Chu kỳ tích lũy tư bản lần 4 – Châu Á

6
11792

Trên tivi hàng ngày, đặc biệt là chương trình thời sự, chúng ta hay nghe nhắc đi nhắc lại về những hiệp định kinh tế sắp ký kết vào cuối năm nay và đầu năm sau như TPP, cộng đồng Asean, RCEP,…. Khi không có kiến thức cơ bản, bạn sẽ rất khó có thể hiểu được hết bản tin và từ đó có mối liên hệ với cá nhân và doanh nghiệp của mình. Entry này sẽ giới thiệu một góc nhìn vĩ mô về nguyên nhân của hợp tác và ảnh hưởng của hợp tác tới mỗi quốc gia và cá nhân.

Con người có sinh có tử, sản phẩm mới sinh ra rồi lụi tàn. Công ty đăng ký KD rồi đăng ký phá sản. Mọi thứ đều có chu kỳ, Kinh tế Việt nam có chu kỳ và Kinh tế thế giới cũng có chu kỳ. Các thành phần tham gia vào sẽ có những hành vi khác nhau khi ở vị thế khác nhau và ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ..

 

1. Chu kỳ kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới không đi lên mãi mà cũng không đi xuống mãi, nó theo một quy luật sóng hình Sin có xu hướng đỉnh sóng sau cao hơn đỉnh sóng trước.  Chu kỳ kinh tế được mô hình hóa gọi là sóng Kondatieff “Kondatieff wave”. Bạn có thể search trên mạng để hiểu hơn về khái niệm này. Tóm tắt như sau:

Tich luy tu ban - chu ky kinh te

Chu kỳ Kondatieff bao gồm 4 chu kỳ tương ứng với 4 mùa:

E còn gọi là mùa Xuân là giai đoạn kinh tế bắt đầu tăng trưởng từ đáy.

P còn gọi là mùa Hè là giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh tới đỉnh

R còn gọi là mùa Thu là giai đoạn kinh tế bắt đầu giảm dần

D còn gọi là mùa Đông là giai đoạn kinh tế suy thoái rất nhanh rồi tới đáy.

(Đọc thêm: Các trạng thái của thị trường )

2. Chu kỳ tích lũy tư bản

Những tác nhân nào ảnh hưởng tới Kinh tế thế giới? Đó là hành vi của mỗi chính phủ, của các công ty xuyên quốc gia, của các nhà tài phiệt. Tất nhiên kinh tế thế giới được cấu thành của tổng hợp kinh tế mỗi quốc gia nhưng mỗi quốc gia hiện nay không thể phát triển đơn lẻ tách rời với những nước còn lại. Các nguồn vốn bị dịch chuyển bởi các công ty xuyên quốc gia sẽ quyết định rất lớn tới việc một nước hay một vùng lãnh thổ nào đó phát triển hay không.

Những công ty xuyên quốc gia hay các nhà tài phiệt gọi chung là Nhà tư bản. Nhà tư bản có hành vi tích lũy tư bản sinh ra chu kỳ tích lũy tư bản ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ của kinh tế thế giới.

Tích lũy tư bản là việc nhà tư bản sử dụng một phần thặng dư để tái đầu tư khiến cho thặng dư chu kỳ KD sau lớn hơn thặng dư chu kỳ KD trước.

tich luy tu ban - vong lap tich luy

Ví dụ: Nhà tư bản ban đầu sử dụng 8 đồng chi phí để thu lại 10 đồng doanh thu. Anh ta thu được lợi nhuận là 2 đồng. Tại chu kỳ thứ hai anh ta bổ sung 2 đồng đó vào 8 đồng ban đầu để đầu tư cả 10 đồng. Doanh thu chu kỳ hai là 13 đồng. Lợi nhuận đã tăng lên thành 3 đồng. Cứ như vậy lợi nhuận cứ tăng dần lên, chu kỳ càng ngắn thì tăng càng nhanh.

 

Chu kỳ tích lũy tư bản bao gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành, còn gọi là mùa xuân.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng tốc, còn gọi là mùa hè. Dựa trên nền sản xuất phát triển nhanh nhờ ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật

Giai đoạn 3: Giai đoạn bành trướng tài chính, còn gọi là mùa thu. Trong đó tích lũy tư bản không còn dựa vào sản xuất vật chất mà dựa vào dịch vụ tài chính.

