Làm sao để đọc sách chăm hơn?

10
9185

Từ hồi học xong tới giờ ngày nào cũng đọc không dưới 120 trang để luyện tập. Nói chung thì đạt trung bình khoảng 1000 từ một phút. Tất nhiên là học xong thì có nhiều kỹ năng mới có thể chia sẻ nhưng có lẽ rào cản lớn nhất của anh chị em ta không phải là tốc độ đọc. Có đọc 300 chữ / phút thì ngày đọc một tiếng cũng ok, vấn đề lớn nhất ấy là không thích đọc.

Không thích đọc xuất phát chủ yếu từ yếu tố tâm lý đó là không thấy có ích lợi gì trong khi còn nhiều việc khác hay hơn (Kinh tế học (P2: Chi phí cơ hội). Những người thích đọc sách tất nhiên có thể liệt kê ra vài trang giấy về ích lợi của việc đọc. Nhưng đã là vấn đề tâm lý thì những người không thích đọc cũng có thể liệt kê ra hàng tá các lý do phản đối tương ứng.

Giống như tôi không thích xem bóng đá, tôi sẽ viện ra hàng đống lý do của việc không xem ví dụ như không có thời gian (mặc dù tôi hoàn toàn có thể sắp xếp được), vợ thích xem kênh khác (mặc dù tôi cũng có thể xem ở ti vi khác)….Những người yêu bóng đá – mà đa phần đàn ông đều thích xem bóng đá- sẽ không thể hiểu nối sao lại có loại người cả đời số lần xem một trận bóng đá hoàn chỉnh chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đọc sách cũng vậy, kể cả bạn bè anh là những người thích đọc sách, nhiều người bảo anh ích lợi của việc đọc thì anh cũng vẫn không thích. Nhờ một cú sốc nào đó bỗng nhiên ta có quyết tâm đọc sách thì gặp phải rào cản tiếp theo ấy là sự tập trung. Cầm quyển sách chưa đầy 5 phút, lướt qua chưa nổi 2 trang đã thấy mệt mỏi. Dần dần thì quyết tâm cũng phai nhạt và không đọc vẫn hoàn không đọc. Một năm không đọc nổi xong một cuốn sách.

Trong khóa học đọc nhanh mình để ý có một chi tiết và về thực tập. Nhờ vậy mà giờ đây khối lượng đọc hàng ngày của mình đều đặn khoảng 120 trang. Với tốc độ đó 2 tuần mình hoàn thành được 3 cuốn sách. Truyền lại cho anh chị em nhằm vượt qua khó khăn này:

1. Kỹ thuật đánh dấu sách:

Khi chúng ta đọc tới đâu thường chúng ta gập mép sách lại để đánh dấu, những sách bìa dày thì thường trang bị thêm dải rui băng. Kỹ thuât mới là hãy dùng cái kẹp mầu, kẹp này ta có thể mua ở các hiệu văn phòng phẩm. Kẹp sẽ không làm sách bị cong và trông có vẻ pro hơn.

2. Xác định mục tiêu khi đọc sách:

Đọc sách tất nhiên là phải có mục tiêu. Giữa một biển sách thế này chọn được đúng sách để đọc cũng đã là một thành công rồi. Tuy nhiên, ở đây tôi hàm ý là xác định số trang sẽ đọc. Trước khi đọc ta sẽ xác định mục tiêu chúng ta sẽ đọc bằng cách đánh dấu vào trang kết thúc. Thông thường tôi sẽ căn cứ vào thời gian dành cho việc này là bao nhiêu để đánh dấu.

Trước khi đọc một cuốn sách tôi sẽ tính trung bình một trang sách của cuốn đó là bao nhiêu từ. Tùy thuộc vào kích cỡ chữ, độ dãn dòng, kích cỡ sách mà số từ trên một trang có thể khác nhau. Giả sử như sách tôi đang đọc là 300 chữ/trang, tôi lấy tốc độ 900 chữ/phút cho dễ tính (thực ra mục tiêu tôi đang muốn là 1200 từ/phút). Như vậy 1 phút tôi sẽ hoàn thành 3 trang, nếu tôi định dành 15 phút để đọc thì tôi sẽ đọc được 45 trang. Như vậy tôi sẽ đếm số trang và kẹp gim vào trang mà tôi sẽ hoàn thành đọc được 45 trang. Nhờ có mục tiêu rõ ràng tôi sẽ không bỏ cuộc giữa chừng.

