Kinh tế môi trường (P2: Thuế môi trường)

0
7152

Trong entry trước ta biết là chất lượng môi trường là một món hàng hóa. Tuy nhiên không giống với hàng hóa khác, một chi phí ngoại ứng đã phải gánh chịu bởi đối tượng không phải đối tượng sản xuất cũng chưa chắc đã phải đối tượng tiêu dùng.

Trong một thị trường hoàn hào thì  lợi ích và chi phí luôn đi cùng nhau; có lợi ích thì phải có chi phí và ngược lại. Vấn đề chi phí ngoại ứng tiêu cực này được gọi là một thất bại của thị trường đối với hàng hóa chất lượng môi trường. Mặt khác, ngay cả với ngoại ứng tích cực thì thị trường cũng thất bại. Ví dụ như người dân ở quanh công viên bách thảo được hưởng một không khi trong lành mà không phải trả chi phí.

Trong hình MEB là lợi ích ngoại ứng mà người tiêu dùng được hưởng. MSB là tổng lợi ích xã hội bao gồm lợi ích của người mua sản phẩm MPB (Maginal Private Benefit và lợi ích ngoại ứng mà người không trực tiếp bỏ tiền ra mua được hưởng.

MSB  là tổng lợi ích xã hội Maginal Social Benefit. Đứng ở góc độ xã hội thì doanh nghiệp nên sx ở E2 nhưng vì không tính tới lợi ích này nên doanh nghiệp chỉ sản xuất ở E1; vì vậy vẫn hao phí một lượng phúc lợi xã hội là E1E2E3

1.Thuế ô nhiễm môi trường

Chính phủ sẽ đánh thuế môi trường t*=P* – P2 để khiến cho đường chi phí MPC của nhà sản xuất dịch lên giao với lợi ích MPB ở E2.

Như vậy doanh nghiệp sẽ tự động giảm sản lượng từ Q1 xuống Q*, chính là mức tối ưu. Khi đó tổng thuế mà chính phủ có được là T* =t* x Q*

Ảnh hưởng tới Nhà sản xuất (Hình 1)

Thặng dư của NSX trước thời điểm nộp thuế là diện tích của BP1E1 (màu xanh)

Thặng dư của NSX sau thời điểm nộp thuế là diện tích BP2E4. (màu tím)

Thặng dư của NSX bị giảm là diện tích hình  P2P1E1E4 = BP1E1 – BP2E4 

Ảnh hưởng tới Người tiêu dùng (Hình 2)

Thặng dư của NTD trước thời điểm nộp thuế là diện tích của AP1E1 (màu xanh)

Thặng dư của NTD sau thời điểm nộp thuế là diện tích AP*E2. (màu tím)

Thặng dư của NTD bị giảm là diện tích hình  P*P1E1E2 = AP1E1 – AP*E2 

Lợi ích của chính phủ là được khoản thuế t*x Q*

Thiệt hại phúc lợi xã hội là hình tam giác E1E2E4

Nói chung thì bất cứ hoạt động nào của chúng ta đều có chi phí ngoại ứng và lợi ích ngoại ứng, dù ít hay nhiều. Nhưng thường thì chúng ta bỏ qua không tính tới, theo một cách nào đó thì các khoản lợi ích và chi phí ngoại ứng bù trừ cho nhau tiến tới cân bằng. Riêng đối với họat động sản xuất thì do chi phí ngoại ứng thường là nhiều và nhanh nên khó có thể bỏ qua.

Đối với ngoại ứng tích cực thì cần phải đẩy sản lượng của NSX từ Q1 tới Q* bằng cách cộng vào lợi ích cận biên MPB một khoản s* để đẩy đường lợi ích cận biên MPB tới vị trí MSB. S* là trợ cấp của chính phủ; ví dụ như các hoạt động trồng rừng là một họat động mang lại nhiều lợi ích ngoại ứng; NN phải trợ cấp, trả tiền cho việc trồng và giữ rừng.

 

Một cách mang tính pháp lý bắt buộc là áp chuẩn thải sẽ được nghiên cứu ở bài sau. Có nghĩa là thay vì đánh thuế t* để cộng vào chi phí biên của doanh nghiệp thì chính phủ đưa ra lượng thải tối đa mà doanh nghiệp được phép thải. Nếu vượt qua chuẩn thải này doanh nghiệp sẽ bị phạt nặng.

Khó khăn của phương pháp chuẩn thải là phải đo đếm được lượng thải của DN cũng như khó khăn của phương pháp thuế môi trường là xác định được các hàm lợi ích, chi phí. Thường thì đối với chất thải độc hại nhà nước áp dụng chuẩn thải còn đối với phương pháp thuế môi trường thì là chất thải ít nguy hại hơn

 

Bài tiếp: chuẩn thải, trao đổi giấy phép thải,…

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here