Ví dụ:  trường hợp một nhà tư bản khởi nghiệp kinh doanh

Vì mới thành lập công ty nên mọi việc đều phải lần mò, dò dẫm từng bước từ tìm thị trường đầu ra, đầu vào tới việc vận hành sx như thế nào. Lợi nhuận thu được có thể âm sau đó dương dần nhưng chậm. Khi đã đạt tới nền tảng vững hơn, nhà tư bản mày mò nghiên cứu cải tiến sản xuất, dịch vụ nhờ vậy mà lợi nhuận thu được nhiều hơn ở một chu kỳ so với trước đó. Nhà tư bản lặp đi lặp lại chu kỳ để tích lũy dần tới một số tiền nào đó, ví dụ 5 tỷ. Khi có 5 tỷ trong tay cũng là lúc nhà tư bản thấy việc kinh doanh không còn thuận lợi như trước nữa.

Nguyên nhân không còn thuận lợi như trước nữa xuất phát rất nhiều từ việc nhà tư bản không còn trọng tâm vào công việc kinh doanh chính mà bắt đầu dùng số tiền tích lũy được để đầu tư vào các lĩnh vực khác trực tiếp hay gián tiếp. Anh ta dành thời gian nghĩ nhiều tới việc đầu tư tiền như thế nào thay vì công việc sxkd ban đầu.

Đó là lý do mà cách đây chục năm rất nhiều các ngân hàng mọc lên. Dường như doanh nghiệp lớn nào cũng muốn sở hữu một ngân hàng cho mục đích huy động vốn và kinh doanh vốn nhàn rỗi.

Việc tái đầu tư chỉ là một cách để nhà tư bản tích lũy. Từ thế kỷ 14 tới nay, cách thức tích lũy thay đổi như sau:

– Vào thế kỷ 14 khi mới manh nha hình thành giai cấp tư sản thì học thuyết sử dụng phổ biến hồi đó là Chủ nghĩa trọng thương. Có nghĩa là buôn bán để làm giàu.  Nhà tư bản sử dụng hình thức cướp bóc, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa. Để ý rằng thế kỷ 15 là thế kỷ mà Colombo tìm ra đường khác đi tới Ấn Độ và tìm ra Châu Mỹ. Giai đoạn này còn gọi là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản.

– Chủ nghĩa trọng thương dựa trên nền tảng bất bình đẳng giữa các bên trao đổi nên nó dần bị lụi tàn, thay vào đó là chủ nghĩa trọng nông vào thế kỷ 18 ở Pháp. Nhà tư bản lúc này tích lũy tư bản từ địa tô (giống như thời phong kiến). Các nhà tư bản là các chủ trang trại. Thế kỷ 17 là thể kỷ có rất nhiều các nhà kinh tế nổi tiếng như Adam Smith, David Ricardo

– Tới cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 là thời kỳ của các cuộc cách mạng công nghiệp  ở các nước tư bản. Đây là thời kỳ của động cơ điện, động cơ dizen,….làm thay đổi hẳn phương thức sản xuất lạc hậu. Nhà tư tư bản sử dụng máy móc cho năng suất cao hơn khiến cho thợ thủ công không thể cạnh tranh được, buộc phải vào làm trong nhà máy. Đây là thời kỳ của nhiều học thuyết bao gồm học thuyết kinh tế chính trị tư sản hậu cổ điển, học thuyết tiểu tư sản, học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin. Nhà tư bản giai đoạn này tích lũy bằng cách bóc lột thặng dư. Về nguyên tắc nhà tư bản có thể cắt giảm tiền lương trong khi năng suất lao động vẫn tăng nhờ máy móc. Anh ta không cần tăng vốn đầu tư nhưng vẫn tăng được số tiền có được trong mỗi chu kỳ.

– Chủ nghĩa tư bản kích thích sản xuất phát triển nhưng lại ẩn chứa sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và sự phát triển không bền vững khi thổi bong bóng các tài sản. Bắt đầu từ 1825 các cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra cứ mỗi 100 năm một lần. Các nhà kinh tế loay hoay đi tìm cách phá vỡ chu kỳ này. Có hai học thuyết ra đời vào giai đoạn thế kỷ 18,19,20 này là Trường phái Keynes ủng hộ sự can thiệp của nhà nước và Trường phái tân cổ điển ủng hộ tự do cạnh tranh. Trường phái Keynes cho rằng nền kinh tế phải được điều tiết bởi nhà nước (Bàn tay hữu hình). Trường phái tân cổ điển cho rằng nhà nước không được can thiệp, hãy để cung cầu tự điều tiết (Bàn tay vô hình). Nhưng các cuộc đại khủng hoảng vẫn cứ diễn ra vào năm 1928 và gần đây là 2008.

– Hiện nay trường phái chính được sử dụng được gọi là “Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước“. Có nghĩa là để nền kinh tế tự điều tiết theo cung cầu nhưng nhà nước phải can thiệp nhằm sử dụng các nguồn lực được hiệu quả. (Trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?  bằng các nguồn lực hữu hạn).

