Sách:Thói quen thứ 8 (P2: Bốn năng lực của con người)

10
12262

Khi bạn cắm con dao vào mông con ngựa nó sẽ đá bạn văng ra xa. Khi bạn giơ chân vào mồm sư tử thì hôm sau bạn chỉ cần mua 1 cái giày thay 2 cái. . Bạn làm với con sư ừ nào hay con ngựa nào thì kết quả cơ bản là giống nhau. Con vật phản ứng với các kích thích giống nhau vì đều theo bản năng. Con vật khác với con người ở nhiều thứ trong đó đặc biệt là có quyền lựa chọn.

Chúng ta có quyền lựa chọn cách thức phản ứng với các Kích thích. Cùng một kích thích thì với 100 người thì có 100 phản ứng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Quyền lựa chọn phủ thuộc vào chủ quan của mỗi người, ngay cả khi ngồi tù thì tù nhân cũng có quyền lựa chọn sống như thế nào trong đó. Thậm chí có bị kết án tử hình thì tử tù cũng có quyền lựa chọn cái chết mà mình muốn (ví dụ tuyệt thực, đập đầu vào gối, cắt cổ tay lấy mồm hút cho chảy hết máu).

Con cái trong gia đình, học sinh trong một lớp học, nhân viên trong công ty, dân chúng trong một đất nước,….tất cả cho dù thế nào vẫn có trong mình quyền lựa chọn. Đôi khi ta nghĩ rằng ta không có quyền lựa chọn ví dụ như bố mẹ ta bắt phải làm, sếp của ta ra lệnh ép ta, ta sống trong một tập thể vì vậy phải theo tập thể,…Nói chung đó chỉ là ngụy biện thôi.

quyen lua chon

Khi một kích thích đến với ta, ngay lập tức các phần trong ta theo thứ tự từ cao xuống thấp bị tác động. Lúc này phản ứng như thế nào và nhanh hay chậm phụ thuộc vào mỗi con người. Có người phản ứng ngay lập tức chẳng cần suy nghĩ gì (bị cảm xúc chi phối), có người để khoảng cách phản ứng chậm lại và thường họ có quyết định sáng suốt hơn.

Trong cùng một môi trường chịu sự tác động giống nhau thì mỗi người vẫn có những kết quả  nhận được khác nhau; điều này giúp ta có động lực trong mình để làm chủ bản thân theo hướng mọi thứ đều do ta quyết định, không phụ thuộc vào những tác nhân bên ngoài. Không ai bắt bạn phải vui, phải buồn, phải sống khổ sở hay hạnh phúc; toàn do bạn cả.

Mỗi chúng ta đều có một mức độ tầm ảnh hưởng tới những người xung quanh; ảnh hưởng tới việc ra quyết định của họ. Bố mẹ dùng tầm ảnh hưởng để bắt con cái học bài; các ông sếp dùng tầm ảnh hưởng để lãnh đạo nhân viên. Tầm ảnh hưởng lớn đồng nghĩa với nhiều lợi ích tài chính, phi tài chính.

Một người quản lý phải sử dụng cả tầm ảnh hưởng lẫn quyền lực vị trí để lãnh đạo/quản lý nhân viên. Vậy tầm ảnh hưởng đến từ đâu? Nó đến từ 4 yếu tố:

4 nang luc cot loi

1.Tầm nhìn (Trí tuệ):

Tầm nhìn là khả năng nhìn xa về tương lai (muốn nhìn và có thể nhìn được); nó đến từ trí tuệ của mỗi người. Trí tuệ đến từ tố chất, từ sự học hỏi liên tục. Ví du một người nông dân chân lấm tay bùn không được học về kinh tế vĩ mô sẽ không thẻ nhìn thấy vận động của nền kinh tế, không dự đoán được nó sẽ vận hành như thế nào. Ngược lại, một anh chuyên gia về kinh tế nhìn một con lợn sẽ không thể hình dung được con lợn sẽ lớn lên như thế nào, trong bao lâu, cho ăn uống gì…Người nông dân thì khác, khi nhìn một con lợn con, trong đầu họ là con lợn to vào một ngày cụ thể trong tương lai. Anh ta cũng hiểu là lúc nào thì nên nuôi lợn, lúc nào thì nên bán; có tầm nhìn hơn thì dự đoán giá thịt lợn trong tương lai cả năm từ đó đầu tư nuôi lợn từ hôm nay.

