Hoàn thiện bản thân (P10: Theo đuổi việc gia tăng khả năng tạo ra giá trị)

9
10640

Tại sao có những người đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ ăn trong khi có người trông rất nhàn nhã mà vẫn giàu có. Tại sao có người đạt được cái họ muốn và cũng có người chẳng đạt được cái gì? Điều gì làm nên sự khác biệt giữa hai loại người ?  Tính cách, thói quen, trí thông minh hay cách họ làm?

Hẳn bạn đã đọc bài viết trên mạng hoặc là đã đọc sách nêu lên những khác biệt giữa người giàu và người ngèo. Tôi nghĩ rằng giữa hai loại người chỉ có một khác biệt gốc rễ. Người giàu hay người thành công họ lựa chọn những thứ giá trị nhất mà họ làm giỏi nhất để làm. Người nghèo hay người không thành công làm bất cứ cái gì mà họ gặp không ý thức phân biệt giá trị và khả năng thực hiện.

Nếu như đứng trước bạn có 2 sự lựa chọn công việc mà bạn đều có thể làm được, tiêu tốn một khoảng thời gian như nhau. Một công việc mang lại 10 đồng và một công việc mang lại 12 đồng. Bạn sẽ chọn công việc nào?

Tất nhiên bạn chọn công việc mang lại 12 đồng. Vấn đề ở đây là trong thực tế không phải mọi thứ được rõ ràng như thế. Bạn có thể làm một công việc vô giá trị, một công việc giá trị âm hoặc một công việc chưa hết khả năng của bạn mà không nhận thức được.

 

1. Người ta sẵn sàng trả tiền cho những người tạo ra giá trị

Mùa đông cái cảm giác được ăn bắp ngô nướng thật là tuyệt vời. Một bắp ngô tươi bạn mua ngoài chợ chỉ khoảng 4000 đồng nhưng bạn vẫn sẵn sàng trả 10.000 đồng để có được bắp ngô nướng. Tại sao bạn sẵn sàng trả thêm 6000 đồng? vì 6000 đồng bao gồm:

– Phải đi ra ngoài chợ chọn ra bắp ngô đạt yêu cầu.

– Phải mua than hoa và sau đó nướng.

– Chưa chắc đã ngon bằng dân chuyên nghiệp.

Tổng thời gian cho tất cả việc trên là 4 giờ đồng hồ. Bạn sẵn sàng trả 6000 đồng vì 4 giờ đó bạn có thể làm những việc khác giá trị hơn. Có nghĩa là chi phí cơ hội của khoảng thời gian 4 tiếng đó cao hơn nhiều so với 6000 đồng phải bỏ ra. Người nướng ngô nướng liên tục 30 bắp ngô trong vòng 4 tiếng nên họ sẽ kiếm được 180.000 đ. Họ bỏ ra 4 giờ để được 180.000 đ; bạn bỏ ra 4 giờ để được 6.000 đồng.

Một cốc trà tranh có giá là 10.000 đồng. Chi phí để tạo ra một cốc trà tranh chỉ khoảng 2000 đồng. Việc tạo ra một cốc trà tranh chỉ tiêu tốn của bạn cùng lắm là 30 phút. Nhưng bạn tại sao vẫn chấp nhận trả một khoản chênh lệch là 8000 đồng?

Vì bạn có thể ngồi cả tiếng đồng hồ ngoài vỉa hè để trò chuyện với bạn bè. Người bán trà chanh có thể thuê cái vỉa hè với giá 50.000 đ trong 3 giờ buổi tối nhưng họ bán được 30 ly  nước thu về 240.000 đ. Bạn chẳng muốn pha một bình trà tranh rồi thuê cái vỉa hè đó với giá 50.000 để ngồi nhâm nhi một mình (nhưng nếu nhóm bạn có 10 người thì lại khác vì chia đều ra mỗi cốc chỉ còn 5.000đ )

Tại sao bạn chấp nhận mua rau chợ đắt hơn gấp đôi so với ra vườn rau mua?

Tại sao bạn mua quần áo mà không tự mình may?

Tại sao bạn mua thịt mà không tự nuôi lợn để có thịt?

Tại sao người ta lại trả lương cho bạn?

Tại sao một người khi lập ra một doanh nghiệp không tự làm hết tất cả các việc như bảo vệ, kế toán, quét dọn, quản lý nhân sự, bán hàng, bảo hành, lắp đặt,….Vì họ có thể dùng thời gian dư ra nhờ thuê người khác làm nhằm kiếm lượng tiền gấp nhiều lần. Có nghĩa là chi phí cơ hội của họ lớn gấp nhiều lần số tiền bỏ ra để thuê người làm thay.

