Thang bậc nhu cầu của Maslow

2
122722
update 12/4/2020
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism).
.
Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởngcủa nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người.
.
Trong lý thuyết này, ông xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
.
– Nhu cầu cơ bản (basic needs) thường được gọi là nhu cầu sinh học
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Sau đó, vào những năm 1970 và 1990, sự phân cấp này đã được Maslow hiệu chỉnh thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc:
– Nhu cầu cơ bản (basic needs)
– Nhu cầu về an toàn (safety needs)
– Nhu cầu về xã hội (social needs)
– Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)
– Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs)
– Nhu cầu về thẩm mỹ (aesthetic needs)
– Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
– Sự siêu nghiệm (transcendence)

Hiện nay chủ yếu thịnh hành là tháp nhu cầu 5 bậc. Nhu cầu thẩm mỹ, nhận thức có thể lồng ghép trong các nhu cầu khác; nhu cầu siêu nghiệm thì đúng nghĩa là quá siêu nên ít người với tới.

1. Nhu cầu cơ bản (basic needs)

Nó còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs) hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.

Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.

Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.

Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.

Sự phản đối của công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống họ cũng thể hiện việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.

Nếu bạn muốn nghỉ việc để tìm việc khác có mức lương cao hơn thì phải dự phòng tiền cho ít nhất 3 tháng sống (nhiều hơn càng tốt vì nó sẽ khiến bạn không bị thúc ép). Nếu dự phòng thấp, đặc biệt lại có gia đình trông chờ thì sẽ tạo áp lực rất lớn lên quá trình tìm việc. Lúc bạn còn thu nhập bạn sẽ nghĩ vấn đề đó không quá lo (vì lúc đó vẫn đang được thỏa mãn), nhưng khi mất hẳn thu nhập thì nhu cầu sẽ hiện diện ngày càng rõ ràng hơn khiến bạn phải từ bỏ tất cả các nhu cầu bậc trên đó để tìm việc bất kỳ.

Covid-19 hiện nay là một ví dụ rõ ràng. Chính phủ mỗi lần gia hạn thêm cách ly sẽ phải tính toán ngưỡng chịu đựng của những người nghèo trong xã hội. Tới một ngường nào đó khi họ không còn tiền để sống nữa thì họ bất chấp tất cả để có thể có tiền mua thức ăn nuôi gia đình họ. Mới hôm qua 11/4/2020 khi tôi đi qua đường hàng Bông thấy có người dừng xe máy mua, tiêm và vứt ống tiêm luôn lên vỉa hè. Đó mới chỉ là chưa hết 15 ngày cách ly. Nếu bạn có tích lũy có thể yên ổn cách ly thêm nhiều chục ngày nữa thì đừng nghĩ rằng người khác cũng sẽ có thể như bạn.

4 thói quen của người thành đạt – Brian Tracy

2. Nhu cầu An toàn, an ninh (safety, security needs)

Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần.

Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.

Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.

Vingroup rất giỏi trong thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; họ nắm được giới thượng lưu muốn gì, giới trung lưu muốn gì. Ví dụ lĩnh vực nhà ở họ có 2 phân khúc chính là phân khúc trung lưu và phân khúc thượng lưu. Nếu khách hàng là giới thượng lưu họ có thể chọn mua biệt thự hoặc nhà chung cư với diện tích rộng ở vị trí đẹp. An ninh ở cực kỳ nghiêm ngặt, các nội quy được thực thi nghiêm; mục đích là để mang lại sự an tâm, an toàn cho khách (vốn đang có nhu cầu này). Ngoài ra nếu bạn bảo sống ở khu riverside chẳng hạn thì mặc nhiên mọi người đều biết bạn giàu; cái tôi được thể hiện. Tầng lớp trung lưu ở nhà diện tích nhỏ hơn, vị trí kém đẹp hơn thì nhu cầu về an toàn của họ sẽ thấp hơn nên Vin sẽ cung cấp một lượng vừa đủ.

Nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn thì tự phát sinh nhu cầu bậc cao hơn trên đó; đây là quy luật đối với tất cả con người chúng ta.

Đối với giới bình dân khi mà nhu cầu bậc 1 còn chới với thì nhu cầu bậc 2 của họ xuất hiện nhưng rất yếu. Lúc đó họ chỉ cần rõ ràng các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …. Nhưng giả định khi bạn có 10 tỷ trong ngân hàng rồi thì thì bạn sẽ chẳng quan tâm lắm tới lương hưu.

* Thông qua việc nghiên cứu 2 cấp bậc nhu cầu trên chúng ta có thể thấy nhiều điều thú vị:

– Muốn kìm hãm hay chặn đứng sự phát triển của một người nào đó, cách cơ bản nhất là tấn công vào các nhu cầu bậc thấp của họ. Nhu cầu bậc thấp gắn liền với con người; đói và rét tác động ngay tới não người trong khi nhu cầu tập thể, được tôn trọng lại rất xa. Tác động vào nhu cầu bậc thấp liên tục với cấp độ cao sẽ khiến một người có thể sẵn sàng từ bỏ phẩm giá, lòng tự trọng, đam mê, tự chủ,…

– Muốn một người phát triển ở mức độ cao thì phải đáp ứng các nhu cầu bậc thấp của họ trước: đồng lương tốt, chế độ đãi ngộ hợp lý, nhà cửa ổn định,…Chẳng phải ông bà chúng ta đã nói: “An cư mới lạc nghiệp” hay sao? Muốn nghĩ lớn chúng ta phải không bị quấy rầy bởi những suy nghĩ nhỏ kiểu như không biết ngày mai có đủ tiền ăn không.

– Một đứa trẻ đói khát cùng cực thì không thể học tốt, một đứa trẻ bị stress thì không thể tiếp thu được gì, một đứa trẻ bị sợ hãi, bị đe dọa thì càng không thể học. Lúc này, các nhu cầu cơ bản, an toàn, an ninh được kích hoạt và nó chiếm quyền ưu tiên so với các nhu cầu học hành. Các nghiên cứu về não bộ cho thấy, trong các trường hợp sợ hãi, bị đe doạ về mặt tinh thần và thể xác, não người tiết ra các hóa chất ngăn cản các quá trình suy nghĩ, học tập.

– Có nhiều người sống rất thiếu thực tế, họ cố gắng tìm cách thỏa mãn các nhu cầu bậc cao như được tôn trọng, làm những thứ mình đam mê nhưng lại không sẵn sàng bỏ ra thời gian và công sức. Họ dùng các biện pháp thay đổi vẻ bề ngoài và che đậy các vấn đề bên trong. Lặp đi lặp lại dần đó chở thành thói quen cả đời, nhiều người sống như vậy tới già, cứ như vậy mộng mộng ảo ảo cả đời. Muốn tác động vào họ buộc phải kéo họ trở lại với thực tế, rằng chẳng có bữa ăn nào là miễn phí cả.

Sách:Thói quen thứ 8 (P1: Bốn nhu cầu của con người)

3. Nhu cầu Xã hội (social needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm, …

Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô
hấp hơn những người sống với gia đình. Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không có ai hiểu con!”.

Để đáp ứng cấp bậc nhu cầu thứ 3 này, nhiều công ty đã tổ chức cho các nhân viên có các buổi cắm trại ngoài trời, cùng chơi chung các trò chơi tập thể, nhà trường áp dụng các phương pháp làm việc theo nhóm, các phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề, các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường được giao trách nhiệm tập hợp các em, định hướng các em vào
những hoạt động bổ ích. Các kết quả cho thấy: các hoạt động chung, hoạt động ngoài trời đem lại kết quả tốt cho tinh thần và hiệu suất cho công việc được nâng cao.

Kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên cũng đưa đến kết luận: phần lớn các em học sinh sống trong các gia đình hay bất hòa, vợ chồng lục đục, thiếu quan tâm, tình thương của gia đình thường có kết quả học tập không cao như các em học sinh khác.

Chúng ta để ý các vụ lừa đảo đa cấp có số lượng nông dân hoặc lao động tự do chiếm áp đảo. Nguyên nhân vì nông dân hay lao động tự do thường không thuộc về một nhóm nào cả; họ cảm thấy cô độc và luôn muốn được gia nhập vào một nhóm. Khi bán hàng đa cấp họ được ăn mặc đẹp (mà bình thường họ chẳng có lý do gì mặc đẹp cho dù họ thừa tiền để mặc đẹp), được giảng dạy, được sống trong một tập thể (giao tiếp, trao đổi,..), được thăng chức,.. Họ tham gia không đơn giản là vì họ muốn kiếm tiền dễ dàng mà vì các công ty đa cấp đã trao cho họ môi trường nơi họ cảm thấy là một phần trong đó.

Các tập đoàn lớn họ thường làm rất tốt các phong trào khiến cho mỗi thành viên có ý thức cao độ là mình đang thuộc về một tập thế nảo đó. Thương hiệu tập thể đó càng nổi tiếng thì họ càng được thỏa mãn. Các tập đoàn làm rất tốt có thể kể ra như FPT, CMC,…còn với Vingroup thì họ lại tập hợp thông qua tầm nhìn của công ty rất có trọng lượng “…góp phần xây dựng đất nước hùng cường”. Họ khiến cho thành viên trong đó cảm thấy mình đang làm một cái gì đó rất lớn lao, có nghĩa là tác động hẳn vào nhu cầu bậc cao hơn nữa.

Chúng ta có thể cảm nhận nhu cầu này rất rõ ràng trong những ngày cách ly xã hội. Không được tụ tập đông người, không được lao ra ngoài đường, không được tham gia các hoạt động tập thể như thể thảo,….Chúng ta cảm thấy rất khó chịu, cuồng chân,..mặc dù rằng chúng ta có thể sử dụng thời gian “yên tĩnh” đó để tìm hiểu chính mình, để thực hiện các hoạt động đơn lẻ ví như xem phim, đọc sách,…

Sách:Thói quen thứ 8 (P3: Lãnh đạo và Quản lý)

4. Nhu cầu Được quý trọng (esteem needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.

Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tương thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu cầu này được xếp cao hơn nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có
“vị trí” trong nhóm đó. Một tập thể được tổ chức thành công là một tổ chức mà mỗi người trong đó khi nói rằng anh ta là một phần trong đó (cho dù có là nv quét dọn) có thể ưỡn ngực tự hào. Rõ ràng nếu bạn bảo rằng bạn là nhân viên của Google sẽ ghê gớm hơn là trưởng phòng ở VNG.

Các hành động bêu xấu học sinh trước lớp, cho các học sinh khác “lêu lêu” một em học sinh bị phạm lỗi,… chỉ dẫn đến những hậu quả tồi tệ hơn về mặt giáo dục, tâm lý.

Ai trong chúng ta cũng có nhu cầu được tôn trọng. Một người ăn xin thực sự có nhu cầu này không? Chắc chắn có nhưng vì nó xếp sau nhu cầu vật chất nên nó không được thể hiện ra. Cho họ 100 nghìn và thóa mạ họ thì họ cũng ok. Dần dần thì khi sự xỉ vả, bị mọi người khác mắng chửi không còn khơi dậy một tí cảm xúc xấu hổ nào nữa từ họ thì cho dù thừa tiền họ cũng muốn vẫn đi ăn xin.