Người có tầm nhìn sẽ hiểu rất rõ quy luật nhân quả. Biết việc mình làm hôm nay sẽ mang lại kết quả gì trong tương lai. Nhờ vậy anh ta có thêm động lực để làm việc đó. Ngược lại, một người thiếu tầm nhìn sẽ mãi thắc mắc là mình làm việc này để làm gì.

Người có tầm nhìn thường đi trước người khác một bước vì vậy họ sẽ ở vị trí dẫn dắt người khác. Hãy thử tưởng tượng là người dẫn đường lại có tầm nhìn ngắn hơn người đi theo thì hậu quả sẽ thế nào.

Người có tầm nhìn hiểu sự vận động của sự vật vì các quy luật chỉ có thể nhìn ra khi được quan sát trong một giai đoạn đủ dài và đủ lâu. Do vậy người có tầm nhìn thường có nhiều ý tưởng hay,

Mức độ cao nhất của tầm nhìn là tìm ra ý nghĩa, sứ mệnh của đời mình. Để đạt được sứ mệnh đó ta có công cụ gì trong tay? Mỗi người chúng đều tiềm ẩn một năng lực nổi bật là công cụ để ta hoàn thành sứ mệnh cuộc đời và người có tầm nhìn mức cao sẽ tìm ra được. Sau khi tìm ra được họ cũng tận dụng mọi cơ hội để giúp những người khác ở mức tầm nhìn thấp hơn tìm thấy năng lực của mình.

Do vậy một người thành công thường kéo theo nhiều người khác thành công theo. Không phải những người đó có gì đặc biệt mà vì họ được giúp đỡ để tìm ra năng lực của bản thân. Đại loại trong truyện chưởng nhân vật chính hay may mắn gặp được một lão cao thủ nào đó chỉ điểm. Nhờ ở tầm cao hơn mà lão cao thủ có thể nhìn rõ điểm mạnh yếu và chỉ ra con đường mà nhân vật chính của chúng ta nên đi theo.

 

2. Kỷ luật (Thể chất)

Là việc cam kết theo đuổi một điều gì đó một cách lâu dài nhằm biến các mục tiêu đến từ tầm nhìn thành hiện thực. Người kỷ luật sẽ phải trả giá trong ngắn hạn nhưng đạt được mục tiêu trong dài hạn. Người vô kỷ luật không phải trả giá trong hiện tại nhưng không đạt được mục tiêu trong dài hạn.

Việc bạn ở nhà đọc sách thay vì đi chơi bị trả giá bằng những sự thoải mái của việc đi chơi. Việc bạn dậy sớm tập thể dục bị trả giá bởi sự thoải mái của khoảng thời gian ngủ thêm. Số tiền bỏ ra để tham gia một khóa học là chi phí cho kỷ luật theo đuổi gia tăng trí tuệ. Mỗi hành động của chúng ta đều có chi phí cơ hội, là cái giá phải trả. Giá phải trả đó có thể ngay lập tức hoặc ở tương lai.

Tính kỷ luật là một đức tính phải rèn luyện mới có được. Nó sinh ra nhiều hệ quả khác rất có lợi cho con người.

Người có tính kỷ luật tự quản trị chính bản thân mình; anh ta không cần người khác phải quản lý vì vậy thường anh ta sẽ trở thành quản lý. Đi làm đúng giờ hay muộn, làm việc này chất lượng hay làm cho để có, …tất cả thể hiện tính kỷ luật của bạn.

Người có tính kỷ luật thường quyết đoán vì anh ta làm chủ được chính mình. Anh biết rõ mình cần gì và không cần gì.

Người có tính kỷ luật cũng có khả năng tập trung không bị ngoại cảnh tác động.

Một người có tính kỷ luật không cảm thấy mình mất tự do mà trái lại họ cảm thấy tự do. Một người vô kỷ luật có thể cảm thấy tự do nhưng thực tế là không vì họ sẽ bị chi phối bởi những người có tính kỷ luật. Họ đẩy sự tự nguyện thành bắt ép.

