Kinh tế học (P24: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo P2)

2
8070

Chúng ta thấy rằng thị trường nói chung là có đủ các cấu trúc tùy thuộc vào từng ngành hàng cụ thể. Thuộc nhóm thị trường cạnh tranh không hoàn hảo còn có Độc quyền tập đoàn. Độc quyền tập đoàn là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo mà trong đó chỉ có một vài công ty lớn.

Cách đây vài năm Apple ra mắt chiếc iphone đầu tiên. Thời điểm đó một mình Apple chiếm lĩnh thị trường khách hàng cấp cao và nó trở thành một hãng độc quyền bán. Một thời gian ngắn sau đó Samsung cũng cho ra mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy. Thị trường điện thoại cấp cao có hai tập đoàn chính là Apple và Samsung và nó trở thành thị trường độc quyền tập đoàn.

Đặc điểm của độc quyền tập đoàn là mỗi hành xử của tập đoàn liên quan tới giá và sản lượng đều ảnh hưởng tới thị trường và ảnh hưởng tới phản ứng của đối thủ.

Mỗi khi Apple ra mắt iphone đời kế tiếp (ví dụ Iphone 5C) thì Samsung chắc chắn sẽ phải tìm hiểu về sản lượng máy mà Apple sẽ sản xuất cũng như giá của sản phẩm. Hai thông số này sẽ ảnh hưởng có tính quyết định tới giá và sản lượng của Galaxy đời kế tiếp mà Samsung sẽ ra.

Xét giả định trong một thị trường có 2 tập đoàn lớn; họ sẽ hành xử như thế nào?

Cùng nhau định giá để trở thành thị trường độc quyền bán:

– Nếu như hàng hóa đó là thiết yếu mà những công ty khác quá nhỏ thì các hãng có xu hướng cấu kết với nhau để cùng định giá cao mặc dù rằng đó là trái luật. Việc cùng nhau cấu kết giá sẽ giúp thị trường trở thành mô hình Độc quyền bán.

Ví dụ như thời gian vừa qua dịch vụ 3G đồng loạt tăng giá vào cùng một ngày. Điều này chắc chắn phải có sự cấu kết vì không thể là một sự tình cờ ngẫu nhiên được. Đường cầu của độc quyền bán có xu hướng dốc xuống có nghĩa là việc tăng giá sẽ làm giảm sản lượng. Thời gian đầu chắc chắn sẽ có người dừng đăng ký dịch vụ 3G nhưng chỉ một thời gian sau thói quen phải online thường xuyên khiến cho người dùng lại quay trở lại -> sản lượng không giảm đáng kể -> Lợi nhuận của hãng tăng.

Kinh te hoc P24-duong cau cua dich vu 3GKhông tính được chính xác nhưng ta có thể dự đoán được là khách hàng của Mobiphone chiếm số đông là nhóm trung lưu trở lên, có thời gian dùng đều lâu năm -> đường cầu 3G của Mobiphone rất ít co dãn (rất dốc). Khách hàng của Viettel chiếm số đông ở nông thôn và cũng số đông là nhóm dưới -> đường cầu dịch vụ 3G của Viettel phải co dãn nhiều hơn (thoải hơn)

Khi hãng cùng nhau tăng giá từ 60k lên 80k/tháng thì doanh thu của hãng từ 60K*Q1 thành 80K*Q2. Đường cầu càng co dãn thì diện tích phần III càng lớn hơn phần II và ngược lại. Doanh thu của Mobiphone có thể tăng nhiều hơn của Viettel nhưng như đã nói ở trên là xét ở dài hạn sản lượng sẽ lại tăng lên Q1 khiến cho cả doanh thu và lợi nhuận của hãng đều tăng.

Dự đoán các phản ứng của nhau

Điều gì sẽ diễn ra nếu như hai hãng không thể thông đồng với nhau hoặc không có sự tin tưởng nhau. Hãng A có thể bảo với hãng B là sẽ cùng tăng giá lên 80k nhưng tới lúc đó hãng A lại không tăng khiến cho khách hàng chuyển đổi dịch vụ từ hãng B sang hãng A. Chắc chắn Samsung và Apple khó có thể cùng nhau cấu kết giá được.

Nếu bạn là ông chủ hãng A bạn sẽ gặp phải tình thế khó khăn là nếu như bạn tăng giá thì bạn có nguy cơ mất khách hàng mà nếu bạn giảm giá thì hãng B cũng sẽ giảm giá theo khiến cho cả hai hãng nhảy vào cuộc đua giảm giá mà chẳng ai được lợi. Vì vậy đặc trưng nổi bất của độc quyền tập đoàn là sự cứng nhắc của giá.

kinh te hoc p24 - duong cau gay 1

Khi có sự biến động về chi phí sản xuất thì hãng độc quyền tập đoàn cũng không muốn thay đổi giá vì thay đổi sẽ có nhiều rủi ro; hoặc là sẽ mất thị phần vào tay đối thủ nếu tăng giá hoặc sẽ tham gia cuộc chiến giảm giá.

