm tới tổng lợi ích gọi là tổng phúc lợi xã hội; mục tiêu của nhà nước là điều tiết làm sao để NSB là cao nhất có thể. Nhà nước không muốn mất đi khoản mất không DWL nên anh ta phải tìm cách để không có hiện tượng độc quyền xảy ra. Tuy nhiên thực tế thì nhà nước hoặc là chịu sự tác động của vận động hành lang của DN hoặc quá chú trọng tới lợi ích người tiêu dùng nên thường thì luôn có khoản mất không.
anh V.D
Anh ơi cho em hỏi nếu “– Khi nhà độc quyền bị đánh thuế trên sản phẩm là t thì cứ mỗi một sản phẩm làm ra hãng bị công thêm chi phí là t vì vậy MC_{t}= MC + t hoặc TC_{t}=TC + t*Q; lúc này thì vì để tối đa hóa lợi nhuận thì MR=MC => sản lượng của hãng sẽ giảm, giá tăng” thì lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền có ảnh hưởng không, tăng hay giảm hay giữ nguyên anh, bản thân em thì nghĩ nó giữ nguyên, nhưng khi làm một số bài tập thì nó lại nói rằng lợi nhuận bị giảm. Mong anh giải đáp giúp em. Em cảm ơn anh nhiều.
Hi em;
Thuế có nhiều loại: Thuế xuất/nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế khoán. Mỗi loại thuế có những tác động khác nhau tới hành vi của doanh nghiệp. Anh có rải rác một số bài giải thích về ảnh hưởng của thuế em xem nhé:
Thuế nhập khẩu: https://chienluocsong.com/thuong-mai-quoc-te-p2-thue-quan/
Thuế giá trị gia tăng, thuế khoán: https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p7-co-gian-cua-cung-cau/
anh V.D
Để phân biệt giá cấp 3 thành công thì cần đảm bảo những điều kiện gì ạ?
Dear em;
Phân biệt giá cấp 3 là thịnh hành nhất hiện nay. Người bán phân khách hàng ra thành các nhóm. Mỗi nhóm được phân ra theo những tiêu chí nhất định. Ví dụ nếu căn và khả năng chi trả thì ta có sản phẩm cao cấp, cấp trung và cấp thấp. Căn vào lứa tuổi thì có sản phẩm cho người già, người trẻ, cho phụ nữ, đàn ông, trẻ em,…
Điều kiện (xét trong thực tế)
– Các phân khúc này phải rõ ràng tách biệt nhau. Phải đủ lớn bõ công tạo ra các sản phẩm dành riêng.
– Sản phẩm phải có thể tạo ra sự khác biệt để phù hợp với mỗi phân khúc.
– Công ty phải đủ năng lực để tạo sự khác biệt và chào bán vào từng phân khúc.
Thanks.