Kinh tế vi mô và vĩ mô đều có mô hình tổng cung tổng cầu. Khác biệt là kinh tế vi mô nghiên cứu một mặt hàng, một ngành hàng; còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu cho cả nền kinh tế. Vì vậy trục hoành của kinh tế vi mô là sản lượng của hàng hóa đó còn trục hoành của kinh tế vĩ mô là tổng sản lượng của cả nền kinh tế. Trục tung của kinh tế vi mô là mức giá của mặt hàng đó; trục tung của kinh tế vĩ mô là mức giá cơ sở chung.

Mô hình cung cầu trong kinh tế vi mô giúp ta có các dự đoán về kết quả của các cú sốc hay các điều chỉnh về giá và sản lượng của một mặt hàng, ngành hàng từ đó có các điều chỉnh thích hợp. Mô hình tổng cung tổng cầu trong kinh tế vĩ mô cho ta cái nhìn của cả nền kinh tế.

Cung cầu trong kinh tế vi mô ký hiệu là D và S. Cung cầu trong kinh tế vĩ mô là AD và AS

1. Tổng cầu (AD)

Là  tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một quốc gia mà các tác nhân kinh tế muốn và có khả năng mua tại mỗi mức giá.

Các tác nhân kinh tế là chính phủ (với chi tiêu G), doanh nghiệp ( I), hộ gia đình (C) và xuất khẩu ròng NX

-> Tổng cầu có công thức tính AD=GDP = C+ I + G + NX chính là GDP tại một mức giá. Vì vậy tổng cầu AD là tổng cầu ở các mức giá của GDP

AD có độ dốc âm, dốc  xuống vì:

– Hiệu ứng của cải (Pigou) : mối quan hệ giữa tiêu dùng C và mức giá P:

Khi giá tăng trong khi tiền người dân nắm giữ vẫn vậy, họ cảm thấy nghèo đi vì vậy giảm chi tiêu. Khi giá giảm đi người dân cảm thấy giàu hơn vì vậy họ tăng chi tiêu. Tăng chi tiêu làm tăng tổng cầu và ngược lại.

– Hiệu ứng lãi suất (Keynes): mối quan hệ giữa đầu tư I và giá cả P:

Khi giá hàng hóa giảm người dân có nhiều tiền tiết kiệm hơn vì vậy họ gửi ngân hàng làm cho số tiền cho vay tăng. Ngân hàng thừa vốn sẽ giảm lãi suất. Doanh nghiệp thấy lãi suất ngân hàng giảm sẽ vay tiền để tăng đầu tư. Vì vậy khi P giảm thì I tăng mà P tăng thì I giảm

– Hiệu ứng tỷ giá (Mundell – Fleming): mối quan hệ giữa mức giá P và xuất khẩu ròng NX

Khi giá trong nước giảm làm nó có lợi thế về giá so với hàng hóa nước ngoài vì vậy sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu -> NX tăng và ngược lại.

Ngoài ra khi giá tăng thì người dân có ít tiền tiết kiệm hơn vì vậy để huy động được tiền ngân hàng sẽ tăng lãi suất. Tăng lãi suất khiến cho vốn chảy vào nền kinh tế tăng làm cho đồng nội tệ lên giá và đồng ngoại tệ xuống giá. (ví dụ như nếu tiền USD gửi ở nước ngoài có lãi suất 0,5% trong khi trong nước là 4% thì vốn sẽ dịch chuyển từ nước ngoài vào thông qua đầu tư trực tiếp và gián tiếp).

Khi đồng nội tệ có giá hơn thì nó sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu làm cho NX giảm -> AD giảm

Cách nhớ

Chúng ta nhớ các hiệu ứng trên thông qua công thức tính tổng cầu AD= C + I + G + NX.

AD thay đổi khi mà có bất kỳ yếu tố nào trong công thức thay đổi. Hiệu ứng của cải ảnh hưởng tới tiêu dùng C. Hiệu ứng lãi suất ảnh hưởng tới I. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng tới NX. Tất cả ảnh hưởng đều bắt đầu từ việc mức giá giảm hoặc tăng làm cho tổng cầu giảm hoặc tăng.