Thế giới đã qua các chu kỳ tích lũy tư bản sau:

Chu kỳ tích lũy tư bản Hà Lan: Thế kỷ 17-18 :  Kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần thứ nhất 1825.

Chu kỳ tích lũy tư bản Anh: Thế kỷ 19-20 : Kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần 2, còn gọi là đại suy thoái, năm 1929 tại Anh.

Chu kỳ tích lũy tư bản Mỹ: Từ giữa thế kỷ 20 tới đầu Thế kỷ 21: Có thể coi là kết thúc bằng cuộc khủng hoảng kinh tế lần ba năm 2008 tại Mỹ.

Chu kỳ tích lũy tư bản Châu Á: Hiện nay ta thấy rõ sự nổi lên của châu á.

Tại sao sau mỗi chu kỳ tích lũy tư bản lại thường có đại suy thoái?

Ví dụ có một căn nhà được gọi với cái tên là X.

Người A mua nhà X với giá 100 đồng, sau đó bán lại cho người B với giá 110 đồng thu lợi 10 đồng. Người B bán lại cho người C căn nhà với giá 120 đồng. Cứ như vậy căn nhà không hề thay đổi nhưng giá nó đã bị đẩy lên. Kinh doanh tài chính là vậy, thực tế không sx ra giá trị thực.  Đây là quá trình gọi là thổi bong bóng, thực tế những gì diễn ra với nhà đất tại Mỹ năm 2008.

Tương tự trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu A được qua tay người này người kia và tăng giá dần trong khi việc KD của doanh nghiệp đó có khi kém dần.

Tất cả đều là giá trị ảo. Rồi tới một lúc nào đó quả bóng vỡ khiến nợ xấu ngân hàng tăng trong khi tổng cầu đang suy giảm do sự mất niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng. Điều này dẫn tới suy thoái. Quả bóng vỡ khi nào? khi một lượng vốn lớn bị rút ra khỏi thị trường gây ra hiện tượng bán tháo tài sản. Ai là người châm ngòi? có lẽ là các nhà tài phiệt vì chỉ có họ mới có đủ tiềm lực để làm điều đó.

Đây cũng là giai đoạn mà giá tài sản có thể còn thấp hơn giá trị thực. Các nhà tư bản mua lại các tài sản này (công ty, nhà đất,…) với giá rẻ hơn giá trị thực để tăng tài sản của họ. Đó cũng là lý do mà cho dù kinh tế có suy thoái thì số tỷ phú vẫn cứ sinh ra nhiều hơn. Những nhà tài phiệt nói chung không sợ kinh tế suy thoái, bản thân họ còn tạo ra suy thoái để hưởng lợi.

Các chu kỳ có sự đan xen vào nhau mà không tách rời. Khi các nhà tư bản Anh đang trong chu kỳ bành chướng tài chính (mùa thu) thì các nhà tư bản tại Mỹ đang trong giai đoạn mùa Xuân. Và hiện nay khi các nhà tư bản Mỹ ở cuối giai đoạn mùa thu (bắt đầu từ 1980) thì các nhà tư bản Châu Á đã đang ở mùa xuân rồi.

Từ đây xuất hiện hai thế lực cạnh tranh nhau. Một là thế lực ở châu á với mong muốn đẩy nhanh sự tích lũy mà dẫn đầu là Trung Quốc,  và một thế lực là Mỹ với mong muốn giữ vị trí bá chủ thế giới của mình.

Nhìn lại chu kỳ tích lũy thứ thứ ba thì đó là sự tranh dành của hai dòng họ nổi tiếng là Rothschild của Anh và Rockefeller của Mỹ. Nếu ai đã đọc cuốn Chiến tranh tiền tệ thì không còn lạ gì họ Rothchild với tình tiết họ tận dụng mạng lưới thông tin để biết sớm được kết quả của cuộc chiến tranh lần 1 nhằm mua cổ phiếu với giá rẻ.

tich luy tu ban - Rockefellers-Rothschilds

Trong cuộc tranh dành ở chu kỳ lần 4 này cũng có những thế lực riêng. Các thế lực này sử dụng nhiều biện pháp kinh tế và cũng sử dụng cả biện pháp chính trị thông qua công cụ chính phủ.

Mỹ không thể kéo trọng tâm phát triển từ Châu Á về Mỹ nhưng Mỹ có thể vẫn hưởng lợi để giữ vị trí kinh tế số một của mình. Đó là nguyên nhân Mỹ xúc tiến đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với các nước Châu á và Hiệp định đối tác đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương với các nước châu âu TTIP.

