Kinh tế phát triển (P2: Vòng luẩn quẩn của các nước nghèo)

2
19887

updated: 25/4/2019

Kinh tế học và Kinh tế phát triển phân biệt nhau ở phạm vi;  Nếu chỉ nói tới làm sao tăng thu nhập thì kinh tế học sẽ giải quyết; còn nếu là làm sao để tăng trưởng kinh tế bên cạnh giải quyết các bài toán xã hội thì là Kinh tế phát triển. Có tăng trưởng thì chưa chắc đã có phát triển nhưng có phát triển thì phải có tăng trưởng kinh tế.

Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế phát triển là các nước đang phát triển; nó giúp các nước này giải quyết bài toán làm sao thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn để vươn lên nước phát triển. Vòng luẩn quẩn thông qua 4 đặc điểm sau của nước đang phát triển:

1. Mức sống thấp ( hay thu nhập thấp)

– Các nước đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người thấp. Việt Nam cũng chỉ mới vào các nước có thu nhập trung bình thấp. Ngân hàng thế giới ngày 1/10/2012 đã phân loại các nước theo GNI trên đầu người như sau:

• Thu nhập thấp:  1.025 đô la hoặc ít hơn
• Thu nhập trung bình thấp: từ 1.026 đô la đến 4.035 đô la
• Thu nhập trung bình cao: từ 4.036 đô la đến  12.475 đô la
• Thu nhập cao: 12.476 đô la hoặc cao hơn

(Việt Nam đang ở nhóm Trung bình thấp)

GNI (Gross Nation Income) : tổng thu nhập quốc gia = GDP + chênh lệch thu nhập lợi tức nhân tố với nước ngoài

Chênh lệch thu nhập lợi tức = Nhân tố nước ngoài trừ nhân tố bên trong = Khoản lợi nhuận mà nhân tố nước ngoài làm tại Việt  Nam chuyển về nước của họ – Nhân tố trong nước kinh doanh ở nước ngoài chuyển về nước.

GDP thì tính gộp toàn bộ hàng hóa và dịch vụ của người nước ngoài cũng như trong nước miễn là trên lãnh thổ Việt nam. Nhưng thực tế là con số này không phải người VN hưởng hết mà còn phải trừ đi khoản chuyển về của người nước ngoài. Vì vậy GNI sẽ khác GDP.

Ở các nước đang phát triển thì GNI thường thấp hơn rất nhiều so với GDP.

– Khả năng chăm sóc sức khỏe của họ cũng thấp (cả dự phòng và điều trị), tuổi thọ trung bình thấp, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao….

– Giáo dục: tỷ lệ người biết đọc, số năm đi học trung bình,….

Tất cả những vấn đề về mức sống này chung quy cũng là do thu nhập thấp. Khi thu nhập cao lên thì họ sẽ có điều kiện để chăm sóc y tế, giáo dục.

2. Tích lũy thấp:

Do thu nhập còn chưa đủ cho mức sống cơ bản nhất nên tích lũy của các nước này cũng thấp. Theo lợi thế cạnh tranh tương đối thì các nước này hầu hết là chỉ có lợi thế về số lượng lao động còn đều yếu về vốn kinh doanh. Vì vậy chiến lược sản xuất của các nước này là cho các ngành cần nhiều lao động và thu hút vốn từ nước ngoài.

Chính vì phát triển bằng vốn nước ngoài nên lợi nhuận chuyển ra sẽ cao; điều này làm GNI thấp hơn nhiều so với GDP. Các nước đang phát triển cũng thích thông báo con số GDP hơn là GNI là do GDP bao giờ cũng cao hơn nhiều so với GNI ở các nước này (mặc dù rằng GNI mới phản ánh đúng bản chất của thu nhập)

Chênh lệch giữa GDP và GNI càng lớn thì càng thể hiện khả năng hấp thụ vốn kém. Vì tiền chuyển ra gần ngang với tiền chuyển vào.

Bản thân các nguồn lực cũng có xu thế tự chảy tới nơi nó được sử dụng tốt nhất -> Các nước đang phát triển này đều có một lợi thế là khả năng thu hút vốn cao

3.Trình độ kỹ thuật của sx thấp

Trình độ thấp thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp lớn. Ở Việt Nam 80% dân số sống ở nông thôn và làm nông nghiệp. Do thừa lao động nên không có đòi hỏi phải tăng năng suất lao động vì vậy công nghệ nông nghiệp đều ở mức sơ khai nhất.

Nông nghiệp sẽ chỉ dùng công nghiệp hỗ trợ khi nhân lực thiếu, giống như các nước phát triển. Còn nếu còn thừa lao động thì không thể có công nghiệp hóa nông thôn được.

Nông nghiệp lại có tính bền vững kém do phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài như tình trạng đất đai, nước, thời tiết….Vì vậy nếu một nước tỷ trọng nông nghiệp cao người ta cho rằng đó là sự phát triển không bền vững.

4. Năng suất lao động thấp

Do mức sống thấp, dân số tăng nhanh, trình độ kỹ thuật thấp nên năng suất lao động của người dân thấp.

Việt Nam hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn dân số vàng ngoài khả năng cung cấp nguồn lực lao động dồi dào thì lợi thế lớn đó là số người phụ thuộc thường là ít. Khi vượt qua dân số vàng (khoảng 2050) chúng ta sẽ phải đối mặt với số người phụ thuộc trên số người đi làm cao hơn khiến cho tích lũy sẽ ngày càng kém đi.