Trong một nền kinh tế thị trường, bất cứ thứ gì có giá trị được người khác công nhận đều có thể bán đi thu về tiền. Đừng nghĩ đơn giản là công việc này bạn có làm được không mà phải nghĩ rằng công việc này mang lại giá trị gì, nó có xứng đáng không?

Nếu bạn làm trong một doanh nghiệp thì bạn càng tạo ra nhiều giá trị cho công ty thì thu nhập của bạn càng cao. Đừng so sánh sự vất vả giữa người A và người B mà phải so sánh giữa giá trị mà A tạo ra và B tạo ra. Mỗi người trình độ khác nhau nên độ vất vả khi làm một việc cũng khác nhau; hãy nói với sếp bạn cái bạn tạo ra được chứ không phải bạn đã vất vả khó khăn như thế nào.

Nếu bạn khởi đầu việc kinh doanh thì bạn phải trả lời được là mình sẽ mang lại giá trị gì cho khách hàng, khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu cho giá trị đó, giá trị bạn tạo ra có gì đặc biệt so với của người khác không?

 

2. Không ai trả tiền để bạn làm những thứ vô giá trị

Những hoạt động tưởng như vô giá trị nhưng thực ra nó luôn ấn chứa một giá trị nào đó:

Một nhà đầu tư mua nhà tại thời điểm 1/2014 và bán nhà vào 12/2014 thu về một khoản chênh lệch 500 triệu. Rõ ràng ngôi nhà không có thay đổi gì vậy thì giá trị được tạo ra nằm ở chỗ nào?

Giá trị được tạo ra ở việc là giúp cho người bán nhà tại thời điểm 1/2014 thu về tiền để làm việc khác (gia tăng thanh khoản). Giúp cho bạn có thể mua cái nhà đó vào tháng 12/2014. Cái người mua nhà 12/2014 không gặp được người cần bán vào 1/2004 vì họ lệch nhau những 1 năm.

Những nhà đầu tư cổ phiếu mang lại giá trị gì khi họ chỉ mua cổ phiếu tại thời điểm giá rẻ và bán nó ở thời điểm giá cao?. Họ giúp cho các dòng vốn di chuyển từ nơi cần ít tới nơi cần nhiều hơn.

Siêu thị mua của người trồng rau 2000 đ/mớ và bán với giá 5.000 đ/ mớ. Siêu thị mang lại giá trị gì?

– Họ giúp cho người trồng rau có thể thu hồi tiền nhanh, để dành thời gian cho cái họ làm giỏi đó là trồng rau. Ông trồng rau có thể vừa trồng vừa đem bán để thu về 5000đ nhưng ông không làm thế. Người nuôi lợn có thể cắt bỏ khâu trung gian để bán tới tận tay người tiêu dùng, tại sao họ lại không làm thế mà suốt ngày chỉ kêu bị thương lái ép giá?

– Người tiêu dùng sẵn sàng mua mớ rau ở siêu thị, chịu thiệt 5000 đ mà không ra tận vườn rau để mua rau. Tại sao bạn không ra ngoài vườn rau mà mua cho rẻ và tươi? Tại sao không ra hẳn chuồng lợn của người nông dân để chọn con lợn mình muốn chén?

Mỗi người giỏi một lĩnh vực vì vậy họ làm cái đó với chi phí thấp hơn nhiều so với người khác làm; người khác vì muốn đạt lợi ích tốt hơn nên tìm tới họ để thuê.

Bạn sẽ ngày càng giá trị hơn nếu bạn chọn những công việc giá trị để làm. Ngủ nhiều, ăn nhậu, chơi điện tử, xem tivi tối ngày, …. là những thứ vô giá trị. Tức giận, chửi bới, căm thù,cãi nhau, buồn bã, chán nản, lo lắng, mua những thứ không bao giờ dùng tới… là những thứ không những vô giá trị mà còn là giá trị âm.

Một đất nước cũng như một con người nếu chi tiêu vào những thứ vô giá trị thì ẩn chứa những tác hại lâu dài. Thay gạch lát vỉa hè khi gạch cũ còn tốt. Làm đường rồi lại đào lên rồi lại làm rồi lại đào. Mua máy móc về nhưng lại bỏ không. Trồng cây dải phân cách chọn cây phải chăm sóc nhiều thay vì cây chăm sóc ít.