Thế lực ở Châu á cũng không khoanh tay đứng nhìn. Họ đã kết hợp lại với nhau lại để đủ sức đối trọng với Mỹ, đó là các nước trong khối BRICS ( Braxin, Russian, India, China, South Africa).

gdp-us-eu17-japan-brics-2014-11-26

Trên sơ đồ ta thấy sự tăng trưởng của BRICS gần như thẳng đứng. Nhật thì mới chỉ có dấu hiệu phục hồi khi mới có tăng trưởng dương trong năm 2013 . EU thì lâm vào suy thoái với việc phát triển âm trong cả chục năm qua.

Mỹ sử dụng Ngân hàng thế giới WB, quỹ tiền tệ thế giới IMF làm công cụ của mình thì BRICS thành lập lên Ngân hàng phát triển mới NDP (New Development Bank) vào năm 2009 với số vốn 50 tỷ USD để làm đối trọng.

Must-know_The_BRICS_alternative_to-613c77b5b12a7cd8ab1166f4ba3412bb

Số vốn của WB gấp 4 lần của NDP nhưng phải hiểu là 100% vốn của NDP là do 5 nước góp trong khi vốn của WB từ rất nhiều quốc gia mà Mỹ chỉ chiếm 15% trong số đó. Bản thân TQ, Ấn độ, Nam phi cũng chiếm số vốn hơn 10% ở WB.

brics-bank-world-bank-founders-vs-non-founding-members1

Việc Nga bị Mỹ và các nước châu âu gây sức ép về kinh tế cũng một phần nguyên nhân từ việc Mỹ muốn làm suy yếu một thành viên quan trọng của BRICS.

Tại sao lại phải có BRICS?

Vì các nước trong BRICS sẽ hỗ trợ nhau về vốn và thị trường tiêu thụ. Ví dụ thay vì rót vốn vào Mỹ hay Châu âu thì họ rót vốn vào nhau. Thay vì đặt nhà máy ở Châu phi thì họ đặt nhà máy ở các nước trong nhóm. Thay vì mua nguyên liệu hàng hóa từ nước khác thì họ mua của nhau. Nhóm có số dân càng đông, có GDP tổng càng cao thì càng có lợi thế.

Trước đây các nước châu âu cũng thành lập ra khối eurozone trong đó sử dụng riêng đồng tiền euro với ngân hàng châu âu ECB. Các nước trong Asian cũng theo mô hình này và dự kiến cuối năm nay sẽ thành lập Khối kinh tế Asean.

Về nguyên tắc thì khi một đồng tiền ra đời thì bao giờ cũng phải đi kèm là Ngân hàng nào sẽ quản lý đồng tiền đó. Các đồng tiền của riêng mỗi quốc gia đều do ngân hàng trung ương của nước đó quản lý (trừ Mỹ thì do cục dự trữ liên bang Mỹ FED quản lý). Ngân hàng TW sẽ quyết định giá trị đồng tiền thông qua điều tiết cung tiền bằng các chính sách tiền tệ.

Nhập siêu kéo dài hoặc vốn bị chảy ra ngoài thì khiến cho đồng tiền nội tệ của nước đó bị mất giá trước đồng tiền quy đổi (thường là đô la Mỹ) do đồng đô bị hút ra khỏi quốc gia tạo ra sự chênh lệch về mặt lượng giữa hai đồng tiền. Ngân hàng TW sẽ phải sử dụng tới dự trữ ngoại tệ của mình để bán ra nhằm cân bằng. Nhưng khi dự trữ không còn thì ngân hàng TW buộc phải hạ giá đồng tiền, điều này là những gì đang diễn ra với đồng euro. Theo dự báo chỉ nửa năm nữa thôi một euro sẽ chỉ đổi được một đô.

Tiếp theo là vấn đề đồng tiền gì được trao đổi giữa các nước BRICS?

Nếu như bạn chưa biết thì nên biết rằng thế giới này Ai làm chủ được đồng tiền, người đó sẽ làm chủ tất cả những thứ còn lại. Chính phủ các nước luôn độc quyền phát hành tiền và Mỹ luôn cố gắng để đồng đô la là đồng tiền trao đổi quốc tế cũng vì lý do này. Khi làm chủ được tiền người ta có thể thu lợi từ lạm phát mà không tốn một tí công sức nào.

Lịch sử đồng đô la  với vai trò là đồng tiền thanh toán quốc tế như sau:

– Năm 1944: các nước trong liên minh chống phát xít họp nhau lại để bàn về tái thiết sau chiến tranh.  Họ thống nhất sử dụng đô la Mỹ là đồng tiền thanh toán quốc tế. Đô Mỹ được đảm bảo bằng vàng ( 1 ounce vàng ~ 35 usd). Đây còn gọi là hệ thống Bretton Wood (do được họp tại đây), bắt đầu thời kỳ bản vị vàng.

