Tài chính và tiền tệ (P5: Chiến tranh tiền tệ là gì?)

2
7679

Nhân bài báo Nguy cơ chiến tranh tiền tệ ở châu á , viết một bài về vấn đề này.

Chiến tranh tiền tệ là tên của ít nhất 2 cuốn sách dày cộp, đọc nát cả mắt.

Chiến tranh tiền tệ nhằm làm gì?

Trên thế giới có các đối tượng sau:

– Các nhà tài phiệt

– Các định chế tài chính ( Quỹ đầu tư, ngân hàng, bảo hiểm,…)

– Chính phủ các nước

Các đối tượng này đều muốn kiếm được nhiều tiền cho mình và đẩy khó khăn sang cho người khác. Họ sử dụng nhiều công cụ khác nhau, một trong số đó là bắt nguồn từ việc mỗi nước đều có một đồng tiền của riêng mình.

Khái niệm chiến tranh tiền tệ :

là việc các nước cạnh tranh nhau thông qua việc điều chỉnh giá trị đồng tiền.

 

Kịch bản của chiến tranh tiền tệ

1. Mô hình kinh tế chỉ có 2 nước Nhật bản và Hàn Quốc

Ví dụ có một mô hình kinh tế chỉ có hai nước là Nhật bản và Hàn Quốc. Hai nước này sử dụng đô la Mỹ để mua bán hàng hóa của nhau.

Chính phủ Nhật và Hàn quốc đều không chấp nhận người dân trong nước dùng usd để trao đổi hàng hóa vì vậy DN hai nước đều phải mua bán usd với ngân hàng để có tiền usd. DN xuất khẩu hàng hóa thu về tiền usd, bán usd cho ngân hàng để thu được đồng nội tệ tương ứng. DN nhập khẩu thì mua tiền usd từ ngân hàng.

Tỷ giá giả sử như sau:

1 won đổi được 1 usd Mỹ: won/usd = 1

2 Yen đổi được 1 usd Mỹ: Yen/usd = 2

-> tỷ giá Yen/won = 2 : có nghĩa là 2 yen đổi được 1 won.

chien tranh tien te - xuat khau NB sang HQ

Nhật bản thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ làm giảm đồng Yen, tỷ giá mới như sau:

1 won vẫn đổi được 1 usd Mỹ

4 Yen đổi được 1 usd Mỹ

– >  tỷ giá Yen/won = 4 : có nghĩa là 4 yen đổi được 1 won.

chien tranh tien te - sau dieu chinh ty gia cua nhat ban

DN xuất khẩu của nhật bản trước đây cứ 1 usd thu về được 2 yen thì nay được lợi thêm 2 yen. Lạm phát sẽ làm tăng chi phí đầu vào nhưng vì nó chia đều cho toàn bộ nền kinh tế nên DN xuất khẩu sẽ vẫn thu lợi

Ngược lại DN nhập khẩu của nhật bản trước đây dùng 2 yen để mua 1 usd thì nay phải mất 4 yen để mua 1 usd. DN nhập khẩu bị thiệt 2 yen.

Nhật bản thiếu tiền có thể in thêm tiền nên việc thiếu hụt thêm 2 yen không ảnh hưởng gì, quan trọng là họ vẫn tăng được 1 đô ngoại tệ (tiền họ không in được).

DN XK NB sử dụng 2 yen chênh này để bù đắp chi phí tăng đầu vào, tăng lợi nhuận và quan trọng là giảm giá hàng xuất khấu khiển cho hàng hóa của Nhật trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường Hàn Quốc. Hàng hóa của Hàn Quốc lại trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường Nhật bản vì DN NK của NB sẽ phải tăng giá bán đề bù vào việc mất thêm 2 yen trên mỗi usd. Hàng hòa phục vụ sx trong nước của Hàn cũng bị kém cạnh tranh hơn với hàng của Nhật.

Kết quả là Hàn quốc bị ảnh hưởng sản xuất trong nước cả đối với hàng phục vụ xuất khẩu và hàng phục vụ nội địa. Nhật bản kích thích được sản xuất trong nước cả hàng phục vụ xuất khẩu lẫn hàng phục vụ nội địa.

Vậy phải chăng Nhật Bản càng giảm giá đồng yen thì càng tốt?