 

3. Giá trị của một việc được căn cứ vào đâu?

Căn cứ vào quy luật cung cầu. Nếu một giá trị được tạo ra càng khan hiếm so với nhu cầu thì càng có giá trị.

Nguồn cung là những người muốn và có khả năng cung cấp giá trị đó. “Có khả năng” phụ thuộc vào kỹ năng (skill) cần thiết để tạo ra nó. Còn “muốn” phục thuộc vào Thái độ (Attitude).

Thông minh tài chính (P11 : Hiểu về cung cầu – yêu cầu bắt buộc)

Việc quét rác và bảo vệ là những việc bạn có thể làm được nhưng bạn không muốn làm. Đầu tư Vingroup kiểu Nhật Vượng bạn muốn làm nhưng không thể làm.

Mỗi một giá trị đòi hỏi bộ đôi “muốn” và cái “có thể” ở các cấp độ khác nhau.

Nguồn cầu xuất phát từ những người muốn và có khả năng sử dụng giá trị mà bạn cung cấp. Họ có thể tiêu dùng giá trị bạn giống như mớ rau hay dịch vụ du lịch. Họ cũng có thể sử dụng giá trị của bạn như là nguyên liệu đầu vào để tạo ra những giá trị cấp cao hơn.

“Muốn” xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân. Họ thấy rằng khoản tiền bỏ ra để mua giá trị bạn tạo ra lợi hơn nhiều so với việc tự họ tạo ra giá trị đó. “Có khả năng” xuất phát từ khả năng sử dụng giá trị của bạn. Ví như giá trị bạn tạo ra là “lắp đặt một chiếc điều hòa” thì người sử dụng bạn hoặc là một cửa hàng chuyên bán điều hòa hoặc là một người có nhu cầu lắp điều hòa lên.

Kinh tế học (P14: Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường LĐ)

4. Phát triển cá nhân định hướng giá trị

Giá trị của một người được đo đếm bằng giá trị anh ta có thể tạo ra. Theo đuổi khả năng tạo ra giá trị ngày càng lớn chính là mục đích của mỗi người.

Muốn tạo ra giá trị ngày càng lớn đòi hỏi cặp kỹ năng (skill) và thái độ (attitude) phải ngày càng cao. (Nhớ là cả sức khỏe nữa nhé vì làm cái gì sức khỏe thể chất cũng rất quan trọng)

Để làm được điều này một mặt bạn phải tìm cách gia tăng hai điều đó, một mặt bạn phải có ý thức chỉ làm những công việc có giá trị dương.

Trước khi làm bất cứ việc gì phải nhận thức được rằng việc đó mang lại giá trị gì? có xứng đáng làm hay không? Nhớ tới quy luận chi phí cơ hội tăng dần. Lặp đi lặp lại một hoạt động thì giá trị tạo ra có xu hướng giảm dần, ví dụ như đi nhậu, đi chơi,…

Kinh tế học (P2: Chi phí cơ hội)

Sai lầm phổ biến:

– Chúng ta cung cấp cái chúng ta có thể làm được nhưng người khác không muốn hoặc không được thỏa mãn. Ví dụ như chất lượng công việc đòi hỏi là 10 nhưng bạn chỉ làm tới 7 :

Lần đầu bạn có thể được 3 nhưng lần sau phải được 5, càng về sau càng phải cao lên cho tới khi đạt tới 10. Nếu lần trước bạn cung cấp được 3, lần sau vẫn cứ 3 thì bạn dậm chân tại chỗ.

Khi đạt tới 10 thì bài toán đặt ra sẽ khó hơn và bạn lại miệt mài từ đầu cho tới khi đạt điểm 10 của công việc đó. Cứ như vậy bạn sẽ nhảy từ công việc mang lại giá trị thấp tới công việc có giá trị cao dần.

Quản trị kinh doanh (P8: Xác định giá trị công việc)

– Chỉ chăm chăm cung cấp cái mình có khả năng mà không lựa chọn đâu là công việc làm giỏi nhất mang lại giá trị cao nhất:

Khi làm việc A bạn sẽ không có thời gian làm việc B. Thà bạn khởi đầu muộn để đợi việc B còn hơn là bắt tay ngay vào việc A để rồi bỏ lỡ việc B.