– Năm 1971, Mỹ tuyên bố chính thức bãi bỏ khả năng chuyển Đô la Mỹ thành vàng. Nguyên nhân là Mỹ không còn đủ vàng để đổi nữa do in quá nhiều đô la trong khi không tích lũy kịp vàng tương ứng. Chấm dứt hệ thống Bretton Wood.

– Từ năm 1973 tới 1975, Mỹ ký hiệp định với các nước trong OPEC. OPEC sử dụng đô la Mỹ làm phương tiện thanh toán. Điều này tất yếu dẫn tới việc các nước muốn mua dầu phải có đô la Mỹ. Đồng đô la giờ đã được đảm bảo bằng dầu, gọi là bản vị dầu.

Giờ bạn hãy tưởng tượng các nước BRICS khi buôn bán với nhau lại phải sử dụng đồng đô la để trao đổi, tự nhiên họ phải tích lũy tiền đô rồi mất công chuyển đổi qua lại. Điều này dẫn tới việc các nước chấp nhận sử dụng đồng tiền nội tệ của nhau. Ngày nay, Trung Quốc muốn sử dụng đồng nhân dân tệ như là đồng tiền trao đổi quốc tế thay cho đô la Mỹ vì họ nghĩ rằng tới lượt họ làm bá chủ thế giới.

Nếu như đồng đô la không được sử dụng làm thanh toán thì có nghĩa là các nước sẽ không còn dự trữ đô la Mỹ nữa. Các nước sẽ bán ra đô la Mỹ khiến cho giá của đồng đô bị giảm so với các đồng tiền khác trừ khi Mỹ thu thập số tiền dư thừa đó về để đốt đi. Đó gọi là sự sụp đổ của đồng đô la mà nhiều sách vở nói tới, chỉ là không biết khi nào.

 BRICS có tạo ra một đồng tìền riêng như với đồng euro không?

Việc tạo ra hay không tạo ra bắt nguồn từ việc tạo ra để làm gì? Tiền bản chất chỉ một trung gian trao đổi hàng hóa. Nếu như các nước trong BRICS không thống nhất với nhau được về việc lấy một đồng tiền của nước nào đó ra để trao đổi thì mới phải lập ra một đồng tiền chung.  Khu vực eurozone có đồng euro vì các nước châu âu gần nhau trong khi các nước BRICS xa nhau về địa lý và đều là nước có dân số và quy mô kinh tế lớn.

Như vậy tựu chung chúng ta hiểu rằng từ nay tới kết thúc thế kỷ này là giai đoạn của Tích lũy tư bản Châu Á. Các dòng chảy vốn, hàng hóa, con người sẽ được đổ vào châu á. Các dòng chảy này sẽ được điều chỉnh thông qua các hiệp định hợp tác giữa các nước. Đó là lý do ta nên hiểu về các hiệp định này nhằm dự đoán được các cơ hội và thách thức trong tương lai.

3. Các hiệp định hợp tác

Các hiệp định như TPP, TTIP, ….. gọi là các hiệp định hợp tác. Khác với hiệp định thương mại (FTA: Free Trade Agreement) là xoay quanh các vấn đề thương mại thì các hiệp định hợp tác còn quy định cả những thứ phi thương mại.

Tại sao phải cần tới các thỏa thuận hợp tác thay cho các hiệp định thương mại đơn thuần?

Vì Kinh tế không bao giờ đứng độc lập với địa chính trị. Nước Nga dòng cái ống dẫn dầu qua Ukraine sang Châu âu không đơn giản là chỉ phải trả chi phí thuê hàng năm hay đồng ý bán khí với giá rẻ cho Ukraine. Chính trị và Kinh tế luôn đan xen với nhau, các thỏa thuận kinh tế luôn đi kèm với các điều kiện phi kinh tế.

Các hiệp định đều nhắm tới việc tháo dỡ các rào cản giữa các quốc gia trong hiệp định. Các hàng rào bao gồm:

– Hàng rào thuế quan: Giảm dần tới loại bỏ các loại thuế của các mặt hàng ( Công nghiệp, Nông ngư nghiệp, Dịch vụ). Nguyên tắc chung là mỗi quốc gia đều cố gắng bảo hộ những ngành kém khả năng cạnh tranh hoặc quan trọng. Ví dụ như Việt Nam khi đàm phán chắc sẽ mất công nhất ở Nông ngư nghiệp làm sao để tăng thuế nhập khẩu của nông ngư nghiệp nước ngoài và giảm thuế xuất khẩu của nông ngư nghiệp trong nước

– Hàng rào phi thuế quan: là các rào cản kỹ thuật, các luật chống phá giá,…Một quốc gia có thể đưa ra tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu cao khiến cho hàng không thể vào được nước sở tại.  Hay một hàng hóa bị áp thuế cao theo luật chống phá giá khi mà người ta chứng minh được rằng giá bán ra thấp hơn chi phí sản xuất.