Hệ lụy của việc giảm giá đồng yen là:

– Tăng lạm phát -> tăng lãi suất huy động của ngân hàng -> giảm đầu tư trong nước.

– Người dân mất niềm tin vào đồng yen nên họ dự trữ usd hoặc vàng -> đồng yen càng dư thừa -> đồng yen càng mất giá.

– Hàng hóa nước ngoài kém cạnh tranh hơn -> DN nước ngoài không muốn bán hàng, hay đầu tư vào Nhật bản.

– Nợ chính phủ tăng lên gấp đôi tính theo tiền yen. Vì đồng tiền mất giá một nửa trước usd nên chính phủ phải cần gấp đôi số tiền yen so với trước đây để mua usd trả nợ nước ngoài.

….

Do chiến lược của nhật bản tại thời điểm này là ưu tiên sản xuất trong nước thông qua khuyến khích xuất khẩu nên Nhật bản giảm giá đồng tiền và bất chấp thiệt hại do lạm phát. Nếu như hàng hóa sản xuất ra tăng thêm bù đắp được với lượng tiền yen dư thừa thì sẽ ngăn chặn sự giảm giá không thể kiểm soát của đồng tiền.

 

2. Mô hình kinh tế có thêm Việt Nam:

Bây giờ ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc, ta cho thêm vào Việt Nam. Khi Nhật bản giảm giá đồng yen, hàng hóa Nhật tại Việt Nam sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa của Hàn Quốc.

Tương tự, trong thực tế hàng hóa của Nhật bản sẽ trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa của Hàn Quốc trên toàn cầu.

Phản ứng của Hàn quốc:

Tổng thống Park Geun-hye cho biết tăng trưởng yếu, lạm phát thấp và đồng yen mất giá là 3 rủi ro chính với kinh tế và các công ty Hàn Quốc.

Một mặt Hàn Quốc dùng các biện pháp chính trị để yêu cầu Nhật bản không giảm giá tiền Yen. Mặt khác do lạm phát thấp Hàn Quốc cũng có thể giảm giá đồng uon của mình. Tuy nhiên giảm giá đồng uon sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mà có thể Hàn quốc không muốn đánh đổi.

Chính phủ có thể đạt được mục tiêu kích thích sản xuất trong nước thông qua kích thích xuất khẩu nhưng vì không phải người lao động nào cũng làm việc trong các ngành hàng xuất khẩu nên sẽ có người hưởng lợi nhờ tăng lương và có người chịu thiệt do lạm phát -> khoảng cách giàu ngèo tăng lên.

Người dân khi mất niềm tin vào đồng tiền pháp định sẽ tìm các tài sản thực như nhà đất, kim loại quý để trú ẩn. Người ngèo thì tằn tiện hơn -> Tổng cầu suy giảm -> gây ra suy thoái của một nước -> gây ra suy thoái toàn cầu.

 

3. Việt Nam có thể giảm giá tiền đồng để kích thích xuất khẩu?

Như đã nói ở trên là bên cạnh lợi thì có hại. DN Việt Nam vốn đã yếu vì vậy giảm giá tiền đồng chưa chắc đã kích thích được xuất khẩu mang lại lợi ích nhiều bằng thiệt hại mà nó mang lại.

 

4. Mỹ giảm giá tiền usd thì sao?

Đồng đô la Mỹ là đồng tiền quốc tế nên khi giảm giá usd mỹ thì lạm phát sẽ chia đều cho cả thế giới mà không chỉ có trong phạm vi trong nước.

Từ bắt đầu của khủng hoảng năm 2008, Mỹ đã tiến hành giảm giá usd thông qua các chương trình nới lỏng định lượng QE.  Có nghĩa là tăng lượng tiền trong lưu thông qua việc in thêm tiền để mua các tài sản thực.

Ngân hàng trung ương Mỹ là Cục dự trữ liên bang FED. FED không trực thuộc chính phủ nên việc in tiền nó khác với Việt nam hay các nước mà ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ.

Quy trình của QE1 như sau:

– Bộ tài chính (chính phủ) bán trái phiếu tương ứng 1.700 tỷ cho FED. Mỹ tăng nợ chính phủ lên thêm 1.700 tỷ. FED cung cấp cho Bộ tài chính 1.700 tỷ và giữ 1.700 tỷ trái phiếu chính phủ Mỹ.

