Hoàn thiện bản thân (P2: Cách chúng ta thường làm để hoàn thiện bản thân)

3
10895
4.4/5 - (17 votes)

< Chỉnh sửa và bổ sung ngày 13/2/2019>

Bạn có biết bài viết nào nhiều view nhất trên blog này không. Có hai bài chiếm số lượng view nằm trong top 10 đó là bài Chi phí cơ hội và bài 7 điều cần làm khi mất phương hướng. Hai bài này đều liên quan tới chủ đề chúng ta đang xét.

top post 11112014

Chi phí cơ hội cho ta hiểu rằng không có gì là miễn phí. Ta có thể đạt một mục tiêu bằng nhiều cách khác nhau và mỗi cách đều phải có chi phí, chỉ khác nhau ở bao nhiêu mà thôi.

7 điều cần làm khi mất phương hướng chỉ ra nguyên nhân tại sao chúng ta cảm thấy mất phương hướng trong cuộc sống này và nối thoát là đâu.

Thực ra không phải lúc nào cuộc sống cũng cần phải có mục tiêu, cũng phải rõ hướng đi thì ta mới cảm thấy an toàn, thì mời thành công. Những thứ đó chỉ là lực kéo, ta cảm thấy an toàn khi có một thứ nào đó kéo ta về phía trước. Có một thứ lực khác, đó là lực đẩy.

Lực đẩy là lực tự hoàn thiện bản thân, tự chăm chút cho cái động cơ xe của mình. Động cơ khỏe thì bạn đi đâu cũng dễ dàng, động cơ yếu thì cho dù biết phải đi về đâu cũng chẳng đi được.

Chúng ta có thể không nhận ra nhưng thực ra chúng ta rất chú ý tới lực đẩy. Ví dụ:

Tôi học cao học trong lúc chưa tìm được việc làm vì có bằng thạc sỹ còn hơn không có bằng. Tôi học tiếng anh mặc dù công việc hiện tại của tôi không thực sự cần thiết vì tôi nghĩ rằng một lúc nào đó trong tương lai tôi sẽ cần tới để có được công việc với thăng tiến tốt hơn.

Tôi học các khóa học kỹ năng nhỏ như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán,…. vì tôi nghĩ rằng công việc trong tương lai sẽ cần tới nó. Tôi tập thể thao đều đặn vì tôi nghĩ rằng sức khỏe là quan trọng cho dù làm bất cứ thứ gì.

Tôi chịu khó mở rộng quan hệ, giao lưu bạn bè vì biết đâu trong tương lai họ sẽ là khách hàng của tôi.

….

Chúng ta hầu hết đều ý thức được là phải tranh thủ thời gian để học một cái gì đó nhằm phục vụ cho một tương lai nào đó sẽ tới. Việc tham gia các khóa học dài hạn hay ngắn hạn không có gì sai cả, chỉ là cái gì cũng có chi phí cơ hội.

Lợi ích về mặt tâm lý khi tham gia các khóa học:

Lợi đầu tiên là nó mang lại cho ta cảm giác an toàn. Tôi học để tôi cảm thấy rằng tôi đã không lãng phí thời gian. Tôi muốn chuẩn bị tốt hơn cho công việc trong tương lai thay vì tôi lao vào ngay công việc. Khi học thạc sỹ bạn cảm thấy yên tâm rằng bạn đã sử dụng 2 năm tới một cách có ích. Giống như việc xây một cái nhà với ý nghĩ rằng một lúc nào đó khi cần thì mình sẽ có ngay. Cách làm này chủ yếu là do ta không biết phải làm gì một cách rõ ràng vì vậy thà làm một cái gì đó còn hơn là không làm gì cả.

Cái lợi thứ hai đó là ta có thể trì hoãn cái việc đáng nhẽ ra ta phải làm ngay. Tôi học cao học mà không muốn đi làm ngay khi ra trường vì tôi muốn xin được công việc tốt hơn. Tôi dự định học xong cái bằng liên thông này đã rồi mới tính tới chuyện xin việc…Làm một cái gì đó chỉ để nhằm quên đi cái đáng ra nên làm hơn. Sinh viên mới ra trường dễ bị tâm lý này; sợ đi ứng tuyển tìm việc vì vậy học tiếp lên thạc sỹ, thế là yên tâm 2 năm tới lại rùi mài kinh sử.