Đối với những người mới đọc hoặc đang luyện đọc nhanh thì nên thêm 1 tới 2 ghim ở giữa. Giả sử như tôi bắt đầu ở trang 100, tôi sẽ kẹp gim vào trang 110, 120 và 130. Khi chúng ta đọc tới một ghim nào đó chúng ta sẽ được khích lệ rất nhiều vì chúng ta đã hoàn thành 10 trang. Mặt khác giả sử như tôi đọc đến trang 120, lý thuyết là tôi chỉ được hoàn thành trong 3 phút mà lúc đó đã là phút thứ 4 thì nó sẽ nhắc nhở tôi rằng tôi cần tăng tốc độ lên nếu muốn hoàn thành tốc độ đọc mong muốn.

Đối với những người đang rèn luyện việc đọc thì nên tiến hành những bước nhỏ. Đánh dấu 10 trang 1 thay vì không đánh dấu hoặc đánh dấu tới 50 trang. Đối với những việc khó khăn chúng ta phải tự tạo cho mình những thành công nho nhỏ để khích lệ mình. Việc luyện đọc không phải là có thể diễn ra và ngày, vài tuần mà là vấn để của nhiều tháng, nếu không biết mình đã tiến bộ như thế nào thì chúng ta sẽ rất dễ bỏ cuộc.

Lời cuối cùng cho entry: Hãy bắt đầu đọc ít nhất 1 tháng 1 cuốn.

Sách ở nhà:

Sách ở công ty:

Những bài viết liên quan

Comments

comments

10 COMMENTS

  1. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ, thông tin mà tác giả đưa ra rất hay và bổ ích. Thực ra còn một cách khác để các bạn tiếp thu nhanh hơn một cuốn sách, đó là việc nghe các audio đọc sách từ các kênh sách nói. Sách ngắn là một kênh như vậy, các bạn có thể ghe thăm kênh của mình. Sách ngắn là một kênh đọc sách với tốc độ nhanh hơn 35%, giúp bạn tiếp thu tốt hơn, chủ động và tiết kiệm thời gian hơn phương thức thông thường.
    Link kênh của mình là: https://www.youtube.com/channel/UCudsDa6aA5V2J0p4XVgYFsg

  2. Chào anh.

    Đọc bài này em muốn chia sẻ một chút câu chuyện đọc sách của em.

    Quả thật giống như anh nói : đọc sách – đầu tiên phải xác định được mục tiêu khi đọc. Ngày trước em mua sách mà không hề có mục tiêu gì cả, chủ yếu là muốn chứng tỏ mình cũng có đọc sách nên mua về vậy thôi. Đọc được 5, 10 trang là bỏ xó không đọc nữa. Hiện nay, em xác định được điều mình muốn rồi thì giờ nào rảnh rỗi em cũng nghĩ đến việc trau dồi kiến thức, đọc những quyển sách hay, sách tốt. Em đã đọc xong cuốn “Think and grow rich” của Napoleon Hill trong vòng tầm 2 tuần. 19 năm sống trên đời và đây là lần đầu tiên em đọc hoàn chỉnh 1 quyển sách, đồng thời còn đang có ý định đọc lại nó một lần nữa. Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị với em!

    Sau khi hoàn thành cuốn của Napoleon Hill rồi, em đang đọc cuốn “7 thói quen để thành đạt” của Stephen R. Covey, dự kiến tuần sau sẽ đọc xong. Qua đây, em muốn nhờ anh giới thiệu cho em một số cuốn sách có thể cải thiện EQ của em. Em tự thấy mình không giỏi giao tiếp với người khác, đặc biệt với những người có tư duy hay quan điểm khác với em. Ngoài ra, em không giỏi nhìn cảm xúc của người khác, đôi khi tự suy nghĩ viễn vông rằng họ ghét nói chuyện với em. Em phải làm sao để cải thiện được những vấn đề này ạ? Liệu có liên quan đến vấn đề EQ của em không ạ?