Cuối mỗi ngày bạn nên tạo thói quen thống kê nhanh các giá trị bạn tạo được trong ngày. Nếu được làm lại bạn có làm công việc đó không? và có thay đổi cách làm không?

Tương tự cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm bạn nên thống kê các giá trị bạn tạo ra trong khoảng thời gian đó. Không cần phải màu mè ghi chép gì; chỉ cần nhẩm trong đầu là đủ; quan trọng hình thành thói quen; khi có thói quen bạn sẽ có nhu cầu ghi chép.

– Chúng ta mua cái chúng ta muốn mà không quan tâm nhiều tới giá trị nhận được. Bạn mua một cái ô tô, khi mua bạn chỉ nghĩ tới cái ô tô mà không nghĩ tới giá trị mà cái ô tô sẽ tạo ra có xứng đáng với giá tiền và chi phí sử dụng bạn phải bỏ ra không. Tương tự với các hàng hóa khác, phải nghĩ tới giá trị mà hàng hóa đó tạo ra trước khi rước hàng hóa đó về.

– Chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt gắn liền với lợi ích bản thân:

Nếu bạn tạo ra giá trị cho người khác, người khác sẽ trả bạn tương xứng. Nếu bạn tự tạo giá trị cho chính mình mà bất chấp việc gây thiệt hại cho người khác thì bạn sẽ phải trả giá trong tương lai.

5. Giá trị có phải là tiền?

Tiền chỉ là trung gian trao đổi của hàng hóa. Giá trị thì rất đa dạng. Bạn nhặt rác trên đường cho vào thùng rác cũng là tạo ra giá trị. Dẫn người già qua đường cũng là tạo ra giá trị. Giá trị đó có thể được hoàn trả bằng tiền hoặc không, điều đó không quan trọng, nếu bạn không nhận được ngay thì một ngày nào đó trong tương lai bạn sẽ nhận được theo quy luật nhân quả.

Học một từ mới tiếng anh, đi bộ tập thể dục 30 phút, đọc thêm được một trang sách,….Các hoạt động đó đều tạo ra giá trị mặc dù nó quá nhỏ để nhận biết. Nhưng tích tiểu thành đại, một thùng gạo to cũng chỉ là kết hợp của các hạt gạo nhỏ. Mỗi ngày bỏ vào một hạt, rồi đầy lúc nào không biết.

Càng mong nhận lại tiền khi tạo ra giá trị thì tiền càng xa rời bạn. Tuy nhiên không thể tạo ra giá trị một cách bừa bãi được vì làm gì bạn cũng phải trả giá bởi thời gian, công sức và tiền của chính bạn. Bạn có thể cứ đi đi lại lại ở hồ gươm để nhặt bất cứ rác ai vứt xuống cho vào thùng rác. Điều này đúng là có tạo ra giá trị nhưng không ổn.

Bạn có thể suốt ngày đi từ thiện, có thể đi tu,… điều này có thể tạo ra giá trị nhưng lại tổn hại tới những đối tượng khác như gia đình, bạn bè hay cho chính bản thân bạn.

Muốn rõ ràng chỗ này đòi hỏi khả năng bạn phải nhận thức được cái nào đúng cái nào sai, cái nào nên làm và cái nào không nên làm.

Một người đi đường nhắc bạn không vứt rác ra đường? Điều này về mặt giá trị là họ đã tạo ra cho bạn nhưng bạn lại bực mình và cho rằng hành động đó là sai. Bạn để ý tới hành động thay vì giá trị là kết quả của hành động.

Một người quát bạn vì bạn đã làm sai một cái gì đó. Bạn tức giận vì lòng tự trọng bị tổn thương nhưng bạn nên để ý tới giá trị họ đã tạo ra cho bạn, giúp bạn không làm sai trong tương lai.

Bằng cách tập trung vào giá trị bạn sẽ bỏ qua hành động tạo ra giá trị đó. Hành động có thể ngứa mắt nhưng quan trọng cuối cùng là nó giúp gì được cho bạn mà thôi.

Gặp được người dẫn dắt bạn

Trong cuộc đời này, bên cạnh tâm thế học hỏi thì sức đẩy lớn nhất tới thành công của mỗi người là cơ duyên gặp được người truyền cho mình cảm hứng, dẫn dắt mình, bảo cho mình nên làm gì, nên học gì. Những người đó có thể theo mình cả một quãng thời gian nhưng có thể chỉ xuất hiện và biến mất trong một thời gian rất ngắn.