– Mỹ mua trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ khác của các ngân hàng thương mại.

– Ngân hàng có thêm tiền sẽ giảm lãi suất cho vay từ đó kích thích doanh nghiệp vay vốn đầu tư. Khi lãi suất về mức 0% thì có in thêm tiền cũng không thể làm lãi suất âm, nhưng so với các nước khác thì lãi suất usd vẫn > 0% nên tiền usd sẽ đổ sang các nước khác thông qua các kênh đầu tư FDI hoặc FII.

Quy trình của Việt Nam thì thế nào?

– Ngân hàng trung ương Việt Nam in VND. Việt Nam không bị tăng thêm nợ công đồng nào.

– NHTW mua các giấy tờ có giá của Ngân hàng thương mại.

– Ngân hàng thương mại thừa tiền sẽ giảm lãi suất cho vay (tất nhiên là cả lãi suất huy động).

(Chú ý là việc in ra 10 tỷ tiền cơ sở có thể làm tăng cung tiền lên 100 tỷ, nghiên cứu bài cung tiền để hiểu sâu hơn. )

Điểm khác biệt lớn thấy rõ là Mỹ sẽ phải rất cân nhắc khi in thêm tiền vì nó làm tăng nợ công chính phủ. Ràng buộc này là một trong nhiều nguyên nhân mà USD Mỹ là đồng tiền giao dịch quốc tế. Đồng Nhân dân tệ của TQ không thể thành đồng tiền giao dịch quốc tế vì chính phủ TQ có thể in tiền vô tội vạ giống như Việt Nam.

 

Ngày 14/5/2019 NHTW Trung Quốc cho biết đã quyết định phá giá tỷ giá nhân dân tệ đối với USD ở mức 0,6%.

Trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, mỗi bên đều tung ra các đòn mà chủ yếu là thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó họ cũng sử dụng bài toán giá đồng tiền. Đây là lợi thế rõ ràng của Trung Quốc so với Mỹ; Chính phủ TQ kiểm soát cả chính sách tiền tệ; có thể tăng giảm lãi suất, tăng giảm tỷ giá theo ý mình; còn ông Trump thì còn đang năn nỉ FED giảm lãi suất còn chưa xong.

Tỷ giá hối đoái mới, do ngân hàng quy định, lên tới 6,8365 nhân dân tệ/USD, trong khi một ngày trước đó tỷ giá này là 6,7954 NDT/USD.

Vào thứ Sáu tuần trước (10/5), quan hệ thương mại hai nước đã leo thang khi Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% lên 25%.

Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington cũng sẽ áp dụng mức thuế mới đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại của Mỹ từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD.

Đáp lại, Bắc Kinh đã áp dụng thuế nhập khẩu 25, 20 và 10% cho 5.410 sản phẩm của Mỹ, bắt đầu từ ngày 1/6.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ kể từ năm 2015, được nhiều chuyên gia xem là công cụ để kích thích xuất khẩu của đất nước. Trong các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, Washington đã nhiều lần nói rằng họ sẽ áp thuế mới đối với Bắc Kinh trong trường hợp đồng nhân dân tệ bị mất giá hơn nữa./.

Mối quan hệ giữa tỷ giá USD và cung tiền

Theo số liệu của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần từ 6/5 đến 10/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã bơm ròng 24.111 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cụ thể, tín phiếu phát hành mới là 25.887 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất vẫn ở mức 3%), 49.998 tỷ đồng đáo hạn trong tuần.

Trên thị trường mở (OMO), NHNN cũng hút ròng 515 tỷ đồng khi 515 tỷ phát hành từ tuần trước đáo hạn. Trong tuần này, hoạt động phát hành mới trên OMO không có.

Như vậy, NHNN ở vị thế bơm ròng 24.111 tỷ đồng trong tuần qua với cả 2 kênh OMO và tín phiếu. Tính lũy kế kể từ đầu năm 2019 đến nay, NHNN đã hút ròng tổng cộng 55.993 tỷ đồng qua hai kênh OMO và tín phiếu.

BVSC: Tỷ giá leo thang, cách nào để ổn định? - Ảnh 1.

