Kinh tế học (P23: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo P1)

5
19096

Trong thực tế việc hội đủ các điều kiện để có được một thị trường cạnh tranh hoàn hảo là rất khó khăn. Nếu chẳng may hàng hóa của mình đang rơi vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì hãng cũng sẽ bằng mọi cách thoát ra khỏi vì lợi nhuận của nó quá thấp.

Hàng nông sản là trường hợp điển hình của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Các mớ rau, hoa quả, cao su,….đều khó mà tạo ra được sự khác biệt. 80% dân số VN là làm nông nghiệp và 100% đều phải tiêu dùng hàng nông sản vì vậy số người bán và người mua rất đông đảo.

Khi một hãng kinh doanh trong ngành nghề này họ sẽ tìm cách khác biệt hóa sản phẩm của mình để làm sao dưới con mắt của người tiêu dùng thì hàng của mình không giống với các hàng hóa khác và vì vậy họ sẽ bán được với giá cao hơn giá cân bằng.

Ví dụ như bưởi thay vì tròn thì vuông, nông sản thay vì bán theo mớ ngoài chợ thì giờ được đóng trong túi bóng bắt mắt. Người ta cũng nhồi nhét vào đầu khách hàng cái gọi là Thương hiệu, cafe khác biệt nhau rất ít nhưng người tiêu dùng mua một lạng cafe trung nguyên sẽ khác với mua một lạng cafe không có tên tuổi.

Chính vì vậy thị trường nói chung sẽ dao động trong khoảng từ thị trường cạnh tranh hoàn hảo tới thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Ta có thể tạm hiểu là một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì buộc phải cạnh tranh theo chiến lược chi phí thấp còn một doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt hóa với mong muốn tham gia vào thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm 1.Cạnh tranh độc quyền và 2.Độc quyền tập đoàn và 3. Độc quyền bán

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là việc các hãng bán các sản phẩm khác nhau có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải thay thế hoàn hảo. Ví dụ mì 4 tôm bọc giấy và Mì tôm Omachi có thể thay thế cho nhau nhưng không thể thay thế hoàn toàn vì giá trị cảm nhận khác nhau. Điện thoại samsung Galasy S4 có thể thay thế Iphone 5 nhưng không thể thay thế hoàn hảo được vì vậy giá bán nó vẫn cứ khác nhau.

Điểm khác biệt với độc quyền bán là độc quyền bán một mình một thị trường còn cạnh tranh độc quyền là mỗi công ty chiếm một góc nhỏ; các công ty có thể gia nhập thị trường bằng cách tạo cho mình một góc nhỏ và cũng có thể rút ra khỏi góc nhỏ đó dễ dàng

Cạnh tranh độc quyền: Khác biệt hóa sản phẩm để có thể bán giá cao ở một phân khúc cụ thể. Độc quyền tập đoàn: chỉ có 1 vài công ty lớn, còn lại là nhỏ. Độc quyền bán: chỉ có một người bán trên thị trường

Sản lượng của hãng cạnh tranh độc quyền:

kinh te hoc p23- san luong hang canh tranh doc quyenVề nguyên tắc thì phân khúc đó có 10 ông khách hàng thì hãng sẽ cố gắng bán cho cả 10 ông. Chỉ có điều là 10 ông này có khả năng chấp nhận giá khác nhau trong khi chi phí cận biên lại tăng theo sản lượng vì vậy tương ứng với hãng độc quyền bán, DN cũng sản xuất tại điểm mà MR=MC

Ở hình bên đường cầu của hàng hóa mà DN kinh doanh có độ dốc xuống. Doanh nghiệp sản xuất tại điểm A nơi MR=MC. Tại điểm A doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận là PCBD.

Hãng cạnh tranh độc quyền cũng vẫn có sức mạnh độc quyền khi có thể bán được hàng hóa cao hơn chi phí cận biên Pmc có nghĩa là người tiêu dùng phải trả cao hơn chi phí tạo ra nó ở đơn vị hàng hóa cuối cùng.

kinh te hoc p23- san luong hang canh tranh doc quyen trong dai han 1Về lâu dài sẽ xuất hiện các công ty bắt chước; các công ty này sẽ kéo giá của sản phẩm xuống thấp, đường cầu di chuyển xuống phía thấp làm lợi nhuận của DN ngày càng giảm.

Dần dần đường cầu tiếp xúc với chi phí trung bình AC tại điểm B; lúc này lợi nhuận của DN đã bằng 0 vì giá bán P bằng với chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

Tam giác ABD gọi là khoản mất không do sức mạnh độc quyền gây ra vì nếu không có sức mạnh doanh nghiệp sẽ sản xuất tại Q1 thay vì chỉ dừng ở Q.

Thị trường PC
Lĩnh vực PC sản phẩm ngày càng mang tính đồng nhất do các linh kiện, các phần mềm đều giống nhau. Việc các nhà sản xuất như Sony, HP, IBM,.. bán mảng PC của mình đi không phải chỉ đến từ áp lực giảm nhu cầu PC do tăng nhu cầu Tablet mà còn vì do thị trường PC đang trở thành một thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Comments

comments

5 COMMENTS

  1. Em chào anh.
    Cho em hỏi, ở trên chỉ thấy đề cập tới lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn. Vậy lựa chọn sản lượng để lợi nhuận max thì như thế nào ạ?
    Em cảm ơn nhiều.

  2. Anh ơi cho em hỏi: nếu ở thị trường cân bằng thì đường MR chính là đường cầu D phải không ạ ? Ở đây do là thị trường độc quyền, đường MR nằm dưới đường cầu D, nên doanh nghiệp, tại MR=MC, sẽ không bán với giá Pmc mà bán với giá P.
    Em hiểu như thế có đúng không anh?

    • hi em;

      Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì đường cầu D nằm ngang vì việc thay đổi sản lượng của hãng không làm thay đổi về giá do sản lượng tăng thêm quá nhỏ bé so với sản lượng chung. Vì cứ bán thêm được một đơn vị hàng lại thêm được số tiền đúng bằng giá bán nên đường doanh thu cận biên MR cũng trùng với đường cầu D, có nghĩa là song song với trục sản lượng.

      Khi có độc quyền thì sẽ gây ra một khoản mất không. Khoản mất công được tính dựa trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, lúc này người ta coi MR trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo trùng với D để dễ tính. Có nghĩa là người ta tính gần đúng thôi.

      Trong mô hình cung cầu nói chung thì không thể nói là MR trùng với D được. Em đọc thêm phần độc quyền bán ý.

      anh V.D

Leave a Reply to Tuong Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here