Tài chính kế toán thường thức

0
4520

Công ty nào dù lớn hay nhỏ thì đều phải có bộ phận hoặc phòng Tài chính – Kế toán. Cho dù công ty nhiều việc hay ít việc ta cũng sẽ thấy cái phòng này cứ cặm cặm cụi cụi làm cái gì đó. Công việc của phòng Tài chính – Kế toán ít người nắm được, cho dù biết cũng biết mù mờ, cảm thấy khó hiểu. Entry này không nhằm giúp cho người đọc hiểu tới từng mm của phòng này nhưng cũng đủ cho chúng ta hiểu để một mặt thông cảm, một mắt biết tận dụng tôi đa khả năng của phòng này trong quản trị công ty.

Tài chính – Kế toán cũng giống như khi người ta gọi phòng Kế hoạch – Tài chính, có nghĩa nó bao gồm 2 phần Tài chính và Kế toán. Phần Kế toán nhiệm vụ chính của họ là ghi các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp, nhưng đối tượng phục vụ của họ lại chủ yếu là bên ngoài, là cơ quan thuế. Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu thuế của doanh nghiệp với hai loại thuế chính là 1. Thuế VAT và 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cơ quan thuế cho doanh nghiệp được quyền kê khai thuế, cơ quan thuế tạm thời chấp nhận các kết quả và sẽ định kỳ thanh tra thuế nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp khai báo đúng.

Tài chính là các nhiệm vụ liên quan tới huy động và sử dụng vốn. Mỗi một doanh nghiệp có một chu trình kinh doanh chính. Chu Trình kinh doanh được tính từ thời điểm bắt đầu bỏ tiền tại đầu vào và tới khi thu hồi được tiền tại đầu ra. Chu trình kinh doanh có thể là vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Trong chu trình kinh doanh sẽ có hai giai đoạn liên quan tới tài chính đó là 1.Giai đoạn bảo vệ vốn và 2.Giai đoạn huy động vốn. Tại giai đoạn bảo vệ vốn doanh nghiệp vẫn chưa dùng hết tiền vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ phải bảo vệ vốn bằng một cách nào đó, đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng, phức tạp hơn là đầu tư vàng, đô la mỹ,…Giai đoạn huy động vốn là giai đoạn phải huy động vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh như vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu….

Ở Việt Nam, doanh nghiệp hay thậm chí nhà nước phát triển dựa rất nhiều vào vốn. Đòn bẩy tài chính được sử dụng một cách tối đa, nhiều khi nợ còn lớn hơn gấp chục lần vốn chủ sở hữu. Để vay tiền được ngân hàng cũng không phải dễ, doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, có doanh nghiệp khác bảo lãnh, xếp hạng tín dụng….Do kinh doanh có tính chu kỳ nên doanh nghiệp hoàn toàn có thể lên kế hoạch tài chính vào mỗi đầu chu kỳ để có thể làm việc trước với ngân hàng để Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng.

Một công ty có doanh số lớn, số vốn lớn thì trách nhiệm Tài chính sẽ quan trọng. Nếu một công ty doanh số thấp, vốn ít thì trách nhiệm tài chính sẽ không rõ rệt, không nhất thiết phải tách biệt, chỉ đơn giản gọi là Phòng Tài chính kế toán.

Về trách nhiệm kế toán:

Phòng kế toán định kỳ hàng tháng sẽ phải thống kê thuế VAT đầu ra và thuế VAT đầu vào của tháng trước đó gửi cho cơ quan thuế.Tới cuối năm thì phòng kế toán phải làm quyết toán thuế, có nghĩa là từ thời điểm 1/1 tới thời điểm 31/12, quyết toán thuế của năm trước phải được hoàn thành trong vòng 3 tháng đầu năm của năm nay. Đôi khi cơ quan thuế có thể gia hạn nộp quyết toán thuế nếu cần.

Phòng kế toán sẽ phải làm 4 báo cáo nộp cho cơ quan thuế bao gồm:

1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả kinh doanh
3. Báo cáo luân chuyển tiền tệ
4. Thuyết minh báo cáo tài chính.

Chúng ta có thể tìm được định nghĩa của 4 báo cáo này thông qua google, ở đây xin mạn phép tổng hợp lại cho dễ đọc:

1. Bảng cân đối kế toán: là bảng trên đó thể hiện Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu.
Tài sản có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tồn kho…Tài sản dài hạn bao gồm nhà xưởng, máy móc, đầu tư bất động sản khác. Nợ bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư ban đầu, lợi nhuận chưa phân bổ và nguồn kinh phí và quỹ khác. Bảng cân đối kế toán mang tính chất thời điểm lập báo cáo cho ta các thông tin về sức khỏe của doanh nghiệp tại thời điểm đó bao gồm:

* Hệ số nợ = Nợ/(vốn chủ sở hữu+ nợ). Hệ số cho ta biết nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn. Ví dụ tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 20 tỷ, được hình thành từ 10 tỷ nguồn vốn chủ sở hữu và 10 tỷ vay ngân hàng thì có nghĩa là hệ số nợ = 0,5. Hệ số càng thấp càng chứng tỏ mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp, hệ số cao chứng tỏ sự mất tự chủ của doanh nghiệp trong vấn đề vốn.

*Khả năng thanh toán ngắn hạn =Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn. Hệ số này thể hiện khả năng thanh khoản, ví dụ như tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 5 bao gồm 1 tỷ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng và 4 tỷ là hàng tồn kho trong khi đó trong 3 tháng tới doanh nghiệp phải trả nợ là 6 tỷ thì Khả năng thanh toán ngắn hạn = 5/6. Hệ số < 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề về tính thanh khoản. Trong đấu thầu thông thường các chủ đầu tư sẽ yêu cầu hệ số này >1.

Những bài viết liên quan

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here