Các công ty bán hàng đa cấp quy tụ được rất nhiều nông dân, người thất nghiệp, người về hưu cũng một phần khi bạn tham gia sẽ có các cấp bậc kiểu như đồng, vàng, kim cương, rubi, saphia..Cấp độ càng cao càng khẳng định được vị trí nên các thành viên cứ là lăn xả vào. Các công ty nói chung luôn phải gắn kết được “vị trí” với sự “tôn trọng”. Nếu như bản thân công ty coi mọi vị trí là như nhau chỉ là thu nhập chênh một tí thì thành viên sẽ không muốn phấn đấu để lên vị trí đó. Họ không cảm thấy tự hào khi ở vị trí đó.

Chúng ta thấy rằng bất cứ lúc nào chúng ta cũng sẽ có toàn bộ các nhu cầu từ thấp lên cao nhưng mức độ ưu tiên mỗi bậc sẽ khác nhau và giống như một chai nước với nhiều mức; chỉ khi đổ đầy phần ở dưới thì mới thể tràn lên phần cao hơn.

Nhà sư phạm lỗi lạc Makarenko trong suốt cuộc đời dạy dỗ trẻ em hư, khi được hỏi bí quyết nào để sửa trị các em, ông nói “Tôi chỉ đúc kết trong một công thức ngắn gọn: Tôn trọng và yêu cầu cao”. Bản chất tâm lý con người ai cũng muốn được tôn trọng, chạm đến lòng tự trọng là chạm đến điều sâu và đau nhất, là điểm tử huyệt nhất của con người (cho dù đó là đứa trẻ khó dạy, chưa ngoan).


Chỉ tôn trọng mà không yêu cầu là không ổn. Khi được tôn trọng là đã cho con người ở đúng vị trí “Người” nhất của mình. Do vậy, cần có trách nhiệm buộc phải sống và hành xử đúng đắn với sự tôn trọng đó.””

( Trích VietNamNet, ngày 30/10/2007)

Lý thuyết tiền lương hiệu quả là gì ?

Nhu cầu được bức xúc

Một nhu cầu nào đó phát sinh mang tính lặp đi lặp lại sẽ thành thói quen. Lấy ví dụ như bạn không có nhu cầu uống cafe ở quán, bỗng một ngày bạn vào một quán cafe nào đó và thấy rất thích nó. Rời quán cafe, trong đầu bạn đã hình hình lên một thói quen nhu cầu là được ngồi quán cafe. Bạn tiếp tục tới quán cafe vào vài ngày sau; cứ như vậy nhu cầu đó đã hình thành trong bạn.

Tương tự với nhu cầu cảm xúc. Khi bạn cảm thấy bức xúc với một sự kiện nào đó thì bạn có xu hướng muốn tiếp tục được “bức xúc”; thậm chí cái sự kiện đó khi được giải quyết thì bạn cảm thấy chống chếnh muốn quay lại trạng thái “bức xúc”. Bạn sẽ dễ bị cuốn vào bất cứ sự kiện nào khác mặc dù chẳng liên quan gì tới mình, miễn là nó mang lại cho bạn cảm giác “bức xúc”. Đôi khi những cảm xúc tiêu cực cũng mang lại sự hưởng thụ; người ta có thể gặm nhấm nỗi buồn, cảm giác cô đơn, cảm giác bất lực,…

Những cảm xúc tiêu cực mặc dù vẫn có thể mang lại cho bạn sự khoái cảm nhưng bạn cần phải chấm dứt nó để tránh cảm xúc đó dẫn dắt những suy nghĩ và hành động của bạn; thậm chí bị người khác dẫn dắt cho những lợi ích của họ.

5. Nhu cầu Được thể hiện mình/ Khẳng định bản thân (self-actualizing needs)

Khi nghe về nhu cầu này: “Thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. “Thể hiện mình” không đơn giản có nghĩa là là làm một cái gì đó khiến cho người xung quanh phải chú ý tới, đặc biệt là những hành vi xấu chẳng giống ai.

Maslow mô tả nhu cầu này như sau: “self-actualization as a person’s need to be and do that which the person was “born to do”” (nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”). Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.