    Em xin trân trọng cảm ơn anh!

    • Dear em;
      Cuốn “7 thói quen để thành đạt” là cuốn khó đọc mà lại dầy nữa, em đọc được chứng tỏ trình cũng là khá rồi. Từ thời điểm anh bắt đầu học đọc nhanh tới nay thì tốc độ đọc của anh có giảm dần, một phần vì mình không để tâm luyện nữa, một phần phải dành thời gian viết lại những hiểu biết thu lượm được lên blog. Comment của em giúp anh nhận ra là phải chú tâm hơn vào tốc độ đọc. Cảm ơn em.

      Về vấn đề liên quan tới EQ thì có các sách về Trí tuệ cảm xúc để em ngâm cứu. Hoặc em search trên blog của anh cũng sẽ thấy nhiều vì đó cũng là chủ đề anh quan tâm.

      Ngại giao tiếp do rất nhiều nguyên nhân, EQ chỉ là một trong số đó thôi.

      anh V.D

      • Vâng, em sẽ tìm đọc các cuốn sách Trí tuệ cảm xúc, hôm qua em có kiếm thử rồi và đang tính mua cuốn của Daniel Goleman. Em vẫn đang nỗ lực từng ngày để cải thiện việc ngại giao tiếp của mình, hy vọng sẽ có tiến triển tốt.

        Thật sự là sau khi đọc các bài của anh, mong muốn đọc sách của em trở nên mãnh liệt hơn. Em cảm thấy rất vui. Xin cảm ơn anh nhiều!

  3. à, anh ơi, em muốn biết cách nhận định thị trường như anh, em đang đọc chuyên mục kinh tế học của anh. Tuy nhiên nếu được thì anh hướng dẫn cụ thể em phải đọc từ đâu để có thể hiểu và phân tích được tình hình kinh tế… Cái em chưa rõ là nếu giá vàng lên thì nó sẽ tác động đến các chủ thể nào chẳng hạn, em còn mơ hồ cách đứng ở góc độ nào để phân tích!

    • gửi em:
      – Về nhận định thị trường: Chuyên mục Kinh tế học anh viết rất đơn giản nên tốt nhất em đọc cái đó. Không cần phải hiểu hết các sơ đồ, các công thức; chỉ cần hiểu được nguyên lý là được. Trong quá trình đọc em đọc các bài viết nhận định thị trường thực tế để so sánh giữa lý thuyết và thực tế. Anh lấy ví dụ em đọc các chỉ số kinh tế vĩ mô thì tìm các đọc các bài báo liên quan tới chỉ số vĩ mô. Hôm nay thủ tướng báo cáo trước quốc hội là cũng có hẳn một mục về các chỉ số kinh tế vĩ mô.

      – Về Giá vàng lên thì ảnh hưởng đến các chủ thể nào, đứng ở góc độ nào?
      Em có thể đọc loạt bài Tư duy logic anh viết gần đây. Nếu nắm được thì em sẽ dễ biết mình phải làm gì thôi.
      Em cũng có thể đọc loạt bài về Chiến lược đầu tư viết khá rõ về ảnh hưởng giá vàng.
      Thanks.

  4. Em thấy sách về MBA của mà mấy ông sau viết thì miễn bình luận, 10 cuốn dịch ra tiếng việt thì có đến 6, 7 là phải đọc rồi như của porter, Drucker, Kotler…Em thấy cuốn Tinh hoa quản trị của Drucker sao chưa có trong này anh hay cuốn Kotler Bàn về tiếp thị …nữa. EQ thì anh có của Goleman rồi nhưng đề tài này ít sách lắm, có 02 cuốn: EQ 2.0 và EQ của vivabook cũng hay. Anh nên bổ sung và làm thêm vài entry nữa ạ!

Leave a Reply to thi Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here