Phi lý trí (P7: Khi có quá nhiều lựa chọn)

1
8734

Khi đã ra ngoài đời, mỗi người chúng ta đều có toàn quyền quyết định cho mỗi sự lựa chọn cuộc sống gặp phải. Vấn đề là tại bất cứ thời điểm nào chúng ta cũng có rất nhiều lựa chọn và ta thường rất khó khăn trong việc đưa ra các quyết định. Ví dụ như tôi  có thể dừng viết entry này để có thể về đưa con đi chơi, hoặc tôi có thể đọc một quyển sách, hoặc quay lại làm việc (mặc dù đã hết giờ).

Luôn luôn có nhiều sự lựa chọn, người ta cho rằng ngay cả một tử tù cũng có được quyền cho cách mà anh ta chết. Anh ta có thể đau khổ tới lúc chết, anh ta có thể sống thanh thản tới lúc chết, hoặc anh ta có thể đập đầu vào tường để chết ngay.

Tính phi lý trí thể hiện ở chỗ 1.Chúng ta không biết rằng giá trị các sự lựa chọn biến đổi theo thời gian và 2.Khi chần chừ việc ra quyết định chúng ta đã tạo ra chi phí cơ hội.

1. Các sự lựa chọn không tồn tại mãi mãi

Ngay bây giờ tôi có thể chơi với con nhưng càng trì hoãn về sau thì sự lựa chọn này càng mất dần giá trị. Bạn không thể rời việc quyết định chơi với đứa con 3 tuổi sang thời điểm khi bạn rảnh rỗi hơn (thường là khi về hưu) vì ở mỗi lứa tuổi trẻ con có những sự đáng yêu khác nhau, bạn không thể quay ngược lại thời gian để lựa chọn chơi với đứa con 3 tuổi khi bạn rảnh được.

Bạn đứng trước 2 cơ hội làm việc ở hai công ty khác nhau. Hai công ty này có vẻ same nhau về mọi mặt. Bạn đắn đó suy nghĩ và cuối cùng lựa chọn cho mình một công ty; nhưng giả sử như bạn thất bại ở công ty này thì sự lựa chọn ở công ty kia cũng đã mất rồi. Nó không ở đó đợi bạn khi bạn suy nghĩ lại.

Bạn quyết định sẽ học để thành thạo tiếng anh nhằm có nhiều cơ hội tìm việc tốt hơn. Bạn trì hoãn hết lần này đến lần khác; vấn đề là ở mỗi thời điểm thì cơ hội cũng khác nhau mặc dù lựa chọn là như nhau. Thông thường cơ hội sẽ khép lại dần.

Khi còn trẻ khỏe ta quyết định là khi nào có đủ tiền ta sẽ đi du lịch khắp năm châu bốn bể. Khi đã già có nhiều tiền thì cũng chẳng có sức và hứng thú mà đi nữa.

Khi còn trẻ ta dành thời gian cho gia đình ít mà chăm lo việc kiếm tiền với suy nghĩ khi có đủ ta sẽ dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Khi đã tạm đủ thì gia đình cũng chẳng còn ở đó để ta chăm.

Khi mới ra trường ta tự hứa với lòng mình là khi có việc làm ổn định thì sẽ kiếm vợ hoặc chồng. Khi đã có việc làm ổn định thì ta không còn nhiều sự lựa chọn để có thể kiếm được một cô vợ hay anh chồng ưng ý nữa.

Tóm lại chúng ta có rất nhiều cánh cửa để đi, cánh cửa này khép lại thì có cánh cửa khác mở ra, đúng hơn là cánh cửa đó vẫn mở nhưng giờ ta mới phát hiện ra nó. Tuy nhiên các cánh cửa không phải lúc nào cũng mở và những thứ đón chờ trong đó không phải lúc nào cũng như thế. Cửa có thể mở ra và đóng lại, những cái đợi chờ trong đó cũng thay đổi.

Choose-Self-paced-or-Live-On-line

2. Chi phí cơ hội vì tốn thời gian cho việc ra quyết định

Một người cứ 1 năm nhảy việc một lần, và giờ đã tới công ty thứ 7; khả năng nhảy việc đã trở thành niềm tự hào của anh. Anh nhảy việc vì anh nghĩ rằng đây không phải là lựa chọn tốt nhất, anh muốn thử tất cả các công việc để biết việc nào phù hợp với mình.

Hậu quả là việc gì anh cũng biết nhưng biết rất ít. Những nhà tuyển dụng đọc CV của anh cũng phát khiếp về lịch sử nhảy việc của anh. Cuối cùng anh chẳng xin được việc nào ra hồn nữa, cũng không thể thăng tiến được vì chuyên môn không đủ sâu.

Như vậy việc thử tất cả các lựa chọn không phải là một ý hay. Nếu như có 3 cái xe trước mặt, thử cả 3 và quyết định mua một thì là việc khác vì chúng ta có thể nhìn rõ được cả 3 lựa chọn. Các lựa chọn trong đời chúng ta không rõ ràng như vậy, ta không thể thử làm ở cả ba nơi sau đó chọn 1; ta không thể thử tất cả các điện thoại mà ta thấy thích rồi chọn 1, ta không thể thử sống với một tá các cô rồi chọn một cô làm vợ.

Khi đứng trước các sự lựa chọn tương đối ngang nhau ví dụ mua máy ảnh của hãng nikon hay của hãng canon, ta thường rất khó khăn trong việc lựa chọn. Thời gian trôi qua, đáng nhẽ ta có thể bắt đầu hưởng thụ cái máy ảnh mới từ khá lâu thì ta lại phải đợi tới khi có thể dũng cảm ra được quyết định mua loại nào.

 

Đối với người bán hàng:

Một người bán hàng thông minh phải giới hạn các lựa chọn để khách hàng không phải mất công nhiều. Thông thường họ sẽ lợi dụng phép so sánh tương đối, đưa ra hai sự lựa chọn mà rõ ràng một sự lựa chọn là tốt hơn.

Một cửa hàng không nên bày bán quá nhiều loại hàng hóa cùng có tính năng tương đương, vừa tốn chi phí lưu kho, tốn diện tích trên kệ mà không mang lại lợi ích nhiều. Các hàng hóa thông thường như hàng tiêu dùng thì khách hàng không đắn đo nhiều như đối với các mặt hàng xa xỉ, càng ít lựa chọn càng giúp họ đỡ phải nghĩ nhiều.

Một công ty không nên kinh doanh quá nhiều sản phẩm tương đương nhau trừ khi họ đã biết chắc là mỗi sản phẩm là dành cho những phân khúc khác nhau mà những sự khác biệt này rất tinh tế, khó nhận biết nhưng buộc phải phân khúc.

Comments

comments

1 COMMENT

Leave a Reply to Thi Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here