Chúng ta có thể thấy nhiều người xung quanh mình, khi đã đi đến đoạn cuối của sự nghiệp thì lại hối tiếc vì mình đã không được làm việc đúng như khả năng, mong ước của mình. Hoặc có nhiều trường hợp, một người đang giữ một vị trí lương cao trong một công ty, lại vẫn dứt áo ra đi vì muốn thực hiện các công việc mà mình mong muốn, cái công việc
mà Maslow đã nói “born to do”. Đó chính là việc đi tìm kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và mình cảm thấy hài lòng về nó.

Mỗi người trong chúng ta sinh ra đã có tổ chất phù hợp với một mắt xích nào đó trong dây chuyền sản xuất. Từ trong sâu thẳm con người, ta tìm kiếm cái mắt xích đó để có thể lắp vào; nếu tìm được ta có thể thỏa mãn toàn bộ các nhu cầu, khai thác hết được các thế mạnh của bản thân. Nhưng mấy ai có thể làm được điều đó? Một người sinh ra với tố chất của nông dân; nếu là nông dân ta sẽ có cuộc sống như ý và tận dụng mọi năng lực. Nhưng vấn đề là chúng ta lại sinh ra ở thành thị trong một gia đình mà bố mẹ làm doanh nhân, một anh sinh ra với cái cuốc lại phải cầm cái bút.

Về cơ bản, chúng ta càng tìm được cái mắt xích phù hợp nhất thì ta càng có thể tận dụng hết năng lực bản thân, cảng khẳng định được bản thân, càng cảm thấy được tôn trọng, càng thỏa mãn nhu cầu xã hội và cơ bản.

Mục đích học tập của Unesco
Learning to know: Học để biết.

Learning to do: Học để làm.
Learning to live together: Học để chung sống.
Learning to be: Học để tự khẳng định mình.

Áp dụng Maslow

Con người hành động để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Đứng ở góc độ sinh học thì ta tồn tại để duy trì nòi giống; nhìn dưới góc độ đẹp đẽ hơn tí là để thực hiện một việc gì đó mà cuộc sống giao phó. Một người tìm ra lẽ sống của đời mình và cả đời theo đuổi đạt được điều đó thường sẽ cảm thấy thỏa mãn nhất (họ chính thức ở bậc trên cùng). Một người không tìm ra “việc mình phải làm trong đời” sẽ đành tạm chấp nhận đỉnh cao nhất của họ là mức 4; và luôn sẽ kèm một chút tiếc nuối lúc cuối đời vì đã không đạt tới bậc 5.

Xét cuộc sống hàng ngày, ta thấy rằng nhu cầu cơ bản đóng một vai trò mang tính quyết định tới hạnh phúc gia đình, sự hài lòng mỗi cá nhân. Khi ta chưa thỏa mãn nhu cầu cơ bản ta sẽ thấy rất nhiều vấn đề phát sinh; rất khó để làm một cái gì đó to tát ở bậc trên khi mà miếng ăn hàng ngày còn phải lo. Vậy bạn phải tìm cách thỏa mãn nhu cầu cơ bản ở một mức vừa đủ trước khi nghĩ tới những thứ cao xa hơn.

Đối với cá nhân ta; ta phải nhận thức được bậc mình đang đứng. Xác định một danh sách công việc để hướng tới các nhu cầu đồng thời nhưng trọng tâm vào một nhu cầu nào đó. Nhớ là cùng một thời điểm bạn luôn sẽ có cả 5 nhu cầu; giống như bạn có 5 chân đặt trên cả 5 bậc; nhưng có một chân sẽ chống chịu chính, đó là bậc bạn đang đứng.

