Cuộc chiến dầu mỏ bao giờ tới hồi kết ?

0
5193

Như các bạn cũng đã biết, dầu mỏ đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị của thế giới. Khi giá dầu cao như những năm 2014 thì những nước, công ty, lao động trong ngành dầu mỏ được hưởng lợi lớn. Khi giá dầu giảm như bây giờ thì những nước tiêu thụ nhiều dầu được hưởng lợi.

Giá dầu ảnh tăng hay giảm đều có mặt lợi và mặt bất lợi.

Giá dầu cao tốt hay giá dầu thấp tốt?

Giá dầu cao chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực tới GDP thế giới. Mặc dù GDP của các nước xuất khẩu dầu tăng nhưng lại làm giảm GDP các nước nhập khẩu dầu.

Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng tốt tới GDP thế giới nhưng nó làm nảy sinh một số vấn đề sau:

  • Khi giá dầu quá thấp thì người ta không còn bỏ tiền vào đầu tư nghiên cứu phát triển các nhiên liệu thay thế nữa. Sở dĩ xe điện giờ có sự phát triển là nhờ những năm 2014 giá dầu lên tới hơn 100 usd/thùng ( hiện chỉ ở mức 48 usd/thùng với dầu ngọt nhẹ)
  • Kinh tế các nước phụ thuộc vào dầu mỏ bị khủng hoảng kéo theo kinh tế, chính trị của cả khu vực cũng bị ảnh hưởng. Venezuela là một ví dụ.
  • Thực tế lượng dầu trên thế giới hữu hạn. Giá dầu thấp khiến cho việc sử dụng cũng lãng phí hơn. Rồi tới lúc khi dầu cạn kiệt thể hiện bằng chi phí khai thác mỗi thùng dầu ngày một tăng thì giá dầu sẽ tăng rất cao ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thế giới.
  • Làm tăng tốc độ hiệu ứng nhà kính do người ta tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch nhiều hơn.

Những nước, công ty, lao động trong ngành dầu muốn dầu tăng giá. Những nước, công ty, lao động trong ngành có đầu vào là dầu lại muốn giảm giá. Hiện cuộc chiến dầu mỏ nằm chủ yếu ở phía bên Cung dầu do không thống nhất được chung một phương án.

Sự phức tạp trong Cung- Cầu dầu:

Có thể chắc chắn một điều là giá dầu giảm  trong thời gian qua xuất phát từ phía bên cung. Nhu cầu dầu trong các năm qua có thể không tăng đột biến nhưng không hề giảm.

Nguồn : https://www.iea.org/oilmarketreport/omrpublic/

Yếu tố đang gây khó đối với bên cung dầu là việc sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ. Chi phí cho sản xuất mỗi thùng dầu đá phiến trong khoảng từ 36 tới 48 usd/thùng tùy vào vùng miền. Tại bang Texas một thùng dầu ngọt nhẹ (Light Crude) có chi phí sx 40usd/thùng.

Chi phí sản xuất mỗi thùng dầu ở các nước không giống nhau vì vậy mức độ ảnh hưởng cũng như phản ứng của họ khác nhau:

Nguồn : http://money.cnn.com/interactive/economy/the-cost-to-produce-a-barrel-of-oil/index.html?iid=EL

Chi phí sản xuất trung bình một thùng dầu ở Việt Nam là 28 usd/thùng tuy nhiên có nhiều mỏ chi phí lại lên tới hơn 50 usd/thùng. Nhiều mỏ đã phải ngừng sản xuất hoặc chấp nhận bán lỗ để có ngoại tệ.

Chúng ta cũng nhớ lại là cuộc chiến dầu mỏ ngày nay thực tế là bắt nguồn từ chính OPEC. OPEC tăng sản lượng vào những năm 2014, 2015 nhằm giảm giá dầu với mục đích giết chết các nhà cung cấp khác (những NCC có chi phí khai thác lớn).

Nhưng OPEC không ngờ rằng giá dầu lại tụt tới mức xuống tới 30 usd/ thùng vào năm 2016 và chỉ mới hồi phục trở lại trong năm nay.

Chỉ cần giá dầu > 40 usd thùng thì các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ còn có lãi và họ còn tiếp tục khai thác dầu. Vì vậy bất chấp việc các nước OPEC nhóm họp cắt giảm sản lượng thì giá dầu trong một tháng qua vẫn dao động quanh mức từ 46 tới 48 USD/thùng.

Làm thế nào để giá dầu tăng?

Như phân tích ở trên, giá dầu thấp mang lại cái lợi trước mắt là giúp GDP thế giới nhưng mang cái hại lâu dài là giảm tốc độ phát triển của các nguồn năng lượng thay thế, tăng ô nhiễm môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dự trữ dầu mỏ nhanh cạn kiệt hơn…

Vậy về dài hạn giá dầu cần phải được kéo lên, còn kéo lên cao bao nhiêu là lý tưởng cũng khó có thể nói chính xác được. Vấn đề giờ là muốn tăng thêm 1 usd/ thùng cũng chẳng dễ.