Và vì năng suất lao động thấp nên thu nhập cũng thấp; lại quay trở lại đặc điểm ban đầu. 4 đặc điểm này có ràng buộc với nhau, cái này là kết quả của cái kia. Bài toán đặt ra là các nước đang phát triển nên bắt đầu từ mắt xích nào?

Bài toán cá nhân mỗi người cũng vậy; chúng ta nhiều người cũng mắc vào cái vòng luẩn quẩn này. Thu nhập thấp khiến tích lũy thấp, không có tiền đầu tư cho học tập nên trình độ kỹ thuật thấp. Trình độ kỹ thuật thấp nên năng suất lao động thấp. Và cuối cùng năng suất lao động thấp thì làm sao mà thu nhập cao được.

Căn bệnh Hà Lan

Điều gì sẽ diễn ra nếu như một nước ngèo phát hiện ra một mỏ vàng hay một tài nguyên nào đó có giá trị vô cùng lớn? Liệu họ có thể tận dụng tiền thu được từ bán tài nguyên để từ đó Tăng tích lũy, thoát ra khỏi vòng lặp?

Hiện tượng một đất nước chịu những hậu quả lớn khi có một khoản thu lớn hơn bình thường rất nhiều có nguồn gốc không phải từ thực lực của nước đó được mô tả là “Căn bệnh Hà Lan”. Năm 1960 Hà Lan phát hiện ra mỏ dầu tại Biển bắc, Hà lan bán dầu đi thu về đô la Mỹ.  Đô la Mỹ tăng trong khi đồng nội tệ thay đổi không kịp kéo theo sự tăng giá của đồng tiền trong nước. Việc tăng giá này sẽ gây ra các ảnh hưởng sau:

– Các ngành hàng hỗ trợ cho việc xuất khẩu dầu phát triển.

– Các ngành phục vụ cho tiêu dùng trong nước phát triển do tiêu dùng tăng.

– Các ngành hàng phục vụ cho xuất khẩu yếu dần do tỷ giá tăng cao không kích thích xuất khẩu.

Khi dầu hết thì sao? thì lúc đó các ngành phụ trợ cho việc khai thác dầu nếu không thể tìm ra nguồn khác sẽ lụi bại; các ngành phục vụ cho tiêu dùng trong nước cũng teo vì tiêu dùng giảm. Các ngành ngoài dầu thời điểm trước đang yếu nay cũng không vực dậy được nữa. Như vậy, ta thấy là việc có ngay một khoản tiền lớn nhờ phát hiện ra tài nguyên mới, từ tài trợ không hoàn lại rất dễ đánh gục một đất nước.

Vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo

Nguyên nhân của sự nghèo đói bắt nguồn từ nhận thức là chủ yếu. Quan điểm về việc cho cá sau đó cho cần câu nay đã được chuyển thành cho “ham muốn câu cá”. Có ham muốn câu cá thì mới có ham muốn tìm cần câu; lúc đó thì cần câu làm bằng gì mà chẳng được. Còn chưa có ham muốn thì sẽ đòi hỏi hoặc đợi chờ một cần câu thận xịn rồi mới bắt tay vào việc câu.

Ngày nay việc học tập không tốn nhiều công sức như hồi xưa. Chỉ với một cái máy tính hoặc một cái điện thoại là có thể học tập được rồi. Không cần phải tham dự lớp học đắt tiền, đi du học,…. Chi phí để học không tốn kém vì vậy “tích lũy” không đóng vai trò gì đáng kể. Người lao động với định hướng tăng năng suất lao động sẽ nâng cao  Trình độ kỹ thuật miễn là anh phải xác định ngành nghề theo đuổi; không thể học tràn lan mà cũng không thể học theo ý thích bất chấp cái đó có mang lại tiền hay không.

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. “Chính vì phát triển bằng vốn nước ngoài nên lợi nhuận chuyển ra sẽ cao; điều này làm GNI thấp hơn nhiều so với GDP. Các nước đang phát triển cũng thích thông báo con số GDP hơn là GNI là do GDP bao giờ cũng cao hơn nhiều so với GNI ở các nước này (mặc dù rằng GNI mới phản ánh đúng bản chất của thu nhập)

    Chênh lệch giữa GDP và GNI càng lớn thì càng thể hiện khả năng hấp thụ vốn kém. Vì tiền chuyển ra gần ngang với tiền chuyển vào.”

    Em ko hiểu ý của anh trong phần này lắm vì công thức ở phía trên là “GNI (Gross Nation Income) : tổng thu nhập quốc gia = GDP + chênh lệch thu nhập lợi tức nhân tố với nước ngoài” thì sao “…GDP bao giờ cũng cao hơn nhiều so với GNI ở các nước này (mặc dù rằng GNI mới phản ánh đúng bản chất của thu nhập)”.

    • Dear em;
      Đầu tư nước ngoài bao gồm đầu trực trực tiếp FDI và dầu tư gián tiếp FII.
      Ví dụ trong tình huống của samsung (em có thể search trên mạng về tỷ trọng samsung đóng góp vào GDP).

      Giả định samsung bán 1 cái điện thoại là 10 triệu đồng. Samsung nhập linh kiện 4 triệu; chi phí sx tại vn là 3 triệu (thuê nhân công, nhà xưởng, thuế má). Lãi sau thuế của Samsung là 3 triệu. Samsung sẽ chuyển 3 triệu này về các ông chủ ở hàn quốc. Như vậy GDP là 10 triệu nhưng GNI là 7 triệu vì có 3 tr đã chuyển ra nước ngoài.
      anh VD

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here