Trong công việc, bạn phải tiếp cận theo hướng từ trên xuống. Làm một việc nào đó nhằm chứng minh năng lực của mình, được cống hiến năng lực của mình; tự khắc tiền sẽ tới vì người ta sẽ phải tìm cách giữ bạn. Nếu bạn tiếp cận từ dưới lên theo kiểu “thu nhập tới đâu làm tới đó” và “hãy tăng lương cho tôi, tôi sẽ làm tốt hơn” thì muôn đời không khá được. Tiếp cận từ trên xuống bạn sẽ có một khoảng thời gian thiệt thòi về vật chất nhưng sẽ được bù đắp ở tương lai. Còn đối với người lãnh đạo thì ngoài chuyện khích lệ hướng dẫn nhân viên tiếp cận nhu cầu từ trên xuống thì họ cũng cần có lộ trình thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp; không ai có thể ăn bánh vẽ mãi được.

Khi muốn thuyết phục, đàm phán một ai đó phải xem nhu cầu chính của họ đang là gì để có hành động tương ứng. Ví dụ như cuộc đàm phán về thương mại mà Mỹ – Trung đang thực hiện thì nhu cầu hai bên ở diện rộng; kinh tế chỉ là thứ yếu mà là vị thế của lãnh đạo mỗi nước. Cả Trump và Bình đều muốn thể hiện với nhân dân nước mình rằng họ không ở chiếu dưới, đây là thể diện cá nhân mà cũng là thể diện của cả dân tộc. Rất có thể sẽ có những thỏa thuận ngầm để giữ thể diện cho cả hai bên.

Trong giao tiếp xã giao thông thường, nếu như những người trong nhóm đều nằm trên một bậc thì sẽ rất dễ có được sự đồng cảm. Và thường những người trên cùng một bậc sẽ tự tìm tới nhau để trở thành bạn bè. Ngay cả khi đã là bạn bè mà nếu cấp bậc càng xa nhau thì tình bạn sẽ càng xa nhau.

Covid-19 là dịp để chúng ta nhìn thấy sức mạnh của nhu cầu an toàn.

Tại thời điểm tháng 2/2020, khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện, Chính phủ ban đầu vẫn là chống Covid nhưng vẫn giữ nguyên tăng trưởng. Khi số người nhiễm bệnh tăng với cấp số nhân và số người chết bắt đầu tính đơn vị nghìn trên thê giới thì mục tiêu kinh tế không ai nói tới nhưng đều hiểu rằng nó không còn là ưu tiên nữa. Ưu tiên giờ là an toàn.

Tương tự, người dân ban đầu cũng ưu tiên cho công việc nhưng rồi họ cũng quen dần với việc ở nhà một thời gian dài, dừng các hoạt động kinh doanh. Họ ưu tiên nhu cầu an toàn, nếu có người muốn đi làm kiếm tiền thì họ cũng bị đám đông những người muốn an toàn đập cho tơi tả. Lúc này các nhu cầu dù thấp hay cao cũng phải ưu tiên cho nhu cầu an toàn.

Chỉ số vượt khó AQ (P5: Thay đổi để tốt hơn)

Trong quản trị công ty, người lãnh đạo cần coi trọng nhu cầu bậc 3 “Nhu cầu xã hội” vì nhu cầu đó có thể thỏa mãn trên diện rộng, là chất kết dính các thành viên khiến cho người muốn đi không nỡ đi và người người tìm tới. Nhu cầu tinh thần này nhiều khi lãnh đạo bỏ bê vì nghĩ rằng nó phù phiếm không quan trọng. Các hoạt động tập thể là cần thiết; việc kinh doanh càng khó khăn thì càng phải đẩy mạnh; đó là khoản đầu tư mà không phải là chi phí.

Trong lãnh đạo, người lãnh đạo sẽ tạo động lực cho nhân viên tùy thuộc vào vị trí của nhân viên đang ở vị trí nào. Mỗi người sẽ có đủ 5 nhóm nhu cầu vào một thời điểm nhưng họ sẽ trọng tâm vào một bậc tùy thuộc vào việc nhu cầu nào đang bị đe dọa, đang là cấp thiết. Xác định họ đang ở bậc nào và tác động vào bậc đó để thúc đẩy họ.

5 nguyên tắc sống đơn giản ( P3: The Winner Takes It All)

Comments

comments

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here