Giả sử các bên cung dầu làm việc được với nhau để cùng cắt giảm sản lượng dầu. Khi cắt giảm sản lượng dầu thì đường cung dịch sang trái khiến cho giá dầu tăng lên. Giá dầu tăng sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới giá bán dầu trên thị trường vì bên mua sẽ tăng cường mua vào để tránh phải mua vào cao hơn trong tương lai. Trên thị trường dầu mỏ luôn có hai tham số bạn phải để ý : “giá giao ngay” và “giá giao trong tương lai”. Khi bên mua cho rằng giá dầu sẽ tăng trong tương lai thì họ sẽ tăng cường mua các hợp đồng tương lai, ảnh hưởng trực tiếp luôn tới giá dầu cho dù chưa thùng dầu nào được cắt giảm.

Ngay sau đó thị trường sẽ điều tiết thực tế thế này:

  • Giá dầu giảm khiến cho công việc trong ngành dầu mỏ giảm dẫn tới thu nhập của những người làm việc trong lĩnh vực dầu mỏ giảm -> mua ít hàng hơn.
  • Giá dầu tăng -> Giá hàng hóa tăng -> Số bán được giảm -> nhà sản xuất giảm số lượng sản xuất -> Cần ít dầu hơn.

Giảm khai thác dầu làm đường cung dầu dịch trái nhưng giảm nhu cầu dầu lại làm đường cầu dịch trái. Đường cầu dịch trái bù đắp vào ảnh hưởng của đường cung dịch trái khiến giá lại bị kéo xuống.

Vậy giá cân bằng phải đảm bảo điều kiện:

  • Giá không quá cao để các nhà sản xuất không bị ảnh hưởng sản lượng -> giữ được cầu dầu.
  • Giá phải đủ thấp để nhằm hạn chế các nhà sản xuất khai thác dầu. Nhìn trên biểu đồ chi phí sản xuất dầu ta thấy khi giá dầu giảm thì sẽ cố một số nsx dừng sx và khi tăng thì sẽ có một số gia nhập.

Muốn giá dầu tăng thì:

  • Chi phí khai thác mỗi thùng dầu phải tăng. Thực tế chi phí sẽ ngày càng tăng lên vì chỗ dễ khai thác sẽ hết và người ta phải khai thác chỗ khó khai thác hơn. Giống như ban đầu than có thể lộ thiên sau đó thì phải đào bới nhiều hơn để có được than. Tuy nhiên phải chú ý rằng có nhiều nước phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ và họ sẽ khai thác bất chấp đang lãi hay đang lỗ.
  • Nước sản xuất dầu bị khủng hoảng, cấm vận,…
  • Các nhà sản xuất áp dụng các hệ thống máy móc dây chuyền hiện đại theo hướng ….cần nhiều dầu hơn. Ví dụ trước công ty bạn toàn dùng sức lao động thì nay sắm máy ủi, máy cẩu, ô tô tải.,..Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại khiến cho người lao động có thu nhập cao hơn bên cạnh tiêu thụ nhiều dầu hơn. Thu nhập cao hơn họ mua nhiều hàng hóa hơn, doanh nghiệp lại sản xuất nhiều hàng hóa hơn 😛

Biểu đồ dưới thể hiện chỉ số kg năng lượng tiêu thụ trên đầu người. Chúng ta thấy các quốc gia càng phát triển thì số kg càng cao. Nó thể hiện khả năng tự động hóa và sau đó là năng suất lao động của họ. (nguồn wikipedia, https://data.worldbank.org/indicator/EG.USE.PCAP.KG.OE?end=2015&start=1960&view=chart )

  • Giá nhiên liệu thay thế khác phải tăng. Trong các năm qua giá than đá cũng giảm một phần từ việc giá dầu giảm; giả sử giá than đá tăng thì số nsx chuyển sang dầu tăng dẫn tới cầu dầu tăng.

Biểu đồ giá than cho thấy đáy của giá là vào năm 2016 sau đó hồi phục trở lại. Nếu giá than tiếp tục tăng sẽ là lợi thế rất tốt làm tăng cầu dầu.

Trong những năm gần đầy, cuộc cách mạng 4.0 đang khiến rất nhiều người lao động đơn giản bị mất việc làm. Khi thu nhập của họ giảm thì nhu cầu hàng hóa của họ cũng giảm. Họ sẽ mua ít ô tô, xe máy hơn; ít đi lại hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới phía cầu dầu.

Mặt khác chúng ta thấy rằng việc tăng giảm giá dầu ảnh hưởng tới giá các loại nông sản, cây công nghiệp,… nhưng giá này lại ảnh hưởng rất ít tới giá của hàng hóa thành phẩm. Ví dụ như một cốc Gongcha bạn đang phải trả 60.000 đồng; nguyên liệu để tạo ra cốc trà đó không quá 10.000 đồng; số còn lại là chi phí chế biến, giá thuê mặt bằng, thương hiệu,….

Ngay cả khi giá dầu giảm thì giá các sản phẩm ta tiêu dùng hàng ngày vẫn cứ tăng. Điều này dẫn tới một nghịch lý là khả năng “mua” của đa phần người dân sẽ ngày một giảm đi trong khi họ lại là đối tượng chính chịu các ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu giảm như biến đổi khí hậu chẳng hạn.

Giá dầu thấp không làm cho xăng bạn đổ hàng ngày giảm, cũng không làm cho giá mỗi gói mỳ tôm bạn mua giảm. Về cơ bản thì nó chẳng có gì tốt đẹp đối với người dân thường như chúng ta. Cuộc chiến dầu mỏ này là cuộc chơi của các nước lớn, các tập đoàn khai thác dầu, chỉ có người dân thường là chịu thiệt.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here