Tôi nhấn mạnh ở cơ duyên vì không phải người thành công nào cũng có thể giúp bạn. Cũng như không phải đơn giản tham dự một khóa học làm giàu là có thể làm giàu được. Những ông  thầy trong các khóa học làm giàu kể cho bạn rằng họ kiếm được 3000 usd lúc 22 tuổi, 20.000 lúc 25 tuổi hay tiến trình tăng gấp đôi gấp ba thu nhập của họ. Họ vẽ ra một viễn cảnh rất dễ dàng; giúp bạn hừng hực ham muốn nhưng thực tế cuối cùng thì chẳng đi tới đâu.

Trong quyển Think and Grow rich tôi thấy một quy luật rất đúng, nó giải thích tại sao mà người ta có thể tăng gấp đôi, gấp ba thu nhập của mình. Quy luật đó là “Khi bạn càng kiếm được nhiều tiền thì tiền càng dễ đến với bạn”. Giống như đẩy một cái ô tô, lúc đầu bạn sẽ phải mất rất nhiều sức để nó chuyển động, nhưng khi ô tô đã di chuyển rồi thì bạn dành một ít sức lực cũng đủ để nó tiếp tục đi.

Chúng ta hay tiêu hết những thứ kiếm được nên không có đủ một lượng tiền cần thiết để thu hút tiền. Nguyên nhân của cái vòng luẩn quẩn không lối thoát là thế.

 

Trí tuệ và cơ bắp

Những công việc đơn thuần cơ bắp rất khó để gia tăng giá trị nhiều. Hôm nay bạn đóng được 100 viên gạch, ngày mai có cố thì bạn cũng chỉ được 102 viên gạch, 10 năm sau bạn cũng chỉ đóng được từng đấy viên gạch.

Nguyên nhân chính là bạn không thể luyện tập sức khỏe để cứ ngày sau cao hơn ngày trước, năm sau cao hơn năm trước được. Sức khỏe sẽ mất dần đi khi tuổi tác cao lên. Theo đuổi những công việc đơn thuần dùng tới sức khỏe có thể bây giờ bạn thấy ổn nhưng sau 40 bạn sẽ thấy không còn ổn nữa.

Trí tuệ thì rất khác. Hôm sau bạn có thể biết nhiều hơn hôm trước, năm sau bạn có thể giỏi hơn năm trước, nếu cố gắng thậm chí có thể tăng gấp đôi. Có trí tuệ bạn có thể làm những công việc khó hơn dần để có giá trị gia tăng dần.

Bất cứ công việc nào cũng phải cần tới cả hai yếu tố. Bạn có thể nghĩ ra cách đóng gạch khác năng suất hơn, thuê người đóng gạch để chỉ tập trung vào việc bán,…Ngay cả nghề nông, nếu bạn trồng một loại cây cùng một thời điểm trong năm thì đương nhiên giá trị thực không có gì thay đổi cả. Suy nghĩ nên trồng cây gì, trồng lúc nào, như thế nào có thể gia tăng gấp vài lần giá trị tạo ra.

Skill Quản lý thời gian

Skill giá trị nhất mà bạn phải học cho bằng được đó là Kỹ năng quản lý thời gian. Nó là là nguồn lực hữu hạn và bình đẳng với tất cả mọi người. Trên blog này có nhiều bài về Quản lý thời gian, ở đây tôi tóm tắt các ý theo tác giả Brian Tracy để tham khảo thêm:

1. Nhận thức về tầm quan trọng của thời gian:

Quản lý được thời gian chính là quản lý được cuộc sống của chính mình. Nó là khởi nguồn của hạnh phúc, giàu có.

Khi bạn cảm thấy mình kiểm soát được cuộc sống bạn sẽ rất thoải mái

2. Tự nhận thức rằng mình quản lý thời gian kém

Vì nếu bạn tự nhận thức rằng mình quản lý thời gian giỏi thì còn gì mà phải học nữa? Và cho dù bạn có đang ở cấp độ nào trong kỹ năng quản lý thời gian thì bạn vẫn có thể nâng cao kỹ năng của mình hơn nữa.

3. Quản lý thời gian hà khắc không khiến bạn gò bó

Đó không phải là việc bạn có một lịch biểu cứng nhắc tới từng phút. Kỷ luật mang lại tự do; vô kỷ luật sẽ bị người khác giúp giữ kỷ luật; lúc đó mới là gò bó bí bách.