Những yếu tố làm dịch chuyển tổng cầu AD:

Nếu giá làm cho lượng cầu di chuyển trên đường tổng cầu thì những yếu tố khác sẽ làm dịch chuyển tổng cầu AD khi nó tác động lên C, I, G, NX:

– Chi tiêu người dân C thay đổi do: 
+ Thu nhập khả dụng thay đổi vì  Yd= C + Sp; nên khi thu nhập khả dụng Yd thay đổi thì cả C và tiết kiệm Sp đều thay đổi

+ Của cải thay đổi; thị hiếu thay đổi

+ Kỳ vọng về thu nhập và việc làm: kỳ vọng là thu nhập sẽ tăng trong tương lai thì chi tiêu sẽ tăng. Đại loại là nếu bạn kỳ vọng năm tới lương mình sẽ tăng gấp đôi; bạn không đợi tới lúc đó mới tăng chi tiêu mà tăng chi tiêu ngay ngày hôm nay.

– Đầu tư của doanh nghiệp I thay đổi do:

+ Chính sách tiền tệ: cung tiền MS tăng làm lãi suất giảm khiến cho I tăng và ngược lại.

+ Kỳ vọng về sự phát triển kinh tế: doanh nghiệp kỳ vọng sắp tới kinh tế sẽ hồi phục và tăng trưởng thì họ sẽ tăng đầu tư để đón đầu.

+ Chính sách tài khóa: thay đổi về thuế, trợ cấp. giảm thuế thì doanh nghiệp thấy lãi hơn vì vậy tăng đầu tư.

– Chi tiêu của chính phủ G: G tăng thì AD tăng và ngược lại

– Xuất khẩu ròng NX = X – IM.

+ Xuất khẩu X thay đổi do thu nhập của người nước ngoài thay đổi, chính sách liên quan tới thuế quan, hạn ngạch của nhà nước; Thị hiếu của người nước ngoài tiêu dùng hàn trong nước; Tỷ giá hối đoái

+ Nhập khẩu IM thay đổi do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng, thuế, thị hiếu đối với hàng nước ngoài

 2. Tổng cung

Là lượng hàng hóa và dịch vụ được cung ứng trên thị trường; nó thể hiện quan hệ giữa mức giá chung và lượng hàng hóa được cung ứng

Công thức của tổng cung là Y= Y* + α (P – Pe)

Pe là mức giá kỳ vọng và P là mức giá thực tế.

Y là sản lượng thực tế và Y* là sản lượng tiềm năng

α là hệ số đo lường giữa sản lượng và giá thực tế:

Ví dụ : Khi nhà sản xuất kỳ vọng rằng sẽ bán được hàng hóa là Pe; họ sẽ tăng sản lượng lên tương ứng với mức này. Tăng như thế nào phụ thuộc vào hệ số α. Tuy nhiên thực tế giá bán không phải là Pe mà là P. Nguyên nhân là thị trường thông tin là không hoàn hảo, người sản xuất chỉ dự đoán Pe chứ không phải là con số thực tế P.

Về ngắn hạn thì thông tin là không hoàn hảo nhưng về dài hạn thì nó là hoàn hảo nên P = Pe. Khi đó ta có Y=Y* chính là tổng cung trong dài hạn. Nó là đường thẳng đứng.

Mặt khác trong bài Kinh tế vĩ mô trong dài hạn ta biết là Tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào giá (là biến danh nghĩa) mà nó có công thức  Y*= f(K,L,R,T); phụ thuộc vào tư bản K, lao động L, tài nguyên R và công nghệ T. vì vậy các yếu tố này là dịch chuyển tổng cung trong dài hạn. Cụ thể:

(1)Lao động (Labour)

Tất các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới lực lượng lao động thì đều làm dịch chuyển tổng cung dài hạn. Ví dụ như sự nhập cư ồ ạt từ các nước khác làm tổng cung dịch sang phải hay lao động trong nước bỏ ra ngoài làm tổng cung dịch sang trái. Chính phủ tăng lương tối thiểu làm số người thất nghiệp tăng lên khiến cho tổng cung dịch sang trái.

(2)Tư bản K

Tư bản bao gồm tư bản hiện vật (số lượng máy móc) và tư bản nguồn nhân lực (trình độ người lao động). Thay đổi tăng tư bản làm tăng năng suất lao động vì vậy làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ; làm tổng cung dài hạn dịch sang phải và ngược lại

(3)Tài nguyên thiên nhiên R

Tài nguyên bao gồm tài nguyên tái tạo được (rừng, đất, nước,…) và tài nguyên không thể tái tạo (than đá, dầu mỏ,..). Đột nhiên phát hiện là mỏ than đã hết 😛 hoặc phát hiện ra mỏ than mới đều làm giảm hoặc tăng cung đường tổng cung.