– Hàng rào xuất nhập cảnh: dịch chuyển tự do của lao động, của khách du lịch,…Ví dụ như đi dụ lịch không cần phải xin visa, thậm chí không cần hộ chiếu. Đi lao động ở nước ngoài không cần xin phép hay đăng ký ở cơ quan nước sở tại.

– Hàng rào vốn: dịch chuyển tự do của vốn. Ví dụ như nếu ta có 10 tỷ thì ta có thể tự do mang sang Campuchia kinh doanh sau đó lại mang tiền về mà không có ngăn cản nào. Vốn khi mang sang nước ngoài có thể thành vốn đầu tư trực tiếp FDI hoặc vốn đầu tư gián tiếp FII

– Các hợp tác khác tùy thuộc vào mỗi hiệp định: trao đổi bằng đồng tiền nội tệ mỗi nước thay vì dùng usd, ưu tiên mua hàng của nhau, hỗ trợ quân sự,…

Bạn có thể nhớ bằng cách đơn giản rằng có 3 thứ có thể dịch chuyển: Hàng hóa, Con người và Tiền. Từ 3 thứ này sẽ suy ra được các tiêu chí xoay quanh nó có thể ngăn cản sự dịch chuyển.

Tại sao phải ký hiệp định hợp tác ?

Các quốc gia khi đàm phán tham gia hiệp định đều phải có lợi ích nào đó, ít nhất là trong suy nghĩ ban đầu của họ. Hợp tác sẽ giúp cho mọi thứ tốt hơn tuân theo quy luật Lợi thế so sánh. Mỗi quốc gia sẽ tập trung vào làm cái mình giỏi nhất nhờ vậy hiệu quả chung sẽ cao hơn.

Hợp tác cũng sẽ hạn chế tối đa các cuộc chiến tranh. Chúng ta để ý rằng trước mỗi cuộc chiến tranh đều là các các cuộc suy thoái kinh tế ở quy mô rộng. Có một giả thuyết cho rằng các cuộc chiến tranh nổ ra đều do các nhà tài phiệt xúi bẩy nhằm tăng tổng cầu của thế giới, giúp kinh tế thế giới phát triển. Dựa vào giả thuyết này vì thế giới vừa qua cuộc khủng hoảng lần 3 nên chiến tranh thế giới thứ ba cũng dự đoán sẽ xảy ra, hoặc cũng có thể đang xảy ra.

Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh bắt nguồn từ:

1. Tranh dành lãnh thổ

2. Cướp bóc tài sản

3. Vì danh dự hoặc tôn giáo

Tranh dành lãnh thổ bản chất cũng để chiếm đất, tài nguyên trong đất, không gian trên bầu trời. Nếu tôi có thể xây nhà máy ở đất của anh, có thể mua tài nguyên với giá rẻ từ anh, người dân của tôi có thể đi lại tự do thậm chí định cư ở nước của anh, máy bay của tôi có thể bay qua bầu trời lãnh thổ của anh thì tôi cần chiến tranh với anh làm gì nữa?

Vì vậy lợi ích không thể không kể đến của các Hiệp định thương mại là khiến cho các nước gắn chặt nhau hơn nhằm tránh các cuộc xung đột không đáng có.

Đó cũng là lý do mà càng tới tương lai thì khả năng xảy ra chiến tranh giữa các nước sẽ càng ít đi. Chủ yếu chỉ còn các cuộc nội chiến để tranh dành quyền lợi của người dân một nước.

Dông dài thêm: Thế tại sao mà Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc vẫn là các nước có số quân chính quy đông nhất ở Châu á? Vì đơn giản là phục vụ mục đích răn đe và nhiều lý do khó nói khác. Bạn hãy tưởng tượng 500.000 quân chính quy của ta nếu giảm đi 50% thì 50% này sẽ bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng vì họ chỉ có kỹ năng chiến đấu mà không có kỹ năng sản xuất nên sẽ ẩn chứa nhiều vấn đề. Ngoài ra nếu bạn làm lãnh đạo một doanh nghiệp mà nhân viên do người khác trả lương thì bạn có giảm số nhân viên đi không? Tất nhiên lý do lớn nhất vẫn là để răn đe giống như bạn treo một cái camera hỏng trước cửa cũng khiến cho ối kẻ trộm không dám hành động.

