Lợi thế chi phí (P5)

0
3609

4. Sự lan tỏa
Đa phần các công ty trong một ngành sẽ có xu hướng giống nhau bởi sự học hỏi. Một nhân sự từ một cty A sang một cty B có thể kéo theo những sự học hỏi đã tích lũy, pha trộn với cty B và khiến cho cty B có nhiều điểm giống với cty A. Ngược lại một cty C có thể tới cty A và mang theo những sự học hỏi của cty C, đôi khi sự học học của C chưa chắc đã tốt nhưng nhân sự đó lại có một vị trí đủ để áp đặt sự học hỏi của C trong khi anh ta chưa hiểu rõ sự học hỏi của A thì anh ta có xu hướng thực hiện theo sự học hỏi của C mà anh ta đã quen biết.

Những mối tác động qua lại giữa các cty có thể khiến cho một công ty đi chệch hướng ban đầu. Cty có thể có một hệ thống quản lý rất tốt nhưng theo thời gian hệ thống đó có thể biến đổi nếu như không có một ban kiểm tra kiểm soát độc lập.

Rõ ràng sự lan tỏa là kẻ thù của sự khác biệt; khi sự khác biệt bị bắt chước thì nó đâu còn la sự khác biệt nữa. Để chống lại sự lan tỏa thường người ta 1.Sát nhập đầu vào đầu ra khi đầu vào đầu ra nắm dược các bí quyết của sự khác biệt 2. Giữ những nhân viên nắm thông tin về sự khác biệt sâu nhất 3. Hạn chế các thông tin quảng bá ra ngoài khi thông tin đó không mang lại giá trị nhiều…

5. Vị trí địa lý

Điều gì khiến một doanh nghiệp đặt cty của anh ta ở Vĩnh Phúc thay vì Hà Nội. Có thể gần vùng nguyên liệu, gần nhà máy của nhà cung cấp, cũng có thể gần khách hàng. Quản lý NN ở Vĩnh phúc có thể tốt hơn khiến DN cắt giảm được các khoản liên quan tới chi phí công quyền như thuế, các giấy phép…Việc kho của DN đặt gần kho kho của Nhà cung cấp và kênh phân phối đương nhiên sẽ làm giảm chi phí vận chuyển.

6. Thể chế chính trị

Thể chế thay đổi có thể làm biến mất hoặc thêm những ngành kinh doanh mới. Nhẹ hơn các điều chỉnh ở tầm vĩ mô cũng ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp. Giá điện, giá xăng, chi phí môi trường….đều ảnh hưởng tới DN mặc dù không đồng đều trong mỗi ngành.

Việt Nam ta thì văn bản luật, dưới luật ra hàng ngày. Đôi khi văn bản sau lại phủ định văn bản trước. Các chính sách thay đổi liên tục sẽ khiến cho DN không yên tâm làm ăn lâu dài được. Vì vậy thường thì mỗi ngành đều đưa ra tầm nhìn ít nhất là 10 năm để doanh nghiệp trong ngành đó yên tâm làm ăn như quy hoạch Hà nội tới 2020, quy hoạch ngành điện,….

7. Các chính sách của bản thân doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động thường có chiến lược, tầm nhìn nhưng những chính sách trong ngắn hạn cũng có thể làm tăng thêm chi phí như chính sách nhân sự, chính sách phân phối, chính sách tiền lương, chăm sóc khách hàng, bảo hành bảo trì….

8. Hiệu năng sử dụng
Có rất nhiều chi phí đầu vào cố định như nhà xưởng, lương nhân công, máy móc thiết bị. Nếu năng suất, thời gian sử dụng càng nhiều thì càng hiệu quả. Ngược lại việc dự thừa đầu vào ngoài khả năng cần thiết cũng tạo ra chi phí. Ví dụ văn phòng nhà xưởng lớn hơn nhu cầu, nhân công đông hơn thực tế đòi hỏi, máy móc hiện đại hơn cần thiết, quảng cáo vào đối tượng không phải đối tượng KH mục tiêu…..

Để gia tăng hiệu năng DN phải tránh những sự mấp mô trong chuỗi giá trị. Để tránh điều này doanh nghiệp lựa chọn thị trường không có tính mùa vụ; trong trường hợp bắt buộc thì doanh nghiệp phải tìm cách san bằng  bằng cách thuê ngoài khi vào vụ và thêm việc khi không phải vụ.

Để gia tăng hiệu năng, DN cũng phải tránh sự xa hoa không cần thiết. Văn phòng to quá mức, bàn thế đắt quá mức, nhân lực giỏi quá mức, sản phẩm/dịch vụ tốt quá mức….Mọi sự quá mức vượt chuẩn đều mang lại sự lãng phí.

Kết luận lại là Lợi thế chi phí là lợi thế có được khi doanh nghiệp thực hiện một hành vi mang lại giá trị có chi phí thấp hơn chi phí của đối thủ. Tương tự với cá nhân, lợi thế chi phí đối với cá nhân là khi anh ta thực hiện một công việc A với chi phí thấp hơn một vị trí tương tự ở cty này và các công ty tương tự khác.

Lợi thế chi phí mang lại lợi thế về giá; giữa thời buổi dân chủ hóa thông tin như hiện nay cùng với sự chuẩn hóa về mặt hàng hóa thì giá đóng vai trò quan trọng. Với cá nhân cũng vậy; giờ đây rất khó để chúng ta trả lời Công việc của chúng ta đang làm là gì? Mỗi công việc giờ là sự pha trộn của rất nhiều ngành nghề xu thế các vị trí công việc sẽ ngày càng khó định nghĩa rõ ràng hơn. Mỗi công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng hơn đồng nghĩa với chi phí tăng lên nếu ta không chuẩn bị đầy đủ.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here