Giá dầu tăng giảm trên thị trường dầu cũng là nguyên nhân của tăng giảm của tổng cung

(4)Công nghệ T

Cải tiến công nghệ làm gia tăng năng suất khiến cho tổng cung dịch phải. Đây là yếu tố càng ngày càng trở nên quan trọng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,…

(tìm hiểu thêm Kinh tế học (P28: Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế) )

Chú ý là vì tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào biến danh nghĩa là giá nên đây chính là GDP thực tế.

Biến danh nghĩa và Biến thực tế:

Lãi suất danh nghĩa là lãi suất tiết kiệm ngân hàng niêm yết; lãi suất thực tế là lãi xuất danh nghĩa loại bỏ lạm phát. Nếu năm gốc là năm 2010 thì giá năm 2010 là giá thực tế; giá năm 2012 là giá danh nghĩa.

Trong dài hạn thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường nhân tố sản xuất đều cân bằng vì vậy nó không phụ thuộc vào mức giá chung. Đường tổng cung trong dài hạn chỉ phụ thuộc vào K,L,R,T trong khi trục tung là mức giá vì vậy đường tổng cung thẳng đứng.

Trong ngắn hạn thì đường tổng cung dốc dương, dốc lên trên. Nguyên nhân:

– Mô hình tiền lương cứng nhắc: Khi giá tăng lên từ P tới giá kỳ vọng Pe trong khi đó lương không tăng ngay tương ứng khiến cho chi phí thực tế về lao động giảm làm lợi nhuận tăng; khiến cho nhà sản xuất càng muốn tăng sản lượng. -> P tăng thì Y tăng. Chúng ta thấy rõ điều này, lương tăng một năm nhiều lắm là 2 lần nhưng giá thì biến động thường xuyên; tiền lương không thể điều chỉnh theo kịp.

– Lý thuyết nhận thức sai lầm: Khi mức giá chung tăng và cả các yếu tố đầu vào tăng nhưng nhà sản xuất chỉ nhận thấy việc tăng mức giá chung mà không nhìn thấy hết sự tăng giá của yếu tố đầu vào nên họ tăng sản lượng để có lợi nhuận cao hơn. Hoặc ngược lại khi giá giảm nhà sản xuất nhận thức là họ đang bị kém lãi đi trước khi nhận thức được là giá các yếu tố đầu vào cũng giảm nên họ giảm sản lượng

– Lý thuyết giá cả cứng nhắc: tương tự như tiền lương cứng nhắc; giá cả không phải là thay ngay lập tức do chi phí trong việc điều chỉnh hoặc là nhà sản xuất kỳ vọng rằng giá sẽ lại điều chỉnh trở về mức cũ trong tương lai gần. Các siêu thị lớn không thể thay đổi giá hàng ngày; họ thay đổi rất ít vì chi phí cho việc in lại, nhập liệu lại, thời gian thay đổi.. Khi giá đáng nhẽ phải giảm thì lại giữ nguyên sẽ khiến cho doanh số giảm từ đó sản lượng giảm. Ngược lại khi giá đáng nhẽ phải tăng thì lại giữ nguyên khiến cho doanh số tăng làm sản lượng tăng.

Như vậy đưởng AS trong dài hạn thì thẳng đứng mà AS trong ngắn hạn thì lại dốc lên bởi các nhận thức sai lầm và giá cả, tiền lương cứng nhắc.

Công thức Y= Y* + α (P – Pe)

Như vậy các yếu tố làm dịch chuyển ASLR thì cũng làm dịch chuyển đường ASSR. Ngoài ra tổng cung trong ngắn hạn còn phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng Pe do giá cả cứng nhắc, tiền lương cứng nhắc.

Cụ thể khi khi kỳ vọng mức giá tăng hơn so với thực tế thì nhà sản xuất sẽ tăng lương làm tăng chi phí đầu vào; làm cho nhà sản xuất giảm sản lượng do kém lãi hơn. Ngược lại khi mức giá kỳ vọng Pe giảm hơn so với giá P; tiền lương sẽ giảm, nhà sx cảm thấy có lãi hơn họ sẽ tăng sản lượng.