 

3. Lương tâm (Tinh thần)

Là ý thức chủ quan của bản thân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với mình và với xã hội.

Trong phim, người vợ thường mắng ông chồng ngoại tình “Anh có còn lương tâm hay không?”. Câu này được hiểu là anh ta đã không thực hiện đúng với những gì mà một người chồng, người cha phải làm.

Nick kẹo mút đăng câu status bị đánh giá là vô lương tâm như sau: “Tin buồn, chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy vào đã củ tỏi vào hồi 17h07. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi nào lão sinh năm 1953”.

Đánh nhẽ theo chuẩn một người có lương tâm thì anh ta phải đau xót trước mất mát của người khác giống như tất cả mọi người. Đằng này anh ta lại làm ngược lại, vui mừng, và đặc biệt lại là chính người ngồi sau xe gây tai nạn.

Một người đi làm thiện nguyện vì lương tâm của anh ta cho rằng mình phải làm gì đó để giúp những người khác, đó là trách nhiệm mình phải làm.

Lương tâm sẽ bao gồm hai nhóm. Nhóm chuẩn mực mà con người bắt buộc phải có, kiểu như phải đau trước nỗi đau của nhân loại, phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm ở vị trí của mình ( là người con, người cha, người bạn, người đồng nghiệp, người thầy giáo, người thấy thuốc, người bộ đội,..)

Nhóm thứ hai là nhóm không mang tính bắt buộc như làm từ thiện, hiến máu cứu người, đưa người bị nạn vào viện, …

Vô cảm khác với vô lương tâm. Ví dụ khi tòa tháp đôi bị máy bay đâm vào 11/9 làm hàng nghìn người chết thì có nhiều người trung quốc vui mừng vì điều đó, đó là vô lương tâm. Nó cao hơn so với vô cảm, vô cảm là thờ ơ với nỗi đau của người khác, tôi không vui mừng vì nỗi đau của anh nhưng tôi không quan tâm, đó là việc của anh.

Người có lương tâm thì sở hữu nhiều thái độ tốt khác. Họ thường là người nhiệt tình thể hiện việc hăng hái làm việc mà không vụ lợi (vì họ cho rằng đó là trách nhiệm mình phải làm), họ thường chính trực (vì đó là thứ mà mình phải tuân theo), họ thường rộng lượng (vì cái mình có không phải chỉ do mình tạo ra).

Lương tâm dẫn dắt chúng ta đạt được các mục tiêu bằng con đường đúng đắn. Ví dụ có hàng ngàn con đường làm giàu như bán ma túy, cướp của, bán thức ăn bẩn với giá thức ăn sạch, bán giá trị cho khách hàng,…nhưng rõ ràng không phải cách nào trong số đó cũng đúng. Cũng có hàng ngàn cách để được nổi tiếng nhưng không phải cách nào cũng đúng với lương tâm.

 

4. Đam mê (Cảm xúc)

Không cần nói nhiều, đam mê thuộc về cảm xúc. Ví như tôi đang rất thích chạy, và đang muốn chạy cự ly marathon nên lúc nào tôi cũng nghĩ tới nó mặc dù rằng tôi chẳng được đồng nào, cũng chẳng ai tôn trọng tôi hơn khi tôi hoàn thành.

Tìm hiểu thêm về đam mê tại entry về chủ đề đam mê

Người có đam mê sở hữu những đức tính khác:

Họ thường rất lạc quan vì họ đang làm cái họ thực sự muốn làm. Họ sẵn sàng hy sinh để hoàn thành cái mình muốn. Họ tập trung cao độ vào con đường mình đang đi.

Ta thường dễ dàng nhận ra một người có đam mê hay không thông qua việc anh ta dành bao nhiêu thời gian với việc đó. Một anh chàng lập trình ngồi thường trực bên máy tính. Một em bé leo hết núi này tới núi lọ. Một chàng trai suốt ngày thiết kế may vá quần áo. Một anh giám đốc suốt ngày kể về việc kinh doanh của anh ta. Một ông cảnh sát cả ngày đứng chỉ đường.

4 nang luc -2

Điều gì xảy ra nếu như ai đó chỉ sở hữu 1 hoặc một vài năng lực?

