Kinh tế học: Truyện Ngụ ngôn của bầy ong (Bernard Mandeville)

3
8331

Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, Adam Smith được coi là cha đẻ của Kinh tế học hiện đại. Trường phái của ông được gọi riêng là Kinh tế học cổ điển nhằm phân biệt với các trường phái kinh tế học khác sau này. Cuốn “Của cải các quốc gia” phát hành năm 1776 thậm chí được ví ngang với sách kinh thánh, ảnh hưởng của nó vô cùng lớn. Quan điểm của Adam Smith về các vấn đề nói theo cách dân dã như sau:

  • Mối quan hệ trong các tác nhân kinh tế là Thắng Thắng : Bằng cách tối ưu lợi ích cá nhân, các tác nhân kinh tế đã làm gia tăng phúc lợi xã hội (mặc dù họ không chủ ý).
  • Mối quan hệ giữa hai nước là cùng phát triển: Mỗi nước có lợi thế riêng vì vậy sản xuất ra các hàng hóa với chi phí khác nhau. Bằng cách trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, mỗi nước sẽ thu được lợi lớn nhất với chi phí thấp nhất.
  • Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân: Anh giúp tôi vì điều đó có lợi cho anh.
  • Quan điểm về sự giàu có của một quốc gia: là việc người dân của anh ăn gì, mặc gì, có hạnh phúc không chứ không phải là vàng bạc trong két.

Sau Adam Smith, các nhà kinh tế phát triển chủ thuyết của ông theo nhiều hướng khác nhau thậm chí theo quan điểm ngược lại hẳn.

Nhưng Adam Smith không viết ra cuốn “Của cải các Quốc gia” mà không chịu bất cứ sự tác động nào của các nhà tư tưởng trước đó. Ông chịu ảnh hưởng từ Plato, Aristotle và các đạo giáo như Tin lành, Cơ đốc,…. Tuy nhiên một số nhà kinh tế cho rằng ông chịu ảnh hưởng nhiều từ tác phẩm “Truyện ngụ ngôn của bầy ong” của Bernard Mandeville (1670-1773). Truyện ngụ ngôn của bầy ong cụ thể như sau:

Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ, trên một cái cây cổ thụ, có một tổ ong. Đàn ong bao gồm hàng vạn con ong với một cái tổ rất hoành tráng. Tổ ong được các cư dân trong khu rừng gọi là Tổ ong cằn nhằn bởi vì chúng suốt ngày chí chóe, tranh dành nhau. Mỗi con road-not-taken-angry-beeong trong tổ ong chi biết tới cái lợi cho bản thân, cố gắng kiếm thật nhiều mật hoa, nhét vào cái tổ của riêng chúng mà không chia sẻ cho ai.
Các con ong mỗi sáng tỉnh dậy nghĩ ngay tới việc kiếm ăn cho bản thân. Nếu giả sử nó có nhìn thấy một con ong bị mất sức lao động và không có mật để ăn thì nó cũng mặc kệ. Không có khái niệm tình thương trong cái tổ ong này, mọi con ong vì bản thân mà làm việc.

Rồi bỗng một ngày, con ong chúa hiện tại vì … ăn no mà chết. Một con ong chúa khác lên thay thế. Con ong này nổi tiếng vì biết chia sẻ, yêu thương đồng loại. Nó muốn mọi con ong trong đàn phải có cuộc sống hạnh phúc, tình yêu phải được lan tràn trong cộng đồng, các con ong phải biết chia sẻ đoàn kết thương yêu nhau,

bee-2Nó ban hành các chính sách hỗ trợ ong ngèo, tổ chức các cuộc vận động, các tấm gương về tình thương, lấy của ong giàu chia cho ong ngèo thông qua chính sách thuế má. Qua một năm mọi thứ đã biến đổi, giờ đây các con ong đều biết sống vì người khác, biết yêu thương nhau, tình yêu lan tràn trong cộng đồng. Các con ong giờ đây mỗi sáng thức dậy đều nghĩ làm sao để giúp đỡ được người khác, làm sao để thể hiện, chia sẻ tình thương với mọi người. Giờ đây các cư dân trong khu rừng gọi tổ ong đó là Tổ ong đạo đức.

Rồi chẳng hiểu vì sao tổ ong có vẻ ngày càng ngèo đi. Tổng lượng mật kiếm về cứ ít dần, số ong nghèo và tái nghèo ngày càng tăng. Con ong chúa không hiểu vì sao. Đáng nhẽ khi đoàn kết lại thì năng suất phải tăng lên, số ong nghèo phải ít đi. Tại sao lại có chuyện ngược đời như vậy?