Cân bằng Tổng cung Tổng cầu

kinh te hoc p8- Tong cung tong cau

Bài liên quan Kinh tế học (P9: Các trạng thái của thị trường)

 

 

Ảnh hưởng khi giá dầu giảm 26/12/2014

Giá dầu hiện nay đã giảm tới mức 50 usd một thùng. Nguyên nhân chủ yếu khi Mỹ tách được dầu từ đá phiến khiến cho cung dầu tăng. Lẽ bình thường thì các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ họp để giảm sản lượng khai thác nhằm tăng giá.

Tuy nhiên hiện nay OPEC vẫn giữ nguyên sản lượng. Nhiều người cho rằng do có sự tác động của Mỹ với mong muốn trừng phạt Nga là nước phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ. Mong muốn của Mỹ không chỉ dừng lại ở sự kiện Ukraira mà còn là mong muốn làm suy yếu nước Nga.

Xuất khầu dầu chiếm 10% tổng thu ngân sách vì vậy đương nhiên làm giảm thu. Việt nam vẫn có thể giữ nguyên giá dầu trong nước thông qua việc tăng thuế lên dầu mỏ nhập khẩu nhờ vậy có khoản thu bù đắp thậm chí lợi hơn. Nếu xăng dầu trong nước không giảm thì đương nhiên không ảnh hưởng gì tới sản xuất trong nước mà chỉ làm cho chúng kém cạnh tranh hơn các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Giả sử giá dầu trong nước cũng giảm tương ứng với giảm của thế giới thì sẽ kích thích sx trong nước. Đầu tiên phải kể tới là vận tải. Vận tải hàng hóa của VN rất đắt đỏ do hệ thống cơ sở hạ tầng kém. Khi vận tải giảm thì lợi nhuận của DNSX sẽ tăng; kích thích họ tiếp tục sản xuất hàng hóa, làm tăng tổng cung kéo theo tăng GDP.

Comments

comments

53 COMMENTS

  1. Hãy dùng mô hình đường AD-AS phân tích ảnh hưởng của các tác động sau tới giá cả, sản lượng, việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn:
    – Tổng công ty điện lực quyết định tăng giá điện
    – Chính phủ quyết định tăng giá xăng dầu
    – Đại dịch Covid-19
    hãy giupse vỡi ạ

  2. AD có thể cho em một ví dụ về sự thay đổi tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam trong mùa dịch Covid 19 được không ạ?

  3. Giải thích các tác động sau đến sự thay đổi của tổng cầu, tổng cung
    1. Mức giá cả chung của nền kinh tế tăng.
    2. Chính phủ giảm thuế tiêu dùng hàng NK
    3. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
    4. Chính phủ tăng thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu
    5. Có sự cải tiến công nghệ sản xuất
    6. Năng suất lao động giảm
    7. Tiền lương danh nghĩa tăng
    8. Sự bi quan của các nhà đầu tư về nền kinh tế, lạm phát cao trong thời gian tới 9. Giá cả nguyên vật liệu tăng
    10. Thu nhập kỳ vọng của hộ gia đình tăng
    11. Các HGĐ quyết định tiết kiệm ít hơn so với tỷ lệ trước đây trong thu nhập 12. Sự suy thoái kinh tế thế giới làm người nước ngoài mua hàng hóa của VN ít hơn

  4. ad cho e hỏi : nếu chính phủ giảm thuế tiêu dùng hàng NK thì sẽ tác động nhue nào đến sự thay đổi của tổng cung, tổng cầu ạ

  5. Ad cho em hỏi, trong tình hình hiện nay(Covid19, chi nhiều cho y tế), trong các nhân tố ảnh hưởng đến AD và cân bằng sản lượng quốc gia thì yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao?
    Mong Ad chỉ ra cho e 1 nhân tố, theo quan điểm chủ quan cũng được ạ.
    Em xin cảm ơn.