4. Đặt ra mục tiêu

Bạn định sẽ tiết kiệm bao nhiêu thời gian? có thể là 1 giờ/ngày

5. Bạn sẽ làm gì với 1 giờ thêm ra đó?

Vì nếu bạn không có kế hoạch gì cho 1 giờ thêm ra đó thì bạn sẽ lãng phí nó. Nó cũng là động lực để bạn thực hiện kế hoạch này.

6. Nhận thức về bản thân

Chúng ta tin rằng mình là cái gì thì thực tế sẽ diễn ra như thế. Bạn phải tin rằng mình sẽ trở thành người quản lý thời gian giỏi.

7. 21 ngày để tạo ra một thói quen mới

Bạn phải lặp đi lặp lại 21 ngày để tạo thói quen. Bạn không thể cố gắng 3 ngày rồi nghỉ 1 ngày rồi lại cố gắng 3 ngày rồi lại nghỉ 1 ngày được. Phải nỗ lực ít nhất 21 ngày sau đó thì mọi thứ sẽ rất tự nhiên.

8. Tất cả là ở hiện tại

Bạn không tiết kiệm thời gian quán khứ hay tương lại, bạn tiết kiệm thời gian ngay lúc này.

9. Bạn là một nhà máy

Bạn đang sản xuất ra sản phẩm gì? làm sao để sản xuất ra được nhều hơn, tốt hơn. Tiết kiệm thời gian rồi dùng thời gian tạo thêm các sản phẩm mới.

Comments

comments

9 COMMENTS

  1. Em đã đọc nhiều bài của anh Dũng, mong một ngày ko xa được thấy anh diễn thuyết hoặc mua đọc sách của anh. Thanks

  2. Mấy hôm nay đọc blog của bác đang tự hỏi mình phải học kĩ năng gì đầu tiên. Độc bài này thấy luôn câu trả lời. Cảm ơn bác ạ

  3. bài này rất hay anh ạ, chúc anh luôn vui khỏe và có thêm nhiều bài viết khác :))

  4. Cảm ơn anh vì bài viết. Anh giải thích đơn giản nên em dễ hiểu,ngày trước em cũng đọc mấy sách làm giàu hay đi học thêm khóa học kiểu vậy nhưng không thấy sáng ra được mấy.

  5. Em là một sinh viên năm cuối ĐHKTQD
    Em nhớ là anh có chia sẻ anh học tại chức tại KTQD thì phải.
    Em có một ý tưởng là anh trở thành người tư vấn cho các giáo viên của ĐHKTQD về những môn cơ bản như kinh tế vĩ mô, vi mô để họ hiểu rõ về chi phí cơ hội.
    Những ví dụ về chi phí cơ hội của họ rất nhàm chán, ví dụ một cốc trà chanh uống nhiều giá trị nhận được sẽ giảm, mà không rút ra được bất cứ điều gì.
    Toán học kinh tế lượng như đạo hàm thì cũng dạy rất máy móc các công thức mà không có sự liên hệ với kiến thức kinh tế.

    Tóm lại tất cả dường như dạy rất máy móc và không có kết nối với sinh viên. Đã học kinh tế thì phải để sinh viên trong vai trò một nhà đầu tư rồi phân tích bài học để áp dụng, hoặc chí ít phải áp dụng có lợi đối với cuộc sống của người học thì mới tạo được hứng thú và ý nghĩa. Em cảm giác họ thiếu kiến thức thực tế của ngành học và kiến thức tổng hợp thì phải. Vì rất nhiều người học giỏi trong trường thì được giữ lại giảng dạy nên dẫn ra hậu quả như vậy chăng?

    • Dear em;
      Không phải họ thiếu kiến thức mà họ không muốn hoặc không có cơ hội để chia sẻ. Ngoài ra việc dạy trong nhà trường phải theo các giáo trình cứng nhắc; anh nói sai thì xin lỗi là xong còn giáo viên nói sai thì không được vì vậy cứ cái gì khác với những thứ viết trong SGK thì phải rất cẩn thận.
      Nói chung có nhiều yếu tố khiến cho việc dạy trong nhà trường không cuốn hút. Khi em năm này qua năm khác giảng một nội dung giống nhau thì lần đầu em phấn khởi; lần sau thì em bớt hứng thú hơn và cuối cùng thì em giảng cho xong. Nên đặt vào tình huống của họ em ạ.
      Anh học mấy môn bổ sung cho học cao học (nhưng ko học cao học) ở KTQD thôi; ko học tại chức tại đó.
      VD

Leave a Reply to Đặng Hải Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here