Cái lợi thứ ba đó là có sự ép buộc từ bên ngoài. Chúng ta rất ghét sức ép nhưng một sức ép vừa đủ có thể “bắt buộc” ta làm một cái gì đó. Giúp ta vượt qua trở ngại tâm lý “sợ”, giúp ta làm một cái gì đó đúng lịch biểu hơn. Ví dụ như tự học thì rất khó đúng lịch biểu nhưng tham gia một khóa học thì phải tuân thủ thời gian rõ ràng.

Với kinh nghiệm của mình tôi thấy rằng 1 giờ nghe thầy giảng bài có giá trị còn hơn cả ngày ngồi tự học (tất nhiên phải là chủ đề bạn thực sự thích và giáo viên phải thực sự giỏi). Tôi không hề phủ định là phải cần có các khóa học, tôi luôn cố gắng tham gia các khóa học. Điều sai ở đây là động lực tham gia khóa học của chúng ta hầu hết là vì tấm bằng, chứng chỉ mà ta sẽ nhận được sau khóa học. Động lực học phải đến từ ham muốn giỏi hơn; khóa học có chứng chỉ, bằng cấp cũng được mà không có cũng chẳng sao.

Xem xét thói quen của bản thân liên quan tới phát triển bản thân

Chúng ta mỗi người có một thói quen nhất định liên quan tới việc phát triển bản thân. Khi có nguy cơ ví dụ như bị đuổi học, đuổi việc thì chúng ta ngay lập tức cuống lên đi tìm các khóa học, tìm tài liệu học… Rồi khi nguy cơ qua đi mọi thứ đâu lại vào đó.

Nếu bạn đang sở hữu một thói quen học tập liên tục mà ít phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài thì rất tốt. Nếu không bạn có thể liên tục ôn lại “nỗi sợ” để nó không bị “ngủ quên” nhờ vậy bạn giữ cho mình một động lực học hỏi.

Người ta thường lấy ví dụ là nếu Bill Gates không bỏ học giữa chừng thì có thể ông ta đang chết dấm dúi ở một văn phòng nào đó và công nghệ thông tin sẽ không thể phát triển như ngày nay. Họ dùng Bill Gates để làm lý do học đại học không phải là con đường duy nhất cho sự thành công.

Đồng ý rằng đúng là học đại học không phải con đường duy nhất nhưng lấy Bill Gates ra làm dẫn chứng thì sai. Vì nếu Bill Gates hoàn thành đại học thì ông ta cũng có thể còn thành công hơn ngày nay (ai mà biết được), một người như Bill Gates cho dù đi trên con đường nào thì cũng cứ thành công.

Tương tự với Joshua của Hồng Kông, Malala của Pakistan, Steve Jobs… Đó là các trường hợp mà bạn không thể dùng họ để làm bằng chứng cho sự tiến bộ trong giáo dục của gia đình họ, sự cổ vũ của bố mẹ, thầy cô giáo…Họ sinh ra đã có cách nghĩ khác người thường để hoặc họ làm ra những thứ vĩ đại hoặc sống trong… trại tâm thần. Tỷ người mới có 1 người.

Suy nghĩ của ngày 12/11

Hôm nay tình cờ đọc bài viết ” Chạy việc” của nhà báo Minh Thi trên chuyên mục góc nhìn của báo Vnexpress. Tôi hay đọc chuyên mục này cũng như xem lướt comment dưới mỗi bài viết để xem cách nghĩ của mỗi tác giả cũng như người đọc. Mỗi bài viết đều là một bài học về phong cách viết, cách trình bày lập luận, cách đưa ra các dẫn chứng.

Có những bài viết hay và có những bài viết không hay; có những comment hay và cũng có những comment không hay. Cho dù thế nào thì cũng có cái gì đó để học hỏi. Chúng ta có thể học hỏi từ những cái tốt và cũng có thể học hỏi từ những không tốt.

Xuyên suốt bài viết “chạy việc” là sự trăn trở tại sao thanh niên mới ra trường đẹp như thế, giỏi như thế, khỏe như thế mà lại lựa chọn cho mình các con đường dễ dàng  với công việc an nhàn bằng con đường bỏ tiền của bố mẹ (không phải của mình) ra mua việc.

Nói “trăn trở” cho oai thôi chứ điều đó là chân lý đương nhiên. Không có ai lại chọn cho mình con đường khó đi trong khi có con đường khác dễ đi hơn, nhất là đối với sinh viên mới ra trường mọi thứ còn bỡ ngỡ. Chỉ khi chúng ta vượt qua khó khăn rồi chúng ta mới thấy việc chọn con đường khó khăn là đúng vì nó sẽ mang lại thành công nhiều hơn con đường dễ đi. Khi chúng ta đã vượt qua nó ta có thể mạnh miệng, còn lúc trước đó nếu có lựa chọn khác dễ hơn thì ta đã không chọn nó.

