Luật Kinh tế (P1: Quá trình hình thành luật DN)

0
13052

Kinh tế học chia làm hai trường phái chính 1.Để cho nền kinh tế tự vận hành theo kinh tế thị trường thuận mua vừa bán hoăc 2.Nền kinh tế tập trung hóa trong đó nhà nước sẽ điều tiết tất.

Tuy nhiên cho dù theo trường phái nào hay là nửa lạc nửa mỡ ở giữa hay là kiểu nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt nam thì vẫn phải có bàn tay của nhà nước, chỉ khác ở mức độ tác động.

Về mặt lý tưởng thì nhà nước sẽ chỉ tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng; các công việc còn lại để bàn tay vô hình tự điều tiết. Sức lực còn lại nhà nước tập trung vào các ngành nghề mà tư nhân không muốn làm do không có lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro…

Nhà nước tác động vào nền kinh tế thông qua hai con đường:

1.Chính sách vĩ mô: nhằm ổn định tiền tệ, điều tiết tăng trưởng, kích cầu tiêu dùng và tạo môi trường hành lang pháp lý để doanh nghiệp yên ổn làm ăn

2.Chính sách vi mô: các chính sách thuế, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đào tạo nhân lực…

Nhà nước dùng các Chính sách kinh tế xã hội, kế hoạch, chiến lược, pháp luật và các quyết định hành chính thông qua bộ máy nhà nước để thực hiện các công tác quản lý, điều chỉnh, định hướng nền kinh tế. Bộ máy nhà nước bao gồm các bộ, các cơ quan ngang bộ, các sở và UBND các cấp.

Các đơn vị này theo sự phân công mà chia quyền lực nhà nước ra làm ba là 1.Lập pháp; 2.Hành Pháp và 3. Tư pháp.

– Hiến pháp, luật do quốc hội phê duyệt sau đó chủ tịch nước ký quyết định.

– Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của QH ban hành các pháp lệnh.

– Chính phủ ban hành nghị định thi hành luật theo dự thảo của các bộ chuyên môn.

– Các bộ đưa ra các thông tư hướng dẫn Nghị định

– Các sở ở các địa phương đưa ra các thông tư hướng dẫn đặc thù với từng địa phương.

– Các đơn vị khi đưa ra các mệnh lệnh hành chính thì dùng các Quyết định

Hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta năm nào quốc hội họp cũng thêm hoặc sửa vài dự luật. Nguyên nhân xuất phát từ việc chúng ta vẫn đang trong quá trình “quá độ” đi tới ổn định và con đường chúng ta đi cũng chưa có dấu chân của người đi trước.

Luật kinh tế là một thành phần của hệ thống pháp luật ra đời dựa trên tiến trình hình thành, vận hành và kết thúc của một doanh nghiệp.

Giai đoạn trước 1986 chúng ta có nền kinh tế hai thành phần là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Sau 1986 chúng ta chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần và theo mô hình nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm 1990 chúng ta ban hành hai luật là Luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty ; tới 1999 chúng ta có luật doanh nghiệp. Giai đoạn này chúng ta vẫn để tồn tại song song luật doanh nghiệp nhà nước. Có nghĩa là chính phủ chấp nhận các một nền kinh tế đa thành phần nhưng vẫn có phân biệt đối xử bởi hai luật riêng.

Tới 2005 do sức ép của việc gia nhập WB chúng ta mới ban hành luật doanh nghiệp 2005 gọi là luật doanh nghiệp thống nhất vì mọi thành phần trong nền kinh tế đều phải tuân thủ theo luật này. Gần đây khi làm lại hiến pháp, chúng ta vẫn còn tranh cãi nhau về câu “Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”; tóm lại thì nhà nước vẫn có phân biệt giữa doanh nghiệp quốc doanh và phi quốc doanh.

Các luật và nghị định sẽ bám theo sự hình thành và kết thúc của một doanh nghiệp:

 

Link download: https://www.dropbox.com/sh/gfu290p1wm58fli/ltjfmvA1En

1. Pháp luật về doanh nghiệp:

– Luật doanh nghiệp 2005

– Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký DN

– Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật DN

– Luật đầu tư 2005

– Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư

2. Pháp luật về hợp đồng kinh doanh

– Bộ luật dân sự 2005

– Luật thương mại 2005

3.Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

– Luật trọng tài thương mại

– Bộ luật tố tụng dân sự 2004

4.Pháp luật về cạnh tranh

– Luật cạnh tranh 2004

5.Pháp luật về phá sản

– Luật phá sản 2004

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here