Theo BVSC, đến nay, NHNN đang sử dụng tín phiếu là kênh chính để thực hiện bơm/hút ròng. Trong tuần này, khoảng 25.887 tỷ đồng sẽ đáo hạn qua kênh tín phiếu. Do đó, BVSC cho rằng NHNN sẽ tiếp tục sử dụng kênh tín phiếu để điều tiết việc bơm/hút vốn. Lãi suất phát hành tín phiếu cũng sẽ ổn định ở khoảng 3% như trong thời gian gần đây.

Trong tuần qua, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì xu hướng đi ngang. Cụ thể, kỳ hạn qua đêm giữ ở mức 3,45%/năm trong cả tuần trước. Kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần giảm nhẹ từ 3,45% xuống 3,25%/năm.

“Động thái bơm ròng của NHNN phần nào giúp thanh khoản của hệ thống ngân hàng cải thiện và lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ ở kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần”, bộ phận phân tích BVSC nhận định.

BVSC: Tỷ giá leo thang, cách nào để ổn định? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, tỷ giá đã có mức tăng tương đối mạnh trong các phiên gần đây do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang trở lại. BVSC cho rằng trong trường hợp muốn giữ ổn định tỷ giá, NHNN có thể sẽ tính đến phương án bán ra USD, đồng nghĩa với hút VND về. Nếu tình huống này xảy ra, theo BVSC, NHNN nhiều khả năng sẽ phải tính toán để có động thái bơm ròng vốn qua kênh OMO và tín phiếu để giữ thanh khoản ổn định, tránh việc tăng cao đột biến của lãi suất liên ngân hàng.

Theo NDH

5/8/2019 Nhân dân tệ thủng ngưỡng quan trọng lần đầu tiên trong hơn 10 năm

Trong bối cảnh thị trường suy đoán rằng Bắc Kinh sẽ cho phép đồng nội tệ yếu đi để đối phó với mối đe doạ đến từ Tổng thống Donald Trump, đồng NDT lần đầu tiên kể từ năm 2008 đã để mất ngưỡng quan trọng 7 NDT đổi 1 USD.

Tỷ giá hối đoái của đồng NDT giảm 1,2% xuống còn 7.0256 đổi 1 USD vào lúc 10 giờ 19 phút (giờ địa phương) sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức thấp hơn 6,9 lần đầu tiên kể từ tháng 12/2018. Đồng NDT giao dịch ở nước ngoài đã giảm 1,9% xuống mức thấp kỷ lục, trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite cũng rớt 0,3%.

Đồng NDT đã giảm 0,9% khi giao dịch ở đại lục vào tuần trước, đây là mức giảm lớn nhất kể từ giữa tháng 5, sau khi Tổng thống Trump đột ngột áp mức thế quan mới với hàng hoá Trung Quốc đưa chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang. Sau đó, Bắc Kinh khẳng định sẽ đáp trả nếu Mỹ vẫn tiến hành kế hoạch áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hoá bổ sung của Trung Quốc.

Ken Cheung, chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Mizuho Bank, nhận định: “Dường như thuế quan là minh chứng cho động thái ‘ăn miếng trả miếng’ và sự đình trệ của các cuộc đàm phán thương mại, PBOC cũng không thấy cần thiết phải giữ đồng NDT ổn định trong thời gian tới.”

Tình trạng sụt giảm nghiêm trọng cũng diễn ra trên thị trường tài chính châu Á. Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 1,6%, còn MSCI Hong Kong ghi nhận chuỗi lao dốc 9 phiên liên tiếp khi các cuộc biểu tình tiếp tục nóng lên khiến thành phố rung chuyển.

Christy Tan, chiến lược gia trưởng mảng thị trường tại National Australia Bank ở Singapore, cho hay: “Giờ đây ngưỡng 7.0 đã bị phá vỡ cả ở trong và ngoài nước, đó có thể phần nào thể hiện cho phản ứng của thị trường đối với mức thuế quan mới. Các nhà chức trách có thể chỉ bắt tay vào việc kiểm soát nếu mọi thứ bị rối loạn, chẳng hạn như biến động kéo dài, tâm lý ‘bầy đàn’ đối với tỷ giá giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn,…”

Theo cafef

Comments

comments

2 COMMENTS

Leave a Reply to Anonymous Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here