  6. Giải thích các tác động sau đến sự thay đổi của tổng cầu, tổng cung
    1. Mức giá cả chung của nền kinh tế tăng.
    2. Chính phủ giảm thuế tiêu dùng hàng NK
    3. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
    4. Chính phủ tăng thuế đánh vào nguyên liệu nhập khẩu
    5. Có sự cải tiến công nghệ sản xuất
    6. Năng suất lao động giảm
    7. Tiền lương danh nghĩa tăng
    8. Sự bi quan của các nhà đầu tư về nền kinh tế, lạm phát cao trong thời gian tới 9. Giá cả nguyên vật liệu tăng
    10. Thu nhập kỳ vọng của hộ gia đình tăng
    11. Các HGĐ quyết định tiết kiệm ít hơn so với tỷ lệ trước đây trong thu nhập 12. Sự suy thoái kinh tế thế giới làm người nước ngoài mua hàng hóa của VN ít hơn

  7. ad cho em hỏi trong các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng thì nhân tố nào quan trọng nhất và vì sao ???? ạ
    cảm ơn thầy nhiều ạ

  8. cho em hỏi là nếu giảm thuế thu nhập hộ gia đình có giúp tăng trưởng kinh tế không ạ

    • Dear em;
      Giảm thuế thu nhập có nghĩa là làm tăng thu nhập. Tăng thu nhập thì họ sẽ tăng một lượng chi tiêu nhất định giúp tăng tổng cầu -> Có giúp tăng trường nền kinh tế (mặc dù có thể tăng thâm hụt ngân sách)
      VD

  9. Cho em hỏi
    1. Khi nền kinh tế đang ở gần mức tiềm năng , thay đổi tổng cầu sẽ tác động đến giá và sản lượng như thế nào ạ?
    2.Vấn đề quan trọng nhất mà kinh tế vĩ mô quan tâm là gì?

  10. cho e hỏi với ạ : Ý nghĩa của mô hình cung cầu và tác động của chính sách chính phủ miễn thuế thu nhập cá nhân 6 tháng đầu năm 2006 có ảnh \hưởng ntn đến cung cầu của kinh tế việt nam ạ

    • Dear em,

      Miễn thuế thu nhập cá nhân làm tăng thu nhập khả dụng của người tiêu dùng. Thu nhập khả dụng tăng khiến cho người tiêu dùng có xu hướng tăng chi tiêu. Tổng cầu dịch phải.
      Tổng cầu dịch phải sẽ làm mức giá chung tăng lên. Nếu tại thời điểm đó nhà sản xuất chưa sản xuất hết công suất thì họ sẽ tâng công suất lên để bù đắp vào số tăng của bên cầu. Tổng cung dịch phải khiến cho mức giá cân bầng lại giảm xuống nhưng với mức sản lượng cân bằng cao hơn.

      Để tăng công suất ngoài máy móc nhà xưởng là tài sản cố định thì họ còn phải thuê thêm nhân công, mua thêm nguyên vật liệu, vay tiền ngân hàng. Nhiều người có việc làm hơn, người đã có việc làm thì có thể có được mức lương cao hơn; thu nhập khả dụng lại tăng; tạo thành vòng lặp.

      Lý thuyết là vậy; còn thực tế thì lực tác động ban đầu phải đủ mạnh; giống như con domino đầu tiên phải đổ đủ mạnh để làm đổ con domino kế tiếp; nếu không sẽ không có gì xảy ra cả. Thực tế giảm thuế thu nhập cá nhân không tác động gì nhiều tới đa số người dân vì thu nhập của họ cũng chưa tới mức phải đóng thuế. Tác động chủ yếu tới người có thu nhập từ lương cao, chủ doanh nghiệp rút lợi tức, các khoản mua bán tài sản lớn như nhà đất, DN,…Dù sao cũng có ảnh hưởng làm cho GDP tăng lên một lượng nào đó (nhờ tiêu dùng tăng lên)
      anh vd

  11. cho e hỏi với ạ:các trường hợp sau ảnh hưởng đến ad hay as ạ.
    1,giảm thuế u nhập cá nhân thì
    2,tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

    • Dear em;
      1. giảm thuế thu nhập cá nhân khiến cho thu nhập khả dụng tăng vì vậy ảnh hưởng tới tổng cầu.
      2. Tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cũng làm thu nhập khả dụng tăng vì vậy ảnh hưởng tới tổng cầu.
      Vd

  12. cho e hỏi nếu “Chính Phủ Mỹ tăng thuế đối với các mặt hàng Trung Quóc xuất khẩu vào Mĩ.Thì nó sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế TRung Quốc trong ngắn hạn” ạ ???