Nếu như đã có tổ chức thương mại thế giới WTO rồi thì còn cần gì phải có các tổ chức khác nữa?

Các hiệp định khác nhau ở mức độ của mỗi rào cản và quy chế của các thành viên tham gia. WTO chỉ giúp gỡ rào mức X nhưng một vài quốc gia lại muốn tháo tiếp dưới X thì họ sẽ phải đàm phán thêm với nhau. Các nước đều mong muốn có lợi nhất nên đàm phán ở quy mô rộng như WTO là không thể, họ buộc phải đàm phán ở một nhóm các nước.

Ta thấy một vấn đề nổi lên là một nước đồng thời có thể đàm phán gia nhập rất nhiều các hội khác nhau, ví dụ như với Việt Nam trong hình. Điều tất yếu dẫn tới là sự lủng củng trong hợp tác, ví dụ Việt Nam và New Zealand cùng nằm trong nhiều tổ chức khác nhau thì hộp sữa từ New Zealand xuất sang Việt Nam sẽ áp theo hiệp định nào?

hiep dinh hop tac - membership
Nguồn: PECC

 

Ảnh hưởng chung của các hợp tác tới VN là gì?

Nếu doanh nghiệp VN khỏe họ có một thị trường rộng lớn hơn để bán hàng. Nếu DN VN yếu họ sẽ bị mua lại. Không phải ngành sản xuất kinh doanh nào của VN cũng yếu nhưng ta thấy là các doanh nghiệp lớn hầu hết là đều có vốn nhà nước. Các doanh nghiệp này từ trước tới nay sống bằng các ưu đãi của nhà nước. Họ được sử dụng các nguồn lực với giả rẻ và không phải lo cạnh tranh với ai.

Khi một đứa trẻ được bố mẹ chiều chuộng, nó sẽ rất khó có thể cạnh tranh với những đứa trẻ khác. Đó là vấn đề mà các DN VN đang phải đối mặt. Nhưng để họ nhận thức ra rằng tương lai họ sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước khác là rất khó.

Chúng ta đa phần làm cho một DN VN nào đó vì vậy cũng sẽ bị ảnh hưởng khi DN mình làm bị thu hẹp sản xuất hoặc bị mua lại.

Điểm may mắn ở đây là trọng tâm phát triển của kinh tế thế giới nằm ở châu á nên chúng ta cũng được hưởng lợi phần nào.

14/8/2019: Tại sao lại là Trump mà không phải Hillary?

Năm 2017 tất cả chúng ta đều sốc với việc ông Trump đắc cử tổng thống thay vì bà Hillary. Ai cũng thích phong thái hòa nhã của Obama và vì vậy cũng thích Hillary của đảng dân chủ. Hillary được đào tạo về chính trị, có trải nghiệm bên cạnh tổng thống; nói chung thực sự là một nhà chính trị lão làng. Trong khi đó Trump lại là nhà tư bản thứ thiệt mà không phải nhà chính trị bài bản như Hillary.

Với các hành động cua ông Trump trong hơn 2 năm qua thì ta thấy dường như đã có một kế hoạch sắp xếp trước; một con đường đã vạch ra từ 2017, thậm chí từ trước vài năm ngày Trump ra ứng cử tổng thống. Một nhóm người nào đó quyết định việc ai sẽ lên làm tổng thống đã vạch ra con đường này rồi; họ đang chơi ván cờ mà chỉ họ biết; tất cả những người còn lại chỉ là quân cờ. Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra dân chủ nhưng có khi nó cũng giống như Việt Nam mà thôi; tất cả chỉ là hình thức; chẳng qua ai biểu diễn giống thật hơn.

Những hành động của ông Trump tác động trực tiếp lên thị trường chứng khoán Mỹ và kéo theo là thế giới. Và rất khó để ta không nghĩ rằng những hành động của ông có gắn với những nhà tư bản đang lèo lái thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Mỹ có thể phát triển hơn 100 năm qua nhưng có khi nó cũng vận hành giống TTCK Việt Nam.

Thị trường chứng khoán là thước đo của nền kinh tế Mỹ và sau đó là kinh tế thế giới. Chủ động điều chỉnh chu kỳ kinh tế giúp nhà tư bản tích lũy tư bản nhanh hơn. Chẳng phải ông ý đang điều chỉnh sự lên xuống của kinh tế thế giới hay sao. Và ai là người hưởng lợi, ai là người bị thiệt trong cuộc chơi này ?