Người thiếu lương tâm mà có đam mê, tầm nhìn, kỷ luật thì như Adofl Hitler, sẽ gây hại rất lớn cho đời.

Người thiếu tầm nhìn thường không làm được gì to tát.

Người thiếu đam mê thì không làm ra được kết quả vĩ đại.

Người thiếu kỷ luật thường bỏ cuộc giữa chừng vì vậy không làm được gì ra hồn.

Đây giống như là một hàm số mà mỗi yếu tố năng lực là một biến số góp phần trong đó. Ta chỉ có thể đạt được kết quả tốt nhất khi phát triển đều được 4 yếu tố đó.

Lương tâm giải thích lý do bạn làm việc đó (WHY).

Tầm nhìn xác định điều bạn cần đạt là gì (WHAT)

Kỷ luật cho bạn biết phải làm thế nào để đạt điều đó (HOW)

Đam mê thể hiện sức mạnh cảm xúc đằng sau mỗi hành động.

Làm sao để biết tôi có tính kỷ luật tới đâu?

  1. Bạn có thường thỏa hiệp với những thú vui trước mắt không?
  2. Bạn có dễ dàng khi nói “không” ?
  3. Bạn có thường xuyên từ bỏ các cam kết của mình không? hay bỏ cuộc giữa chừng không?
  4. Bạn có hay bị nhắc nhở về việc phải tuân theo nội quy công ty, quy định gia đình, quy định nơi công cộng,…

Làm sao để biết bạn có lương tâm tới đâu?

  1. Bạn có thường xuyên nghĩ cho người khác hay không?
  2. Bạn có khó khăn trong việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức không?
  3. Bạn có đang gây hại cho lợi ích của thiên nhiên, con người không?

Làm sao để biết sức mạnh cảm xúc của mình?

  1. Bạn có hay rơi vào trạng thái cảm xúc quá tiêu cực hay quá tích cực không? ví dụ như quá tức giận, quá hưng phấn, quá căm ghét, quá lụy tình?
  2. Khi đọc truyện, xem phim bạn có dễ dàng có được trạng thái cảm xúc giống nhân vật không? (đồng cảm)
  3. Bạn có hòa đồng với những người xung quanh không? có dễ dàng trong việc kết bạn với người khác?
  4. Bạn có hay bị người khác chi phối về cảm xúc không? (khả năng bị người khác điều khiển cảm xúc)
  5. Bạn có thực sự đang theo đuổi một thứ gì đó mà bạn thực sự yêu thích, cảm thấy “tự do”, “là chính mình” khi làm việc đó
  6. Bạn có thể dễ dàng xây dựng “đam mê” bất cứ khi nào bạn muốn không?

Còn về tầm nhìn?

  1. Bạn có hay suy nghĩ để tìm nguyên nhân gốc của một vấn đề?
  2. Bạn có hay suy nghĩ để tìm kết quả cuối cùng của một vấn đề?
  3. Bạn có hay suy nghĩ về một vấn đề dựa trên một tổng thể các mối quan hệ với các sự vật khác ? (tự duy hệ thống)
  4. Bạn thường bị hướng về vi mô hay vĩ mô?
  5. Bạn có hay suy nghĩ về ý nghĩa của mỗi công việc mình làm?
  6. Bạn có biết năng lực cốt lõi của mình là gì không?

Phần 1 : Bốn nhu cầu của con người

5 kỹ năng nào là quan trọng nhất ?

Chiến lược tài chính cá nhân

Comments

comments

10 COMMENTS

  1. Tác giả có khái niệm gì về mã di truyền không? Theo 1 số nguồn thì cho nó phi vật chất mang tính biểu tượng. Tác giả có cho rằng mã di truyền cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách, thái độ, đam mê(tham vọng) của mỗi cá thể không?

    • Dear bạn;
      Chắc chắn yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhưng mình không am hiểu về lĩnh vực này nên không thể bàn chuyên sâu được.
      VD

  2. Cảm ơn tác giả rất nhiều vì các kiến thức đã truyền tới chúng tôi

  3. Cảm ơn tác giả. Em đã được đọc một bài viết rất ý nghĩa. Mong lại được đọc nhiều bài nữa của anh.

Leave a Reply to Bình Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here