    • Khi chính phủ Mỹ tăng thuế hàng hòa TQ nhập vào Mỹ sẽ khiến cho giá hàng hóa đó kém cạnh tranh hơn (đắt hơn so với cũ). Sản lượng bán giảm dẫn tới hàng xuất khẩu TQ vào Mỹ cũng giảm theo. Doanh nghiệp TQ buộc phải giảm sản lượng sản xuất (vì bán được ít đi), GDP giảm, thất nghiệp tăng. Thông thường thời sự hay có bình luận là mức áp đó sẽ làm giảm bao nhiêu %GDP của TQ

  13. ad cho em hỏi : Khi quốc gia tăng xuất khẩu là hạn chế nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái như thế nào nếu dùng cơ chế thả nổi tỷ giá cung cầu ngoại tệ, giải thích?

    • Dear em;
      Khi quốc gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu thì lượng cung ngoại tệ trong nước tăng trong khi lượng cầu ngoại tệ lại giảm. Nguyên nhân do công ty nhập khẩu vì nhập khẩu ít hàng hóa hơn nên họ cần ít ngoại tệ hơn (cầu giảm), trong khi đó công ty xuất khẩu khi nhận ngoại tệ về thì phải bán đi hầu hết để thu về đồng nội tệ nhằm trả chi phí đầu vào; làm cho cung ngoại tệ tăng. Tỷ giá hối đoái thả nổi phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ thực tế; cung tăng cầu giảm thỉ tỷ giá hối đoái giảm (ví dụ trước là 23.000 VNĐ/USD thì nay còn 21.000 VNĐ/USD).

  14. Cho e hỏi là: Khi đường AS càng dốc, chính sách tài khóa càng phát huy tác dụng đối với việc tăng sản lượng. Đúng hay sai và giải thích ntn ạ? E cảm ơn ạ!

    • Dear em;
      Tổng cung trong ngắn hạn phụ thuộc vào giá vì vậy nó dốc lên. Đường càng dốc lên thì với cùng một sự thay đổi tăng về sản lượng thì mức giá chung càng tăng.
      Vì vậy câu này là sai vì khi tăng sản lượng thông qua chính sách tài khóa sẽ làm mức giá chung (lạm phát) tăng quá nhiều (mục đích của chính phủ là tăng GDP tối đa với lạm phát tối thiểu). Chính sách tài khóa phát huy tác dụng tốt nhất khi đường cung càng thoải càng tốt; tốt nhất là song song với trục sản lượng.

      tham khảo bài : https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p29-tong-chi-tieu-va-thu-nhap/

  15. Cho e hỏi các nhà đầu tư lạc quan vào triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai thì đường tổng cung ngắn hạn tăng đúng k ạ? trong sách bài tập của em đáp án là đường tổng cầu tăng vì doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn cho đầu tư nhưng e thấy sai vì tác động đến đường cầu chỉ có 4 yếu tố C G I X

    • Đường tổng cầu tăng là đúng em ạ vì khi các nhà đầu tư lạc quan triển vọng kinh tế tương lai thì họ thường sẽ chuẩn bị máy móc, nguyên vật liệu,…(chi tiêu nhiều hơn cho đầu tư) có nghĩa là họ chỉ chuẩn bị để có thể sản xuất đủ trong tương lai mà không phải sản xuất ngay ở hiện tại.
      Có thể em nhầm với việc khi người tiêu dùng lạc quan về thu nhập trong tương lai thì họ sẽ làm tăng tổng cầu vì họ tin rằng tương lai họ sẽ bù đắp vào các khoản nợ, các khoản tiêu lẹm vào tiết kiệm của hiện tại.

  16. Cho e hỏi sự biến đổi của tổng cầu có ảnh hưởng j đến doanh nghiệp ạ, e cảm ơn

    • Dear em;

      Tổng cầu là tổng nhu cầu mua hàng của bên mua tăng. Doanh nghiệp nói chung sẽ bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Nhưng sẽ không đồng đều vì còn phụ thuộc vào ngành hàng và khả năng cạnh tranh của DN.
      Thông thường tổng cầu tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực bất động sản vì một căn nhà giá tiền tỷ trong khi một mớ rau vài nghìn. Khi bất động sản tăng thì những lĩnh vực ăn theo như nguyên vật liệu xây dựng, nhà thầu thi công, ngân hàng….sẽ phát triển kéo theo thu nhập những người trong ngành đó tăng lên. Thu nhập tăng họ sẽ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ của ngành khác.
      VD