Hãng độc quyền tập đoàn có đường cầu gãy. Khi ở trên mức giá đang thịnh hành là P thì đường cầu thoải (rất có dãn) vì hãng cho rằng nếu mình tăng giá sẽ làm sản lượng giảm đi rất nhiều do mất vào tay đối thủ. Khi ở dưới mức P thì đường cầu rất dốc (ít co dãn hơn) vì hãng cho rằng nếu mình giảm giá thì các hãng khác cũng sẽ giảm giá vì họ cũng không muốn mất thị phần điều này làm cho đường doanh thu cận biên MR bị giảm hẳn đi và hãng có nguy cơ lâm vào tình trạng thua lỗ do MC nằm phía trên MR.

Điểm khó khăn là giá thịnh hành là giá nào? Giá 3G tại sao là 60K mà không phải là 120K ngay từ đầu? Đó là vì hãng đầu tiên đưa ra dịch vụ 3G muốn nhanh chóng chiếm thị phần; nếu như hãng định giá là 120K sẽ có rất ít người dùng đăng ký 3G. Khi Viettel cũng cung cấp dịch vụ 3G thì hai hãng vào cuộc chiến giảm giá nhằm tăng thị phần của mình lên. Sau một thời gian khi thị phần hai bên đã được xác định, giá thịnh hành dừng ở mức 60K và cứng nhắc trong một thời gian dài cho đến khi cùng tăng lên 80K.

Có thể các hãng không ngồi với nhau trong một cuộc họp mặt đối mặt để cùng ký vào thỏa thuận tăng giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng nhưng kịch bản có thể diễn ra như sau:

– Một hãng nào đó đưa ra tín hiệu rằng hãng đang bị lỗ vì giá 3G đang quá thấp so với chi phí để duy trì cũng như là thấp so với các nước xung quanh. Tín hiệu này có thể là một bản tin vu vơ ở trên vnexpress.

– Các hãng còn lại nhận được tín hiệu và có những tín hiệu phản hồi ủng hộ.

– Hãng đầu tiên đưa ra một dự kiến tăng giá trong tương lai là sẽ lên 80k và ngồi chờ tín hiệu của các hãng còn lại.

– Các hãng còn lại đưa ra tín hiệu là mình cũng dự kiến tăng giá lên 80K vào một ngày trong tương lai.

Như vậy mặc dù không ngồi trực tiếp nhau để cùng thỏa thuận tăng giá nhưng các hãng vẫn đạt được mục tiêu cùng nhau tăng giá. Điều này chỉ có thể diễn ra khi các hãng đều thấy rằng lợi nhuận mình đang quá mỏng do chi phí tăng cao và đều có ham muốn tăng giá. Hãng A sẽ chắc chắn rằng B sẽ tăng giá mà không lừa mình và ngược lại do việc tăng giá của B sẽ lợi hơn là việc giữ giá để lấy thị phần của A.

Tình thế lưỡng nan của các người tù

Tình thế lưỡng nan của các người tù thường dùng để giải thích cho việc các hãng độc quyền tập đoàn hành xử. Hai người tù  A và B (hoặc là đang bị giữ để điều tra) cùng tham gia vào một vụ án, hai người này được tách riêng ra để thẩm vấn; có các tình huống sau:

– Tình huống 1: nếu như cả hai cùng không khai thì sẽ có thể không phải ở tù.

– Tình huống 2: nếu như ai khai ra trước thì được hưởng lượng khoan hồng, chỉ phải ngồi 5 năm thay vì 10 năm; người còn lại ngồi 10 năm.

Người thẩm vấn sẽ đảm bảo rằng việc đằng nào thì họ cũng sẽ điều tra ra cho dù A và B có khai hay không. Việc này sẽ giúp cho hai người tù loại bỏ được tình huống 1. Người thẩm vấn sẽ thông báo với hai người tù về tính huống 2.

Người tù lúc này vẫn có kỳ vọng vào tình huống 1 nhưng anh ta không tin tưởng được là người còn lại cũng sẽ không nói hay không. Nếu anh ta không nói mà người còn lại nói thì anh ta sẽ bị tù 10 năm còn nếu như anh ta nói thì anh ta sẽ bị tù ít hơn. Do không có thông tin của nhau và không tin tưởng nhau khả năng cao là cả hai sẽ cùng khai.

Việc này cũng giống như tình huống của các tập đoàn. Cả hai đều không tin tưởng nhau vì vậy họ không kỳ vọng rằng nếu mình tăng giá thì công ty kia cũng sẽ tăng giá.

Comments

comments

2 COMMENTS

  1. cho em hỏi: sử dụng lý thuyết trò chơi trong trường hợp 2 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có 3 lựa chọn về mức giá và:
    – ra quyết định đồng thời.
    – ra quyết định tuần tự
    thì như thế nào ạ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here