Ong chúa tổ chức hàng loạt đoàn thanh tra tới mọi vùng trong tổ ong, mở đợt thăm dò ý kiến tới từng hộ ong. Thậm chí có hẳn Ban chỉ đạo trung ương về tìm ra nguyên nhân suy thoái của tổ ong. Sau chẵn 1 năm nguyên nhân đã được chỉ ra:

  • Các con ong giỏi không được kích thích làm nhiều hơn vì thuế đánh vào chúng quá nhiều (để chia cho người ngèo). Tổ ong không khuyến khích việc sở hữu cá nhân vì vậy mà các con ong không còn động lực kiếm mật vì bản thân nữa.
  • Các con ong nghèo được trợ cấp nên cũng mất đi động lực thoát ngèo. Thay vì tìm cách thoát ngèo thì chúng cố gắng duy trì dưới các tiêu chuẩn nghèo. Cảm thấy hoảng hốt khi ai đó cảnh báo rằng sắp bị ra khỏi diện ngèo.

Tóm lại các con ong bị mất đi động lực làm việc khi nó chuyển từ quan điểm làm cho bản thân sang làm cho người khác. Ong chúa đứng trước tình thế là nếu giữ cách làm cũ thì tổ ong rồi cũng giải tán, nếu quay lại mô hình cũ thì hóa ra là cổ vũ cho lòng tham, sự kích kỷ?

 

Câu hỏi:

  • Một người giàu tiết kiệm hạn chế chi tiêu và một người giàu xa hoa lãng phí. Người giàu nào mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn?
  • Một người ích kỷ cá nhân tham lam muốn kiếm thật nhiều tiền và Một người hiểu rõ vô thường, coi kiếm tiền là việc thấp hèn. Người nào mang lại lợi ích cho xã hội nhiều hơn?
  • Một người cung cấp vật chất cho người nghèo và một người suốt ngày chỉ thể hiện tình yêu thương. Người nào mang lại lợi ích cho người nghèo hơn?

Quan điểm ” Khi mỗi người cố gắng tư lợi cho bản thân, họ đã mang lại lợi ích cho xã hội mặc dù có thể không ý thức được” là quan điểm của bàn tay vô hình của Adam Smith. “Truyện ngụ ngôn của bầy ong” dường như cũng nhằm tới quan điểm này. Nó ngược lại với quan điểm của đa số mọi người coi sự tham lam, ích kỷ là xấu xa.

Nhờ lòng tham, mỗi người đều muốn vơ vét càng nhiều tiền càng tốt. Người bán hàng vì muốn bán được hàng (để thu được tiền) phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cố gắng thỏa mãn nhu cầu đó. Nếu như anh ta không muốn kiếm tiền thì anh ta cũng không muốn bán hàng và từ đó cũng không cần tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Nếu một người bán hàng gian lận để kiếm thêm tiền chẳng qua là do trình độ nhận thức của họ quá kém. Họ không hướng tới việc thu lợi lâu dài mà chỉ cố gắng kiếm nhiều nhất có thể trước mắt. Chính phủ sẽ phải cố gắng điều chỉnh hành vi của cá nhân theo hướng tốt thay vì theo hướng xấu bằng cách ban hành các đạo luật. Nó khiến cho người bán thịt bẩn không dám bán vì khoản chênh lệch thêm không bõ khoản phạt nếu bị phát hiện.

Trong một công ty, nếu như mỗi cá nhân cố gắng kiếm nhiều tiền thông qua việc làm việc mang lại giá trị càng nhiều càng tốt thì tự công ty sẽ lớn mạnh. Nhiệm vụ của lãnh đạo là ban hành các quy định, kiểm soát tiến trình và kết quả để dẫn dắt sự tham lam đó đi đúng hướng tốt. Nếu như lãnh đạo coi sự tư lợi bản thân là xấu xa thì cũng giống như tổ ong kia, khi mỗi cá nhân không còn động lực từ sự tư lợi thì mọi thứ chỉ tốt đẹp ở bề ngoài.

Tất nhiên mọi thứ đều có hai mặt, đặc biệt là giữa thời kỳ của Adam Smith và ngày nay cũng đã cách nhau gần 4 thế kỷ rồi.

Comments

comments

3 COMMENTS

Leave a Reply to nam Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here