Comments

comments

6 COMMENTS

  1. Lập luận của anh có chỗ mâu thuẫn như sau: Nếu Trump là do các tài phiệt đưa lên để thao túng thì vì sao Trump lại rút khỏi TPP, vốn là một công cụ Mỹ tạo ra để xây dựng liên minh kinh tế kiềm chế Trung Quốc? Hiện nay Trump đưa Mỹ đi theo chủ nghĩa bảo hộ, nghĩa là Mỹ và các đồng minh đang đứng nhìn chu kỳ tích lũy tư bản Châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc tiếp diễn. Cá nhân em cho rằng hai sự kiện chấn động Trump thắng cử và Brexit xảy ra cùng lúc là do phần lớn các cử tri tại các nước này đã chán ngán và bất mãn với các chính trị gia lão luyện trước đây không làm đủ nhiều để vực họ dậy sau những tổn thất và đau đớn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 gây ra. Sự kiện càng chấn động thì càng chứng tỏ sự quyết tâm thay đổi nền chính trị ở các nước tư bản hàng đầu này. Đây có thể coi là một hậu quả lâu dài của cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu 2008. Nếu điều này là đúng thì cũng có nghĩa, giới tinh hoa chính trị Mỹ đã mất quyền kiểm soát cuộc chơi tích lũy tư bản, và ngày họ bị Trung Quốc cũng như Châu Á thống trị có lẽ không còn xa nữa.

    • Dear em,
      Anh nghĩ rằng Trump hay Hilary hay là ứng viên nào đi chăng nữa thì cũng có một nhóm các nhà tài phiệt đứng đằng sau. Có thể trước nay người ta quan niệm đảng Cộng Hòa đứng về phía người giàu; còn dân chủ đứng về người nghèo nhưng tựu chung thì ai cũng có nhà tài phiệt đứng đằng sau hỗ trợ tài chính.
      Trump rút khỏi TPP anh nghĩ do ông muốn đàm phán lại toàn bộ các hiệp định thương mại để nước Mỹ mà ở đây là các nhà tư bản Mỹ được lợi. Trước đây các tổng thống khác chắc cũng đều muốn làm nhưng không ai quyết liệt được như ông. Trump ép TQ và các nước khác cũng là vì muốn giữ vị thế độc tôn của mình; nhưng thay vì cách mềm mỏng thì với cách thức mạnh mẽ hơn.
      Cách thức làm có thể khác nhau nhưng mục đích chỉ có một đó là giữ Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới; điều đó trùng với mong muốn của các nhà tài phiệt; phải giữ được số 1 thì mới làm chủ được chu kỳ tích lũy; để tiền đổ vào tư bản Mỹ chứ ko phải TQ

  2. Chào anh Dũng,
    Nhờ anh giải thích giúp em đoạn:
    “Quả bóng vỡ khi nào? khi một lượng vốn lớn bị rút ra khỏi thị trường gây ra hiện tượng bán tháo tài sản. Ai là người châm ngòi? có lẽ là các nhà tài phiệt vì chỉ có họ mới có đủ tiềm lực để làm điều đó.”
    Lượng vốn rút ra bằng cách nào và nhà tài phiệt là ai ?
    Em cám ơn anh.

    • Dear em;
      Em có thể tự mình trả lời nếu đọc các entry về chủ đề Thông minh tài chính. Anh chỉ vắn tắt thế này:
      – Nhà tài phiệt là những người có rất nhiều tiền hoặc họ có quyền quyết định rất nhiều tiền.
      – Đầu tiên họ dùng tiền của mình làm gia tăng bên cầu. Cứ có người bán là có người mua ngay dẫn tới bên bán cảm thấy rằng nếu họ giữ thì giá sẽ tăng lên trong tương lai. Ở bên mua, thấy giá tăng lên nhiều người mua với kỳ vọng rằng giá sẽ tăng lên trong tương lai. Nhà tài phiệt tác động vào thời điểm khởi tạo bong bóng và tác động vào từng thời điểm để thúc đẩy quá bóng được thổi lên.
      – Tới thời điểm quả bóng đủ lớn. Nhà tài phiệt bán ra tài sản mà mình đã mua vào trước đó. Họ bán ra toàn bộ trong một thời gian cực ngắn; tới khi những người còn lại trên thị trường phát hiện ra thì quá muộn rồi. Bên nắm giữ lập tức bán tháo, bên mua thì không muốn mua nữa. Giá sẽ giảm rất nhanh về thời điểm quả bóng chưa được thổi.

      Muốn làm được điều này đòi hỏi phải có rất nhiều tiền. Cũng không phải chỉ có một cá nhân mà có thể làm được.
      V.D

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here