Kinh tế học (P28: Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế)

0
12391

Trong bài Kinh tế phát triển ta biết rằng Tăng trưởng kinh tế là một phần rất quan trọng, không thể có tăng mức sống dân cư khi mà tăng trưởng thụt lùi. Thước đo của tăng trưởng kinh tế là tổng sản phẩm quốc gia GDP (tổng sản phẩm quốc nội), chính xác hơn là GDP trên đầu người.

Tổng sản phẩm quốc nội GDP là tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ. Giả sử như hàng hóa đơn giản là số lượng chiếc áo thì nếu như năm trước sản xuất được 100 cái áo, năm nay sản xuất được 110 cái áo thì có nghĩa là năm nay sản xuất thêm được 10 cái áo, tăng trưởng 10%.

Điều gì khiến cho năm nay sản xuất được hơn năm trước? Do năng suất lao động tăng hơn. Điều gì làm cho năng suất lao động tăng? Do phụ thuộc vào các các nguồn lực tăng trưởng kinh tế bao gồm 1. Vốn nhân lực; 2.Tích lũy tư bản; 3. Tài nguyên thiên nhiên; 4. Tri thức công nghệ

1. Vốn nhân lực: là con người bao gồm số lượng và trình độ. Cho dù máy móc có tự động tới đâu thì con người vẫn đóng một vai trò quan trọng.

2. Tích lũy tư bản: là nhà xưởng, máy móc, công cụ, dụng cụ,…Trong ví dụ về may áo thì đó là máy may, máy vắt sổ, máy là, nhà xưởng…Gọi chung là tư bản hiện vật.

3. Tài nguyên thiên nhiên: bao gồm tài nguyên có thể tái tạo như rừng, đất đai,…và tài nguyên không thể tái sạo là các tài nguyên hóa thạch.

4. Tri thức công nghệ: khả năng đổi mới, cải tiến, sáng tạo. Mỗi một giai đoạn tăng trưởng của thế giới đều gắn liền với công nghệ như phát minh ra nông cụ kim loại, phát minh ra máy hơi nước, động cơ diezen, máy bay, máy tính..

4 yếu tố trên là 4 nguồn lực chủ yếu giúp cho việc tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Việc các quốc gia có 4 nguồn lực này như thế nào và vận dụng nó hiệu quả ra sao sẽ quyết định tăng trưởng của quốc gia đó từ đó.

Trước khi các chính phủ có ý thức phải tăng trưởng kinh tế thì tăng trưởng kinh tế là xấu vì nó gắn với ô nhiễm môi trường và sự phá hoại các nhân tố không thể tái tạo. Từ khi có ý thức về việc phải tăng trưởng, các lý thuyết chính sau ra đời:

1. Lý thuyết cổ điển của Adam Smith và Malthus

Lý thuyết này ra đời trong thời điểm chỉ có nông nghiệp, người nông dân sử dụng công cụ lạc hậu và đất đai bỏ hoang vô chủ còn rất nhiều.

Lý thuyết này cho rằng đất đai và dân số đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, muốn tăng trưởng thì phải mở rộng đất và sinh sôi thêm người. Ví dụ nếu như năng suất khoai tây trên 1 hecta là 10 tấn thì mở rộng thêm 1 hecta sẽ tăng thêm 10 tấn sản lượng khoai tây.

kinh te hoc p28- san luong giam danDần dần thì khi dân số phát triển đến điểm A thì trên phạm vi quốc gia đất chỗ nào cũng đã có sở hữu của một ai đó , không còn đất vô chủ. Lao động mới bổ sung sẽ chỉ chia chác số đất hiện có với những lao động hiện có. Cùng với công nghệ không thay đổi thì tổng sản lượng sẽ không thay đổi khiến cho năng suất lao động cận biên giảm dần.

Những người có đất giờ thay vì canh tác trên mảnh đất đó thì có thể cho người khác thuê, xuất hiện địa tô. Lao động mới bổ sung càng nhiều thì địa tô càng tăng khiến cho thu nhập của người lao động ngày càng giảm.

Kết cục cuối cùng theo lý thuyết này là dân số không ngừng sinh sôi sẽ khiến cho thu nhập họ có được không bù đắp nổi mức sống tối thiểu nhất dẫn tới chết sớm, cướp bóc. Nói chung là rất u ám.

2. Lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes (Mô hình Harrod-Domar)

Adam Smith dựa vào lý thuyết bàn tay vô hình, mọi thành phần trong nền kinh tế đều muốn thu được lợi ích cao nhất vì vậy họ sẽ hành xử thông minh nhất. Học thuyết Keynes thì coi trọng vai trò điều tiết của chính phủ.

Năm 1940 nhà kinh tế học Anh là Harrod và nhà kinh tế học Mỹ là Domar đã độc lập công bố mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào vốn.

Logic của lý thuyết này là trong thu nhập của một quốc gia (cũng như một cá nhân) bao gồm hai khoản là 1.Tiết kiểm (để đầu tư) và 2.Tiêu dùng. Đầu tư thì sẽ mang lại thu nhập trong tương lai trong khi tiêu dùng thì tiêu xong rồi thôi. Vì vậy tỷ lệ tiết kiệm càng lớn thì tăng trưởng càng nhanh.

Một chính phủ nên sử dụng tiền thuế vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, xây dựng hệ thống thủy lợi, các nhà máy phát điện,….

3. Lý thuyết tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế (Tăng cường tư bản theo chiều sâu)

Lý thuyết này cho rằng năng suất lao động phụ thuộc vào số tư bản mà một lao động có. Ví dụ nếu như một lao động cưa tay năng suất không thể bằng một lao động sử dụng cưa máy, một tàu đánh cá có hệ thống tìm luồng cá, có hệ thống lưới nhiều, có khoang chứa cá lớn,… thì sẽ bắt được nhiều cá hơn.

Kinh te hoc P28-ty le tu ban tren lao dongLao động ký hiệu là L; tư bản ký hiệu là K -> tỷ số K/L càng cao thì càng thúc đẩy tăng năng suất. Năng suất lao động càng cao thì sản lượng làm ra càng cao và thu nhập của người lao động càng cao.

Ở giai đoạn đầu khi tỷ lệ K/L tăng chỉ một ít đã khiến cho sản lượng tăng rất nhanh; dần dần thì tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, việc tăng của K/L ngày càng gây ảnh hưởng ít tới tăng năng suất.

Tới một mức nào đó thì việc thêm tư bản không làm tăng năng suất mà thậm chí còn làm giảm năng suất.

Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển tại giai đoạn đầu phát triển rất nhanh sau đó dần dần chậm lại.

Lý thuyết cổ điển bảo nguồn lực cho tăng trưởng là đất đai; lý thuyết tăng trưởng của trường phái Keynes bảo càng tiết kiệm để đầu tư thì càng tăng trưởng nhanh; Lý thuyết tân cổ điển bảo là tăng trưởng tư bản theo chiều sâu.

Kết cục của lý thuyết cổ điển rất u ám; việc tiết kiệm cũng chỉ đến chừng mực nào đó, việc mở rộng thêm nhà máy khiến cho lợi tức trên tư bản giảm mặc dù lương lao động tăng. Ngày nay ta thấy rằng giải pháp để không vào ngõ cụt là tri thức công nghệ. Tri thức công nghệ giúp cho người đi sau đón đầu người đi trước, giúp cho cùng một lượng lao động, đất đai như nhau nhưng năng suất có thể tăng gấp chục lần.

Chúng ta hay suýt xoa sao Mỹ với Châu âu cuộc sống nó văn minh đến thế. Chính phủ nó ưu ái người dân đến vậy. Chẳng bù với Việt Nam mỗi năm số người chết vì giao thông còn nhiều hơn cả chết vì chiến tranh. Rồi người ta coi đa nguyên đa đảng là con đường cứu cánh cho đất nước này để đạt được như vậy.

Đa nguyên đa đảng là xuất phát từ lý thuyết rằng có cạnh tranh thì mới có cố gắng. Nhưng thực tế mức sống của các nước phát triển và nước đang phát triển khác nhau căn bản do mức độ tích lũy tư bản. Tri thức công nghệ, vốn nhân lực có thể tính bằng thập kỷ là xong nhưng tích lũy tư bản thì cần rất nhiều thời gian. Giờ này chúng ta còn đang bỏ tiền ra làm các con đường trong khi ở châu âu họ chỉ phải duy tu. Nó chẳng khác gì một người có 100 tỷ trong tài khoản và một người phải lo chạy ăn từng ngày.

Nhìn dưới góc độ một cá nhân, thu nhập của một người sẽ phụ thuộc vào năng suất lao động của người đó. Muốn gia tăng năng suất lao động thì hoặc là anh sử dụng công cụ dụng cụ hợp lý, hoặc là anh tăng vốn tri thức của mình.

Comments

comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here