Bản đồ tư duy với Mindjet Mindmanager

0
5412

Cũng khá lâu rồi không có một entry nào về Bản đồ tư duy. Đây là một entry được trình bày dưới dạng phỏng vấn giúp ta có cái nhìn tổng quan về công cụ này:

1. Bạn bắt đầu sử dụng Bản đồ tư duy từ khi nào ?

Tôi bắt đầu sử dụng Bản đồ tư duy từ 2001 cho mục đích ghi chép bài giảng. Việc ghi chép bằng Bản đồ tư duy khiến cho tôi luôn phải căng đầu ra đẻ bắt ý của giáo viên, nhờ vậy tôi hiểu bài ngay tại lớp và không bị mệt mỏi với cách ghi chép truyền thống. Tôi áp dụng nó cho tất cả các môn học và thấy không  có bất cứ rào cản nào cho việc ứng dụng Bản đồ tư duy.

Thời điểm đó tôi chưa có khái niệm về Bản đồ tư duy mà chỉ là thấy cách trình bày như vậy sẽ hiệu quả hơn. Tới 2005 tôi mới đọc các bài viết của Tory Buzzan và biết được tên gọi của nó


2. Khi nào bạn bắt đầu sử dụng công cụ hỗ trợ ?

Tôi bắt đầu sử dụng công cụ hỗ trợ từ năm 2005 ban đầu là word, Visio sau đó là các công cụ hỗ trợ chuyên dụng hơn như Mind Map, Imindmap, .. và cuối cùng là Mindjet MindManager

3. Bạn ứng dụng vào những công việc gì ?

Tôi ứng dụng vào tất cả các công việc cần tới tư duy. Tuy nhiên sau một thời gian dài sử dụng tôi thường hình dung trong đầu và viết luôn kết quả, bỏ qua bước phác thảo bản đồ. Tuy nhiên trong những trường hợp bài toán quá khó thì tôi vẫn phải dùng tới bản đồ.

Ngoài ứng dụng Bản đồ cho các dự án cụ thể thì tôi còn dùng nó như một Dashboard để quản lý toàn bộ công việc chung. Nhờ vậy cho dù công việc có nhiều tới đâu tôi cũng không bao giờ bị bỏ quên và cũng không phải cố gắng nhớ tiến trình của mỗi công việc mình đang làm.

Trong các cuộc họp tôi dùng nó để ghi chép nhờ vậy tôi có thể dễ nắm bắt ý của những người khác và đóng góp vào ý kiến của họ. Khi phải thuyết trình tôi cũng có một bản đồ để có thể trình bày theo đúng trình tự và luôn làm chủ được nội dung, thời gian.

Vì Bản đồ tư duy là phản ánh của tư duy của não nên thông qua việc một ai đó trình bày bản đồ tư duy của họ về một việc gì đó, tôi có thể đánh giá họ có Tư duy logic hay không. Ví dụ như các mắt xích của họ không có liên kết, các chủ đề để không theo trình tự tỏa ra hay các topic khác cấp để cùng nhau. Thông qua nội dung của Bản đồ, tôi cũng có thể nắm được họ hiểu vấn đề tới đâu và đóng góp chỉnh sửa được nhanh chóng.

Khi cần bàn bạc với ai đó với một vấn đề phức tạp thì tôi thường chuẩn bị trước bản đồ của mình để giúp trình bày ý tưởng của mình với họ. Khi đó tôi sẽ không bị bỏ sót và họ cũng đủ kiên nhẫn để tôi trình bày hết do thông qua bản đồ họ biết tôi có sự chuẩn bị kỹ và biết được khoảng thời gian trình bày của tôi sẽ không chiếm quá nhiều thời gian.

4. Theo bạn ai nên ứng dụng Bản đồ tư duy ?

Tôi nghĩ ai cũng nên ứng dụng. Những người có tư duy logic sẽ có một công cụ để họ phát triển tư duy. Những người có tư duy thiếu logic sẽ rèn luyện bộ não để trờ thành tư duy có logic. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công cụ này, nếu biết thì cũng coi thường nó vì vậy số người ứng dụng Bản đồ là không nhiều.

Tôi nghĩ bình thường nếu việc của chúng ta không quá nhiều thử thách thì với sức hiện tại ta có thể làm được mà không cần công cụ. Nhưng khi công việc vượt quá sức của ta thì việc tìm kiếm công cụ là hết sức quan trọng, Mindmap là một công cụ không thể bỏ qua được.

Ngoài ra do tôi là người theo dạng tư duy giác quan (thính giác, Thị giác là hai giác quan chính) và khả năng tư duy logic nên rất phù hợp với Bản đồ tư duy. Đối với những người khác có những dạng tư duy khác và những xu hướng khác thì có thể kém phù hợp hơn.

5. Tính năng nào bạn yêu thích nhất trong Mindjet ?

Mind MindManager 9 là phần mềm tôi đang dùng sau nhiều lựa chọn các phần mềm khác. Tôi nghĩ khả năng sắp xếp ý tưởng, note, đặt icon, task là những tính năng quan trọng. Nhờ có icon tôi có thể tìm kiếm, phân loại, dễ dàng. Các note giúp tôi trình bày dõ các Topic. Các task giúp tôi lập kế hoạch rất nhanh chóng.

Bài viết liên quan:

Tổng hợp về Bản đồ tư duy

Chuyên đề BrainStorming

Quản
lý mọi công việc bằng Dashboard maps

Sử
dụng bản đồ tư duy sao cho hiệu quả

Bản
đồ tư duy và công việc

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here