  17. Cho em hỏi sự thay đổi của tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của nền kinh tế việt nam ạ

  18. Cho em hỏi sự thay đổi của tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng như thế nào đến sự tăng trưởng của nền kinh tế việt nam ạ

  19. Cho em hỏi là: tại sao tất cả các nước trên thế giới đều muốn gia tăng xuất khẩu X và hạn chế nhập khẩu M bằng mô hình AS-AD

    • Dear em;
      Giả định trong một nền kinh tế đóng không có giao thương với bên ngoài. Lúc này theo kiểu tự cung tự cấp; hàng hóa được sản xuất ra được tiêu thụ ngay trong nước. Khi tăng tổng cầu thì sẽ kéo theo tăng cung lượng hàng hóa tương ứng để thỏa mãn. Khi tăng cung cũng sẽ làm tăng cầu nhưng tăng cung phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào (nhân công, tài chính, tài nguyên,..).
      Trong một nền kinh tế mở có giao thương với bên ngoài. Có 3 yếu tố chính khiến cho một nước muốn tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu:
      – Tăng xuất khẩu có nghĩa là làm tăng lượng cầu hàng hóa đó (mà không phụ thuộc vào cầu trong nước). Có nghĩa là hàng hóa đó được tiêu thụ mà người dân nước đó không phải chi tiền ra mua. Ví dụ như việt nam xuất khẩu hải sản qua chế biến ra nước ngoài chẳng hạn.
      – Tăng xuất khẩu sẽ thu về được nhiều ngoại tệ giúp bảo vệ đồng nội tệ. Một nước thậm hụt tài khoản vãng lai liên tục có nghĩa rằng đô la chạy ra nhiều hơn đô la chạy vào, nước đó phải đi vay ngoại tệ để bù đắp thiếu hụt đó hoặc phải giảm giá đồng nội tệ. (Kiểu như Việt Nam).
      – Hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Khi một hàng hóa vào một quốc gia thì làm tăng lượng cung của hàng hóa đó, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khiến cho nsx trong nước phải cạnh tranh khó khăn hơn. Ngoài ra nhập khẩu sẽ làm cho ngoại tệ chảy ra ngoài quốc gia.

      anh VD

  20. Cảm ơn AD vì bài viết rất nhiều. ad cho e hỏi hiện tại em đang làm bài tt liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Mà muốn tăng trưởng kinh tế thì phải tăng tổng cầu=> cho nên ta tăng các yếu tố C,I,G,NX xin hỏi e nên chia các trường hợp như thế nào ạ

    • Dear em;
      Câu hỏi của em thực ra rất rộng, tùy thuộc vào phạm vi của bài tập (bài tập nhỏ, bài tập lớn, chuyên đề, đồ án) mà nội dung trả lời sẽ khác nhau. Em tham khảo thêm bài này đã rồi hỏi giới hạn hơn:
      https://chienluocsong.com/kinh-te-hoc-p29-tong-chi-tieu-va-thu-nhap/
      https://chienluocsong.com/tong-san-pham-quoc-noi-gdp-va-tham-hut-thuong-mai/
      https://chienluocsong.com/mo-hinh-trong-cung-p6/
      anh

      • cho em hỏi ad có sách hay tài liệu tham khảo nào nói đến việc theo lý thuyết thì tăng C,I,G,NX sẽ tăng AD-> tăng trưởng kinh tế nhưng thực tế thì không phải vậy không? Kiểu như chính phủ có làm giống vậy nhưng hiệu quả không như mong muốn ấy. Bài tập này của e là kiểu bài nhóm tổng kết cuối kì ấy ạ không thuộc chuyên đề hay đồ án đâu ạ. E đang học kế toán nên học kiểu dạng mò thôi

        • Dear em;
          Chính phủ tăng C,I,G,NX thông qua hai công cụ là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa làm tăng giảm G và chính sách tiền tệ điều chỉnh C và I. Hai chính sách này trong kinh tế vĩ mô nói khá rõ, cả tác động qua lại, độ trễ của hai cái đó nữa.
          Nguyên nhân của việc lý thuyết một đằng thực tế một nẻo có nhiều nguyên nhân : Chính sách luôn có độ trễ, yếu tố tâm lý của người dân và DN, phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới,..
          Tóm lại theo câu hỏi đầu tiên của em thì em nên chia ra thành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tác động lên AD. Sau đó phân tích hiệu quả của chính sách do các yếu tố nào.
          vd