Một thanh niên Mỹ cũng sẽ có lựa chọn như thanh niên Việt Nam trong cùng tình huống khi họ chưa nhận thức được cơ hội phát triển luôn nằm trong khó khăn. Chúng ta không thể trách người trẻ mà chỉ có thể trách tình huống tạo ra nó. Ở Mỹ không có đất sống cho “chạy việc” nên thanh niên Mỹ không có lựa chọn. Nếu ở Việt Nam không có tình huống “chạy việc” thì cũng chẳng có thanh niên nào chạy việc cả.

Lúc mới ra trường thì sinh viên chỉ mong có việc làm đã là may lắm rồi. Khi đã có việc làm rồi họ mới bắt đầu nghĩ tới các mục tiêu lớn hơn. Nếu ai có mục tiêu lớn ngay từ đầu thì họ sẽ phải trở về với hiện thực vì không tìm được công việc mà họ hằng ao ước.

Lựa chọn con đường dễ đi nhất luôn là ưu tiên số một của tất cả chúng ta vì an toàn là nhu cầu ưu tiên trong tháp nhu cầu Maslow, đó là phương pháp chung. Điểm khác nhau tạo nên thành công của mỗi người đó là cấp độ lớn của mục tiêu và mức độ khó dễ mỗi người mỗi khác nhau.

Cứ cái gì vượt ra ngoài hiểu biết của bạn thì bạn cho là khó và ngược lại. Mỗi người có hiểu biết khác nhau vì vậy mà khó dễ cũng khác nhau.

hoan thien ban than- ky luat 2

Có nên học cao học ?

Comments

comments

3 COMMENTS

  1. Từ quan điểm bóng đèn của anh về Bill Gate em có suy nghĩ khác:
    Trong cuốn sách “Những kẻ xuất chúng”, tác giả Malcolm GladWell đã nêu ra những sự kiện trùng hợp, điều kiện thích hợp để Bill Gate, cũng như những người nổi tiếng khác như Steve Jobs có thể thay đổi thế giới. Những điều kiện này lý tưởng đến không tưởng để những con người này có thể đạt được những thành công vang dội:
    Thứ nhất, họ đều sinh ra xung quanh mốc thời gian 1955, để khi thời đại công nghệ bắt đầu có những bước chuyển mình thì họ có độ tuổi thích hợp để tham gia vào tiến trình này( người lớn tuổi hơn, khi đó đã có công việc ổn định nên không dám mạo hiểm, người nhỏ tuổi thì chưa đủ tiếp cận)
    Thứ hai, tuổi thơ của họ gắn liền với máy tính, là số ít có cơ hội được tiếp cận với máy tính ( máy tính khi đó là những cỗ máy khổng lồ). Họ được sống trong môi trường thuận lợi để phát triển đam mê về máy tính ( Bill Gate được tiếp xúc với máy tính từ nhỏ; Steve Jobs có nhà nằm trong khu vực tài chính phố Wall sôi động).
    Từ đây, Cuốn sách nêu ra luận điểm rằng, nếu họ tiếp tục học Đại Học chắc chắn sẽ bỏ qua cơ hội làm người dẫn đầu, và bỏ qua cơ hội thực sự to lớn trước mắt. Họ đang đi qua một cánh cổng hẹp(không nhiều người có thể đi) để đến với thể giới mới nếu chấp nhận bước tới.
    Vậy điều rút ra ở đây là gì?
    Mỗi trường hợp lại có những hoàn cảnh rất khác nhau, như vậy sự so sánh đôi khi không chính xác và khập khiễng. Một kết quả thường được hình thành từ các yếu tố đầu vào, đầu vào thì bao gồm nhiều yếu tố có thể thay đổi hoặc có sẵn.
    Em nghĩ luận điểm này khiến ta nhận thức rõ ràng hơn khi có thể hiểu được nguyên nhân dẫn đến kết quả thành công của Bill Gate, Stv.Jobs.

    • Dear em;
      Cảm ơn em đã chia sẻ ý kiến đặc biệt là khi cuốn này anh chưa đọc. Anh cũng có một bài viết về chủ đề về nguyên nhân thành công đến từ năm sinh trong bài “thiên thời địa lợi nhân hòa” em thử đọc xem nhé.
      thanks.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here