    • Dear em;
      GDP có thể tính theo tổng chi tiêu hoặc tổng thu nhập. Khi tính theo tổng chi tiêu thì tính tổng chi tiêu của chính phủ (G). Khi tính theo thu nhập thì là tổng thu nhập của chính phủ. Khi thu ngân sách tăng (tổng thu tăng) thì GDP (tổng cầu) tăng và ngược lại. Việc này cũng khá logic, thu ngân sách đến từ thuế, phí là chủ yếu. Thuế phí khi phát sinh có nghĩa rằng có một lượng hàng hóa/dịch vụ nào đó đã được chi tiêu.

      Anh VD

  21. ad cho em hỏi kỳ vọng về thu nhập tăng trong tương lai ảnh hưởng như thế nào đến tổng cầu? Em cảm ơn!

    • Câu này dễ mà em; em đặt ở vị trí của người tiêu dùng. Khi em tin rằng tương lai thu nhập mình sẽ tăng thì em sẽ tiêu tiền bớt suy nghĩ hơn. Nó ngược lại việc em tin rằng sắp tới mình sẽ bị giảm lương hoặc thất nghiệp.
      Hầu hết mọi người đều tăng chi tiêu khi kỳ vọng thu nhập tăng trong tương lai nên tổng cầu sẽ tăng.
      vd

    • Dear em;
      Trên mô hình cung cầu tiền thì khi cung tiền tăng (dịch phải) thì lãi suất giảm ( https://chienluocsong.com/tai-chinh-va-tien-te-p3-cung-cau-tien/ )

      Lãi suất giảm kích thích người ta tiêu dùng nhiều hơn. ví dụ trước đây em muốn vay tiền mua nhà nhưng lãi suất cao quá nên ko vay được, nay lãi suất giảm nên em có thể vay. Cố hàng vạn người cũng ở trong hoàn cảnh như em. -> Tiêu dùng tăng thì tổng cầu tăng (dịch phải).

      Tổng cầu tăng sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên (Lạm phát tăng). Khi giá hàng hóa tăng lên sẽ kích thích nhà sản xuất sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn từ đó thu nhập người dân tăng.

      Tóm lại khi cung tiền tăng thì tổng cầu và thu nhập đều tăng.

      VD

  22. cho mình hỏi sự giảm xuống trong mức giá chung làm tăng tài sản thục củ người tiêu dùng thig làm đường cầu dịch chuyển hay di chuyển và tại sao ?

    • Trong công thức AD = C + I + G + NX thì yếu tố nào trong đó thay đổi thì sẽ làm đường cầu dịch chuyển. Tăng hay giảm mức giá là di chuyển trên tổng cầu

  23. MỌI NGƯỜI ƠI AI CHỈ giúp mình đề này với Trong nền kinh tế vĩ mô với công thức Tổng cầu Y= C – I – G – T – X – M thì yếu tố nào tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển. vì sao

    • Công thức phải là Y = C + I + G + X-M chứ em nhỉ?
      I là đầu tư mang lại lợi ích lâu dài trong tương lai vì vậy I là yếu tố quan trọng nhất.
      C là chi tiêu hộ gia đình. Nếu chi tiêu hộ gia đình giảm thì có thể khiến cho sản xuất bị đị suy giảm theo (vì không có ai mua hàng).
      G là chi tiêu chính phủ. Nếu G được đầu tư vào các dự án an sinh xã hội nâng mức sống của người dân thì là điều tốt.

      X là xuất khẩu: Xuất khẩu càng tăng thì thu về ngoại tệ càng nhiều, tạo nhiều công ăn việc làm trong nước.
      M là nhập khẩu: Nhập khẩu tăng thì ảnh hưởng tới sản xuất và việc làm trong nước.

      Nói chung khó có thể nói cái gì tăng giảm thì ảnh hướng tốt hay xấu tới cá nhân và xã hội. Qua trọng là cái chất trong đó.

  24. Cảm ơn người viết thật có tâm! Bài viết tóm lược tất cả và rất dễ hiểu, dễ nhớ 🙂

Leave a Reply to Ngọc Khánh Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here